Vì một hệ thống ngân hàng lành mạnh

ngocdung317

Verified Banker
Tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng khó khăn phía trước còn nhiều. Chính vì thế, những chia sẻ của các chuyên gia đến từ NHTM Chinatrust, Ủy ban Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc về vấn đề này, cho chúng ta những cái nhìn thực tế hơn, lường trước những vướng mắc sẽ nảy sinh để kịp thời có biện pháp tháo gỡ.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với Ngân hàng thương mại Chinatrust tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Kinh nghiệm sáp nhập các tổ chức tài chính và tái cơ cấu nợ xấu của Đài Loan”. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận và làm rõ nhiều vấn đề, đề xuất nhiều giải pháp cần triển khai trong thời gian tới liên quan tới tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay.
50cddfda41b82_medium.jpg

Hợp nhất, sáp nhập giữa các TCTD và việc xử lý nợ xấu mới chỉ ở bước đầu

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đặng Thanh Bình:
Tái cơ cấu các TCTD là nhiệm vụ trọng tâm
50cde2314bbb7_medium.jpg
Ông Đặng Thanh Bình

Tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015” được Chính phủ phê duyệt và đang triển khai đã thể hiện sự quyết tâm của chúng tôi trong tái cấu trúc hệ thống, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh, điều kiện hoạt động kinh doanh mới.

Tái cơ cấu các TCTD là quá trình phức tạp có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế và xã hội đòi hỏi chúng tôi phải tiến hành một cách căn bản, toàn diện, triệt để và quyết liệt. Lộ trình tái cơ cấu phải thích hợp để đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Đồng thời chúng tôi cũng rất thận trọng để không ảnh hưởng đến lợi ích người gửi tiền, không tạo áp lực đổ vỡ hệ thống và trong vòng kiểm soát của NHNN.

Chính vì vậy, thời gian qua, NHNN đã có những bước đi thận trọng, phù hợp với lộ trình Đề án, bước đầu đã đạt kết quả nhất định: thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện rõ rệt; một số TCTD yếu kém đang được xử lý thông qua việc xây dựng đề án tái cơ cấu phù hợp với từng TCTD. Tuy nhiên, việc triển khai, hợp nhất, sáp nhập giữa các TCTD cũng như việc xử lý nợ xấu mới chỉ ở bước đầu. Đó cũng là những vấn đề hệ thống ngân hàng sẽ gặp không ít khó khăn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống tài chính của các quốc gia.

TS. Shih - Chieh Chang,
Đại học Quốc gia Chengchi:
Xử lý nợ xấu - cần sự vào cuộc của Chính phủ
50cde24a50d49_medium.jpg
TS. Shih - Chieh Chang

Chính phủ Đài Loan tiến hành nhiều biện pháp để xử lý vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên kinh nghiệm của Đài Loan, vấn đề xử lý nợ xấu cần có thời gian không thể triển khai một cách nhanh chóng mặc dù chúng tôi cũng rất kỳ vọng vào cải cách tài chính lần này để hỗ trợ kinh tế đất nước.

Đài Loan cũng chỉ rõ, việc thực hiện gặp khó khăn vì cải cách tài chính có thể giảm lợi nhuận của các ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vì vậy đòi hỏi Chính phủ tham gia một cách tích cực và đưa ra hệ thống pháp luật hoàn thiện hỗ trợ hệ thống tài chính, để đảm bảo khi mà tổ chức tài chính có vấn đề có thể được giải quyết ngay lập tức.

Do đó, năm 2000, Đài Loan đã ban hành một số quy định pháp luật liên quan tới quản lý hệ thống ngân hàng như đạo luật sáp nhập hệ thống tài chính với trọng tâm là sáp nhập tổ chức tài chính có vấn đề để giảm tỷ lệ nợ xấu.

Cũng trong giai đoạn này, chúng tôi ban hành Luật về quản lý, các công ty quản lý tài sản hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. Cụ thể, qua Luật này các ngân hàng có thể bán tài sản cho công ty tài chính để giảm tỷ lệ nợ xấu. Đặc biệt, năm 2001 chúng tôi thành lập Quỹ tái cơ cấu tài chính với nguồn vốn 101 tỷ Đài tệ để giải quyết, cũng như hỗ trợ hệ thống ngân hàng xử lý các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu. Qua đó giúp hệ thống ngân hàng của Đài Loan đẩy nhanh tiến trình giải quyết nợ xấu, giúp các Tổ chức tài chính tiếp cận quy định quốc tế về tài chính. Tôi hy vọng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Đài Loan để xử lý vấn đề tài chính trong hiện tại và tương lai.

TS. Chien Fu Lin
, Đại học Quốc gia Đài Loan:
Sáp nhập để tăng sức mạnh
50cde23ddeeea_medium.jpg
TS. Chien Fu Lin

Tại sao trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính lại cần sáp nhập các ngân hàng? Đó không chỉ là xu hướng mà nhiều nước trên thế giới phải thực hiện. Việc sáp nhập sẽ có tác dụng tốt đối với hệ thống ngân hàng nói chung, và với mỗi ngân hàng gặp vấn đề, đây là cơ hội để họ vượt qua khó khăn và trở nên tốt hơn.

Còn với các ngân hàng đang hoạt động ổn định, việc sáp nhập có thể giúp họ mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp thêm nhiều dịch vụ, tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh… qua đó mang lại lợi nhuận cho cổ đông cũng như mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

Việc sáp nhập có thể diễn ra giữa các ngân hàng cung cấp cùng một mảng dịch vụ; và cũng có thể diễn ra ở một số công ty tài chính với ngân hàng. Trong trường hợp này thường các công ty tài chính phải phát triển sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu các ngân hàng.

Bên cạnh quá trình tái cấu trúc, những cải cách về mặt pháp lý nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, cũng sẽ là cách Việt Nam tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại.

TS. Cheng Mount Cheng
, Chủ tịch Học viện Tài chính Ngân hàng Đài Loan:
Quan tâm đến khó khăn sau sáp nhập
50cde255bacb9_medium.jpg
TS. Cheng Mount Cheng

Tôi xin được chia sẻ ví dụ điển hình về vụ CitiBank Đài Bắc (CitiBank) và Ngân hàng Hoa Kiều (BOOC) sáp nhập với nhau. Năm 2007, tổng tài sản của BOOC rất nhỏ, chỉ 11 tỷ Đài tệ, lợi nhuận hầu như không có. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2007 là 3,2% và đến tháng 11/2007 tăng lên 5,5%. Tuy nhiên, BOOC lại có 7.000 khách hàng vay vốn.

CitiBank thành lập văn phòng tại Đài Bắc từ năm 1964. Nhưng đến thời điểm sáp nhập chỉ có 10 chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao Citibank lại muốn sáp nhập với BOOC?

Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy Citibank muốn tận dụng lợi thế của BOOC để mở rộng hoạt động, ngoài ra lĩnh vực hoạt động ngoại hối của BOOC khá tốt ở Đài Loan. Ngân hàng sau sáp nhập được cải thiện đáng kể. Tính đến tháng 9/2012, Citibank cho biết, tỷ lệ nợ xấu của họ chỉ còn 0,3%. Vì vậy, việc sáp nhập giữa Citibank và BOOC, xét ở góc độ nào cũng là thành công.

Tuy nhiên, sau sáp nhập một số vấn đề khó khăn thường xảy ra và cần giải quyết. Thứ nhất, về mặt nhân sự, trước khi sáp nhập CitiBank có vài trăm nhân viên, còn BOOC có 2.000 nhân viên. chúng tôi đã đề nghị sau sáp nhập, CitiBank vẫn phải ký hợp đồng với các nhân viên của BOOC. Mặc dù cũng có những nhân viên rời bỏ ngân hàng khi thấy công việc không phù hợp. Song cũng phải thấy khi sáp nhập cần tính toán kỹ vấn đề nhân sự.

Thứ hai, về hệ thống quản lý, mỗi ngân hàng ở Đài Loan có mã số riêng, vì vậy, Citibank phải điều chỉnh để chấp nhận những mã số của BOOC. Hệ thống quản lý về tài chính, xử lý báo cáo tài chính của hai ngân hàng khác nhau, nên Citibank phải chấp nhận những mẫu hóa đơn tài chính của BOOC. Thứ ba, hai ngân hàng phải xử lý về phần mềm quản lý để được tập trung vào một ngân hàng.

TS. Shuh Chen
, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Đài Loan:
Bổ sung nguồn lực giúp các ngân hàng giải quyết nợ xấu
50cde26280b07_medium.jpg
TS. Shuh Chen

Do tăng trưởng nóng trong một thời gian khá dài nên Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề nợ xấu tăng. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục giải quyết những khó khăn đó; đặc biệt là quan tâm đến tái cơ cấu nền kinh tế, trong có tái cấu trúc ngân hàng.

Nhìn lại tái cơ cấu tổ chức tài chính năm 2002, Đài Loan cũng phải thiết lập tổ chức cải cách tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong đó có vấn đề xử lý nợ xấu, tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng. Năm 1998, ở Đài Loan xuất hiện nguy cơ nhiều DN đổ vỡ, ảnh hưởng tới các tổ chức tài chính khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Sau đó, Đài Loan đã phải giải quyết những vấn đề liên quan đến nợ xấu, nợ quá hạn.

Từ giữa năm 1999 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống chúng tôi là 5,67%, Đài Loan đã thực hiện “phương pháp quản lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đến hạn”, yêu cầu ngân hàng loại bỏ các khoản nợ xấu; đồng thời hạ 3% thuế thu nhập cho các tổ chức tài chính, hạ tỷ lệ dự trữ tiền gửi, tăng lãi suất của tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng tại NHNN để bổ sung nguồn lực giúp các NHTM giải quyết nợ xấu.

Nền kinh tế Đài Loan bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ quý II/2002, kết cấu tài chính của DN không còn xấu đi, cộng thêm hiệu quả từ phương pháp cải cách tài chính, đến năm 2005, tỷ lệ nợ xấu còn 2,19%.

Nhóm PV
thực hiện
http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-vi-mot-he-thong-ngan-hang-lanh-manh-6033.html








 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,478
Thành viên mới nhất
vnzlvnvn60
Back
Bên trên