"Văn Hóa Đổ Lỗi" Việt Nam

  • Bắt đầu Bắt đầu kyonua
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

kyonua

Verified Banker
[h=1][/h][h=1]"Con dê" tế thần?[/h]
tuanvn.png
Có người suy nghĩ rất đơn giản rằng bạo lực ngày càng nhiều trong đời sống hàng ngày và trong giới trẻ là do trò chơi trực tuyến (TCTT). Họ không muốn tìm nguyên nhân căn cốt của vấn nạn, mà cố tìm ... con dế tế thần?

Xã hội ngày càng chứng kiến bạo lực dưới muôn hình vạn trạng từ chém, bắn, rạch mặt, tạt a-xit, đến hết sức "độc đáo" là rải đinh trên đường...
Một điều rất lạ, khi đứng trước một vấn nạn, nhiều người với thói quen cố hữu ngay lập tức chối phăng trách nhiệm và ngoảnh mặt đi hướng khác để tìm nguyên nhân.
Có người suy nghĩ rất đơn giản rằng bạo lực ngày càng nhiều trong đời sống hàng ngày và trong giới trẻ là do trò chơi trực tuyến (TCTT). Họ không muốn tìm nguyên nhân căn cốt của vấn nạn, mà cố tìm ... con dế tế thần?
Người viết bài không biện minh cho bạo lực dưới dưới bất cứ hình thức nào. Song, nếu quy tình trạng bạo lực ngày càng tăng trong giới trẻ cho TCTT là ấu trĩ.
Xã hội người lớn có vấn đề
Bạo lực tuy là phần bản năng con người có từ thuở sơ khai khi con người phải đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, nhưng môi trường xã hội lành mạnh sẽ dung dưỡng cái tốt, giảm bạo lực và ngược lại. Bạo lực ngày càng tăng trong xã hội có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu do gia đình, đặc biệt môi trường xã hội.
Trong khuôn khổ bài viết ngắn, ta thử lướt qua xem tại sao xã hội hiện tại có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn.
Khi có xung đột hay tranh chấp, dựa vào pháp luật ư? Về lý thuyết là vậy như lẽ thường. Tuy nhiên, trong thực tế luật pháp có đóng được vai trò trọng tài liêm chính hay không đang là một dấu hỏi lớn.
Vấn nạn tham nhũng len lỏi khắp ngõ ngách của đời sống làm trắng, đen lẫn lộn. Không phải vô lý mà tiếng Việt có câu "Quan thấy kiện, như kiến thấy mỡ" hay "Nén bạc đâm toạc tờ giấy". Có rất nhiều ví dụ người dân tự giải quyết với nhau để tránh cửa quan khiến cả hai bên đều ... thua.
Khi mất tài sản, người bị mất tự tìm kể cả bằng cách "thuê" xã hội đen (nếu biết), thay vì trình báo. Vì trình báo chưa chắc mang lại hiệu quả mà thêm phiền hà như từng xảy ra.
20120810163414_TCTT_1344243420.jpg

Có người suy nghĩ rất đơn giản rằng bạo lực ngày càng nhiều là do trò chơi trực tuyến (TCTT). Ảnh minh họa
Không chỉ có đao kiếm
Bạo lực trong xã hội không chỉ là đao kiếm, nó còn thể hiện ở sự ngông cuồng của bạo quyền. Tại sao một thanh niên lái xe cán chết người lại dám ngông nghênh thách thức công chúng: "Có giỏi thì kiện đi. Bố tao là Lý Cường đấy[SUP](1)[/SUP]"?
Tôi tin rằng nhà trường Trung Quốc không dạy học sinh như thế. Nhưng hàng ngày những đứa trẻ này chứng kiến những "tấm gương sáng" của người lớn tại gia đình. Những kẻ này còn nguy hiểm hơn bọn xã hội đen. Lối sống kiểu này còn có ở đâu nữa?
Lịch sử loài người đã nhiều lần nhắc nhở khi quyền lực và tiền bạc không bị kiểm soát, xã hội sẽ bị tha hóa.
Còn gì nữa?
TV khắp cả nước tràn ngập phim Tàu với những pha rùng rợn như hộc máu ra miệng, mắt trợn ngược vì trúng độc, đầu lìa khỏi cổ, máu phun lên trời. Tỉnh nào cũng một đài TV, vì không có nội dung nên họ chiếu phim Tàu để lấp chỗ trống cho già, trẻ xem suốt ngày đêm. Đa số người Việt chắc chắn tiếp xúc TV nhiều hơn tiếp xúc TCTT.
Báo chí chạy theo xu hướng lá cải, nhan nhản những tin cướp, giết, hiếp thậm chí được xếp vào mục "Văn hóa" hay rao bán ồn ào trên phố.
Mới đây, trò trận giả, trò chơi mô phỏng hoạt động của bắt giết chỉ khác là bằng người thật, được ca ngợi đã làm giới trẻ "mê mẩn".
Nhiều gia đình chưa biết đến TCTT là gì, nhưng đã sắm rất nhiều đồ chơi súng đạn, gươm giáo sáng loáng cho con cháu từ khi chúng mới 2,3 tuổi.
Một lần đến thăm 1 gia đình vùng nông thôn hẻo lánh mà ngày xưa sơ tán về ở nhờ, tôi được thấy cảnh ông bố làm ngựa cho con cưỡi, tay cầm gươm, miệng hô: "Quân bay, hãy lấy đầu tên kia!". Còn mẹ thì phủ phục: "Xin bệ hạ tha mạng!". Cháu cười khanh khách còn ông bà vỗ tay tán thưởng.
Tất cả đều hướng đến bạo lực? Chán quá.
Tư chất
Nói một cách không quá rằng người lớn sao thì trẻ con vậy. Tuy nhiên, còn 1 thực tế khác cho thấy, có những điều vượt ngoài mong muốn và tầm kiểm soát của con người.
Khó có 2 đứa trẻ sinh ra trên đời có cùng tính cách. Nhận xét rằng con người khi mới sinh ra đều thiện chỉ là một cách nói quen miệng chưa được chứng minh. Đúng hơn là khi mới sinh ra con người chưa có điều kiện bộc lộ bản thân.
"Cha mẹ sinh con trời sinh tính" nói lên cái gì? Nó có nghĩa 1 con người thiện hay không đã được trời đất "mặc định" cho một tính cách riêng "từ thuở lên ba" rồi. Tính cách đó theo con người trở về với cát bụi và chỉ điều chỉnh theo từng hoàn cảnh. Con người có tính khí nhu hòa sẽ tự tránh xa bạo lực, con người có tính khí hung bạo sẽ tự tìm đến bạo lực. Loại người thứ hai này có vào tù cả trăm lần khi ra họ vẫn không thay đổi.
Người đời có câu: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", do vậy sẽ là quá chủ quan khi nói rằng với ngôi trường người ta có thể giáo dục bất cứ đứa trẻ nào trở nên nhân ái.
Ngày xưa khi chưa có các loại TCTT, đã có bạo lực học đường, đứa khỏe bắt nạt đứa yếu, bắt đứa yếu "cống nạp". Trẻ con trên khắp thế gian muôn thưở vẫn vậy.
Chuyện thanh niên 2 làng vùng hẻo lánh lập phòng tuyến, hỗn chiến bằng gậy gộc, gạch đá, ... ngăn trai làng khác lấy gái làng mình vẫn diễn ra như xưa. Băng đảng Mafia Khánh Trắng khét tiếng bạo lực một thời có từ khi Việt Nam chưa biết cái computer là gì, chứ đừng nói đến Internet.
Xã hội không nên tạo điều kiện cho tính khí hung bạo có thêm phương tiện. Nhưng ta đừng quên rằng "Súng không giết người, chỉ người mới giết người". Việc cần làm là ngăn chặn điều dẫn đến hành động giết người chứ không phải thấy kẻ dùng dao giết người là vội cấm dao.
Thực tế cuộc sống cho thấy trước một ý tưởng mới (hoặc một học thuyết), chọn hay không chọn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ văn minh, mục đích, v.v ... Tương tự, chọn trò chơi phi bạo lực hay bạo lực tùy thuộc khá nhiều vào tư chất.
Hãy biến TCTT thành công cụ học tập
Như vậy, bạo lực hay phi bạo lực phụ thuộc phần nhiều vào tính cách, môi trường gia đình và đặc biệt môi trường xã hội.
Tại sao các nhà quản lý không nghĩ ra phương cách sử dụng TCTT để lôi kéo thế hệ trẻ hướng đến những điều tốt, biến nó thành phương tiện giáo dục, ... mà chỉ nghĩ cách ngăn cấm?
Theo những người trong lĩnh vực TCTT, trò chơi được viết với mục đích giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết bất kể khoảng cách địa lý, rèn luyện óc phán đoán, phân tích, xử lý tình huống, rèn phản xạ, kỹ năng, ...
Mặc dù vậy, những khảo sát về tác động của TCTT cho thấy mối liên hệ tiêu cực tạm thời giữa TCTT bạo lực và biểu hiện bạo lực, tính hiếu thắng. Ở mức lạm dụng, TCTT dù nội dung tốt hay xấu đều ảnh hưởng xấu đến học tập và sức khỏe. Ngồi trước màn hình suốt đêm đến mức "nghiện" không những hủy hoại sức khỏe mà phá hoại học tập.
[TABLE="align: left"]
[TR]
[TD] Trò chơi không bao giờ quyết định được hành vi xã hội. Cấm TCTT để giảm bạo lực xã hội chẳng khác gì chữa ung thư bằng cách ... thoa dầu gió.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
TCTT thiên về bạo lực cần hạn chế. Tuy nhiên, so với truyện, phim chiến tranh ta vẫn đọc và xem, TCTT khác chủ yếu ở sự hấp dẫn của nó nhờ hiệu ứng âm thanh và hình ảnh. Vì những tác động tiêu cực của TCTT, cha mẹ học sinh nói chung trên thế giới có cái nhìn không thiện cảm với nó.
Không xã hội nào khuyến khích bạo lực và lối sống đồi trụy. Phim ảnh ở những nước văn minh đều được phân loại, với độ tuổi nào đó mới được xem hoặc thuê băng đĩa. Ngay tại nguyên quán của Internet, người ta có những phiên bản dành riêng cho gia đình (Home Internet, Spector Pro, v.v...) giúp ngăn trẻ con tiếp cận các website độc hại.
Nhưng tại Việt Nam, ngay giờ này đây, các trang khiêu dâm đều có thể tiếp cận một cách rất thoải mái. Rất tiếc, cái cần ngăn chặn thì không ngăn chặn!
Muốn xã hội bớt bạo lực, trước hết người lớn hãy làm gương và bớt bạo lực dưới mọi hình thức.
Trò chơi không bao giờ quyết định được hành vi xã hội. Cấm TCTT để giảm bạo lực xã hội chẳng khác gì chữa ung thư bằng cách ... thoa dầu gió.
[SUP]-------------[/SUP]
[SUP](1)[/SUP] Phó Cục trưởng Cục Công an khu bắc thành phố Bảo Định, Hà Bắc (Trung Quốc)
Nguyễn Phương
(Theo TuanVietNam)
 
Back
Bên trên