Tương lai Việt Nam dưới góc nhìn của Chủ tịch Ernst&Young?

  • Bắt đầu Bắt đầu nhok_ljly
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

nhok_ljly

Nhân viên bị sa thải
Ernst&Young nhận định Việt Nam là một trong bốn thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất tại Châu Á, có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế, cạnh tranh với các nước trong khu vực và Trung Quốc.


Ngày 24/09/2012 Ông James S. Turley – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc toàn cầu của Ernst&Young đã có những chia sẻ với báo giới về nhận định của ông và Ernst&Young về kinh tế toàn cầu, sự dịch chuyển dòng vốn và tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam.Theo Ông James S. Turley – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc toàn cầu của Ernst&Young – Công ty Kiểm toán thuộc nhóm Big 4, kể từ sau cải cách kinh tế, Việt Nam đã tăng trưởng GDP rất ấn tượng, song nửa đầu năm 2012, tăng trưởng GDP chỉ trên 4%.
Việt Nam đang gặp những áp lực để giải quyết vấn đề thâm hụt tài khóa và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái an toàn. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để có thể khai thác.
Một, Việt Nam có dân số trẻ với hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi. Và với dân số trẻ được giáo dục tốt và những nhân tài có tiềm năng thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới, Việt Nam có lợi thế phát triển kinh tế tốt.
Hai, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong việc tham gia vào thị trường thế giới , bắt đầu tư việc gia nhập WTO từ năm 2007 và vẫn đang tiếp tục gia tăng cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, và đang được nhìn nhận như một xưởng sản xuất cạnh tranh với Trung Quốc.
Cuối cùng, Việt Nam giàu có bởi đội ngũ những doanh nhân tài năng và năng động là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Chủ tịch Ernst&Young cho biết ông và Ernst&Young lạc quan về sự tăng trưởng của Việt Nam. Bằng chứng sau 20 năm phát triển tại Việt Nam từ 37 khách hàng vào năm 1992 đến nay hơn 1.000 khách hàng, Ernst&Young đã tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông James chi sẻ: với xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung vào doanh nghiệp quốc doanh – doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo sang mô hình nguồn lực phân bổ cân bằng hơn giữa khu vực dân doanh và quốc doanh. Ông rất kỳ vọng vào tái cấu trúc DNNN của Chính phủ.
Khối doanh nghiệp FDI và dân doanh là khu vực giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm. Đồng thời khu vực FDI cũng giúp cho các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế/toàn cầu sâu hơn. Vì vậy, Chính phủ nên có những động thái nhằm tạo ra môi trường để các doanh nghiệp khối khu vực được cạnh tranh công bằng hơn.
Theo kết quả của cuộc khảo sát, có 5 điểm mà các Doanh nghiệp cần Chính phủ các nước hỗ trợ, bao gồm:
Một, thiết yếu phải tạo ra một văn hóa hỗ trợ tinh thần doanh nhân. Cách tốt nhất để xây dựng và phát triển văn hóa này là Chính phủ cần đưa các chính sách hỗ trợ doanh nhân các chiến lược tạo công ăn việc làm cho xã hội.
Hai, cần tăng cường xây dựng hệ thống đào tạo và cung cấp các khóa đào tạo nhất định dành cho doanh nhân.
Ba, cần có những thước đo để đảm bảo là doanh nhân được tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn. Đây là thách thức lớn đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuối cùng, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ, các cơ sở, các trường đại học, và các chương trình đào tạo kinh doanh để khai thác được tiềm năng và mở rộng các hoạt động kinh doanh khởi nghiệp. Doanh nhân Việt Nam cũng cần những sự hỗ trợ này để phát triển và phát huy tốt vai trò thúc đẩy nền kinh tế.
Q. Nguyễn

Theo TTVN
 
Back
Bên trên