[Useful] Quy tắc cơ bản 6C trong Tín dụng

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cocghe266

Administrator
Quy tắc cơ bản 6C trong tín dụng, đó là gì ?
(Note: Phân biệt với nguyên tắc 6C trong PR và Marketing)

Quy tắc 6C trong tín dụng bao gồm:

  • Character
  • Capacity
  • Cashflow
  • Collateral
  • Conditions
  • Control
1. Character - TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI

• Quan hệ vay trả đã qua
• Kinh nghiệm của các Ngân hàng khác đối với khách hàng này
• Mục đích khoản vay
• Khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp
• Phân loại tín dụng, mức độ tín chấp của khoản vay
• Có người bảo lãnh cho khoản vay hay không

2. Capacity - NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

• Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và của người bảo lãnh
• Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn
• Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng chính, người cung cấp chính của doanh nghiệp

3. Capital - CẤU TRÚC VỐN

• Thu nhập đã qua, tình hình phân chia cổ tức, doanh thu bán hàng
• Cashflow hiện tại và dự kiến
• Tính thanh khoản của tài sản lưu động
• Vòng quay nợ phải thu, phải trả và tồn kho
• Cơ cấu nguồn vốn, tình trạng vay nợ
• Kiểm soát chi phí
• Các tỷ lệ về khả năng trả lãi
• Khả năng và chất lượng quản lý
• Những thay đổi gần đây trong phương pháp hạch toán kế toán

4. Collateral - TÀI SẢN ĐẢM BẢO

• Có các tài sản gì?
• Khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản
• Giá trị tài sản
• Mức độ chuyên biệt của tài sản
• Tình trạng đã bị cầm cố, thế chấp của tài sản, các hạn chế khác
• Tình trạng bảo hiểm
• Đã được dùng để bảo lãnh cho người khác
• Vị thế của Ngân hàng đối với việc đòi cầm cố/thế chấp đối với tài sản
• Nhu cầu vay vốn trong tương lai

5. Conditions - ĐIỀU KIỆN

• Địa vị cạnh tranh hiện tại của khách hàng trong ngành công nghiệp và thị phần dự kiến
• Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành
• Tình hình cạnh tranh của sản phẩm
• Mức độ nhạy cảm của khách hàng đổi với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ
• Điều kiện/tình trạng thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường mà khách hàng đang hoạt động
• Ảnh hưởng của lạm phát đối với bảng cân đối kế toán và với CF của khách hàng
• Tương lai của ngành
• Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.

6. Control - KIỂM SOÁT (Hoặc Coverage: Bảo hiểm trong 1 số tài liệu khác)

• Các luật, qui định, qui chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét
• Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát
• Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên
• Mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, qui định của Ngân hàng
• Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay

------------------------------------------------------------------------------
Có 1 số câu hỏi hay gặp nói về 6C khi thi tuyển vào ngân hàng là:

(1) Yếu tố nào là kém quan trọng nhất trong 6C ?

Trả lời: Đó là yếu tố Collateral - TS đảm bảo. Vì trong một số trường hợp, khách hàng có thể vay tiền tại NH mà không cần đảm bảo. Mà chỉ cần uy tín, do khách hàng đã là khách hàng thân thiết với ngân hàng; hoặc khách hàng là 1 cơ quan nhà nước có sự đảm bảo từ chính phủ.

(2) Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất khi phân tích 6C ?

Trả lời: Đó là yếu tố Capacity - Năng lực tài chính (Hay dòng tiền, thu nhập của khách hàng). Đây là yếu tố then chốt để khách hàng có thể trả nợ được hay không đối với 1 khoản vay. Trong thực tế, NVTD sẽ xem xét kỹ chữ C này và phương án, mục đích vay vốn.

Với 2 câu trả lời cho 2 câu hỏi trên đó là 1 phương án các bạn có thể tham khảo.
Việc lựa chọn yếu tố nào quan trọng hay kém quan trongj nhất phụ thuộc vào khẩu vị Ngân hàng và khẩu vị riêng của CV QHKH, tùy vào cách giải thích và trình bày của ứng viên sao cho phù hợp

(Sưu tầm)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bóc tem bạn cocghe nè :D Tài liệu hay nhé... Ngủ muộn kìa :P Ngủ sớm đi cho đẹp za nhá ;))
 
rất cảm ơn bạn cocghe đã chia sẻ nhiều tài liệu hay đến với bon mình mà không phải dùng đến tín dụng :P
 
Nếu học Quản trị tín dụng NHTM cũng cụ thể ntn nhưng k chia ra cụ thể 6C thế này :D
 
Quy tắc 5C trong Tín dụng

Post để các bạn so sánh với Quy tắc 6C trên

5 C trong tín dụng: Năng lực, Vốn, Thế chấp, Uy tín và các Điều kiện khác

Khi bạn vay vốn Ngân hàng, Ngân hàng phải thẩm định đơn xin vay. Để làmviệc này, nhiều Ngân hàng sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá 5 C tín dụng đó là: Năng lực (Capacity), Vốn (Capital), Thế chấp (Collateral), Uy tín (Character) và các điều kiện khác (Conditions)

Uy tín (Character) là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín, cho nên Ngân hàng sẽ quyết định một cách chủ quan liệu bạn có khả năng trả khoản vay này hay không. Ngân hàng sẽ kiểm tra những khoản nợ của bạn trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của bạn. Các vấn đề khác liên quan đến cá nhân bạn và trình độ, kinh nghiệm của nhân viên cũng sẽ được xem xét

Năng lực (Capacity) nói đến khả năng công ty có tiền để thanh toán các khoản vay hay không. Vì đây là nguồn cơ bản để bạn trả các khoản vay, Ngân hàng muốn biết chính xác kế hoạch trả nợ của bạn trong tương lai. Ngân hàng sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả, và khả năng chi trả thành công khoản vay

Vốn (Capital) là tiền của cá nhân đã đầu tư vào công ty và chí tiêu này cho biết bạn sẽ thua lỗ bao nhiêu khi công ty phá sản. Ngân hàng muốn bạn thế chấp tài sản riêng và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi hỏi vay vốn Ngân hàng.
Ngân hàng xem xét chỉ số nợ của công ty để hiểu được tổng nợ trên tổng đầu tư của công ty

Thế chấp (Collateral) hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác bạn có thể đảm bảo với Ngân hàng. Nếu lượng tiền của công ty không đủ trả nợ, Ngân hàng vẫn đ ược đảm bảo bằng nguồn thanh toán khác. Nếu công ty không trả được nợ, Ngân hàng sẽ thu hồi và thanh lý máy móc thiết bị, nhà xưởng, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận những mục được coi là khoản thế chấp. Chủ doanh nghiệp có thể được yêu cầu thế chấp thêm tài sản cá nhân (như nhà, trái phiếu, cổ phiếu) cùng với tài sản của công ty để vay vốn.Trong một số trường hợp Ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán khoản vay nêu công ty (bên được bảo lãnh) không thể trả nợ.

Điều kiện khác (Conditions) liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốc gia. Doanh số của công ty ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế? Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số của công ty có giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng (ví dụ, giống như một chuỗi cửa hàng buôn bán tạp phẩm). Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn.

(ST)
 
Back
Bên trên