Tôi đã từng có dịp tiếp xúc với chị trong một lớp học kỹ năng mềm cách đây khoảng 9 năm về trước. Lúc ấy, trong tôi chị là một cô gái đầy mạnh mẽ, tôi cảm nhận được nét “hoang dại” và “mặc kệ” đời của chị qua cách chị làm và qua những lời chị nói.
Vài năm sau đó, tôi nghe những người bạn của tôi kể về một hành trình đầy thử thách chị đã thực sự dấn thân vào. Và giờ đây, sau thời gian dài trôi qua, tôi nghe mọi người truyền tai nhau về một niềm tự hào mang tên Như Tôn cùng những gì chị đã tạo dựng được tại New York. Sáu năm cho một chặng đường, một giấc mơ giờ đã thành hiện thực tại vùng đất đầy cạnh tranh như New York.
Không cho phép bản thân bỏ cuộc trước bất kì khó khăn nào
Những năm tháng học tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM với ngành thương mại và du lịch, chị luôn khao khát được ra ngoài thế giới. Chị muốn đi du học nhưng không đủ tiền nên đành tìm các cơ hội khác với hy vọng may mắn sẽ mỉm cười cho một người trẻ thích khám phá. Đến tận năm cuối đại học (năm 2012), Như mới biết đến chương trình thực tập ở Mỹ, chị đã nộp đơn và vượt qua các vòng phỏng vấn để có cơ hội thực tập tại Crowne Plaza. Như đã vay một khoản tiền lớn để mua vé máy bay và trang trải chi phí chương trình cho mấy tháng đầu tại Mỹ.
Tuy nhiên, dù Mỹ đã trao cho chị tấm vé thông hành nhưng niềm vui vẫn chưa thực sự trọn vẹn vì khi qua tới nửa vòng bên kia trái đất, Như bị vỡ mộng ở chính nơi mình thực tập - Baton Rouge - một vùng quê hẻo lánh của Mỹ. Với số tiền ít ỏi dành dụm được trong thời gian thực tập, Như bắt đầu đi xuyên Mỹ để khám phá thế giới, tìm kiếm cơ hội được ở lại Mỹ tiếp tục thử thách và chinh phục từng ngọn núi mà bản thân đã đặt ra.
Tiếng Anh bập bẹ chữ có chữ không khiến người đối diện không hiểu, bản thân lại không có nhiều tiền, mối quan hệ càng không là những thử thách chị đã phải đối mặt. Vì không còn tiền, đi xin việc ở đâu cũng từ chối, Như chấp nhận ở trong căn phòng nhỏ chưa đầy 1.5m khá bẩn, khó chịu, nhiều đêm liền bị hành hạ bởi những vết cắn của rệp. Với mức lương ít ỏi khoảng 35 USD một ngày không đủ để Như trụ được ở New York vốn dĩ đắt đỏ bậc nhất nước Mỹ.
"Tiền đi vay mượn, việc làm lúc có lúc không, lại còn phải đi học, nợ chất chồng nợ, cuộc sống bấp bênh khiến mình rơi vào trầm cảm nặng. Nhiều lần tự hỏi bản thân làm gì ở đây, cuộc sống sắp tới sẽ ra sao? Càng nghĩ càng cùng quẫn mà muốn tự tử", chị chia sẻ.
Gia đình chị từng rất giàu nhưng sau đó vỡ nợ vì cà phê rớt giá, mẹ chị khi đó đã hơn 40 tuổi làm đủ nghề từ bán vé số đến bán bánh xèo vỉa hè, ba chị phải chạy xe ba gác để gồng gánh tài chính cho cả nhà. từ giàu đến cảnh không có cơm ăn, mẹ chị chưa bao giờ bỏ cuộc thì không cớ gì đang có sức trẻ và nhiều hoài bão, chị có thể dễ dàng bị hoàn cảnh đánh gục.
Rồi chị bắt tay vào hành động, việc đầu tiên chị tìm đến cộng đồng người Việt tại New York để hỏi thông tin về cách thức ở cũn như xây dựng sự nghiệp tại đây. Có được công việc lương tuy không cao nhưng khiến cuộc sống vào guồng, cứ sáng 6 giờ dậy đi học tiếng Anh, sau đó đi làm mãi tới 2 giờ sáng hôm sau mới về tới nhà, những hôm tàu có vấn đề thì về đến nhà đã là 3-4 giờ sáng. Ngủ được vài tiếng, Như cũng phải dậy để tiếp tục hành trình mưu sinh.
Những ngày được nghỉ, Như tranh thủ gặp gỡ. Cuộc đời chị chỉ thay đổi khi chị gặp cô A.T Nguyen và chú Robert P Pollock. Chú từng là CEO của Assurant - một trong 500 công ty có doanh thu lớn nhất Mỹ theo Fortune. Cô chú rất hay làm từ thiện và giúp đỡ người khác, giúp đỡ những bạn trẻ, định hướng nghề nghiệp, phát triển kiến thức và kỹ năng. Sau này (khoảng 3 năm trước) chị được cô chú giới thiệu cho chú Chip Charles Seelig, làm vị trí Managing Director cho Goldman Sachs trong vòng 17 năm. Chú Chip hiện đang là chủ của The Seelig Group. Công ty chú sản xuất rất nhiều phim nổi tiếng như The Shape of Water, Three Billoards Outside Ebbing, Missouri, Gone girl, Xmen...
Khi còn trẻ, chưa biết nhiều về bản thân và cũng chưa chắc mình muốn gì thì chúng ta luôn cần người đi trước dẫn dắt, hướng dẫn mình. Như đã chiêm nghiệm được điều này qua các giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời mình tại Mỹ.
Giấc mơ nhà hàng Việt tại Mỹ thành hiện thực sau 6 năm
Chị đi xuyên Mỹ qua rất nhiều bang để tìm hiểu về văn hóa và con người nơi đó. Qua các chuyến đi, chị phát hiện ra dù đồ ăn Việt vừa ngon, vừa đẹp, vừa bổ dưỡng vậy mà không được phổ biến bằng các món của Nhật, Hàn. Giá một tô phở chỉ có mấy đồng trong khi đồ của các nước khác giá cao ngất ngưởng. Chị nung nấu ý định mở nhà hàng và chuẩn bị trong 4 năm.
Khi cảm thấy bản thân tích lũy đủ cùng sự may mắn có được một người bạn đời, người đồng hành đáng tin cậy, chị đã chính thức bắt tay vào khởi nghiệp vào tháng 11 năm 2017. Hai vợ chồng chị đã mua lại một nhà hàng Việt vắng khách tại quận Bronx để xây dựng lại từ đầu. Chị chia sẻ, để khởi nghiệp ở Mỹ, thức đầu tiên mình cần là biết rõ luật pháp và cần người cố vấn về luật pháp. Chị kinh qua hai vụ kiện lớn nhỏ.
Đối với Như, đồ ăn ngon là ngôn ngữ kết nối và không phân biệt quốc gia. Niềm đam mê ăn uống bất tận đã giúp chị tạo được những món ăn thuần Việt đậm chất để lại nhiều dấu ấn cho khách hàng. 95% menu phục vụ món truyền thống, 5% còn lại để thử những ý tưởng sáng tạo. "Ai cũng biết đến phở và bánh mì nhưng tại nhà hàng mình, có nhiều ngày bán bún bò Huế và cơm tấm còn nhiều hơn phở. Khách nước ngoài nhiều người rất thích bún bò Huế, thịt kho tộ và bún mắm. Có người thích ăn cả mắm nêm và mắm ruốc. Mình không nghĩ nhiều nhà hàng lại làm được chuyện này. họ thường đổi công thức để cho phù hợp với khẩu vị người bên này".
Chị hiểu cơ hội và thách thức luôn đi cùng nhau và may mắn chỉ mỉm cười với người biết chuẩn bị, rèn luyện bản thân mỗi ngày. Từ lúc có ý định mở nhà hàng đến khi nó thành hiện thực, chị mất gần 5 năm, Trải qua nhiều công việc, tìm hiểu thật kĩ về lĩnh vực chị làm cùng một chút may mắn đã giúp chị tạo dựng được nhà hàng Việt mang tên Cơm Tấm Ninh Kiều lọt vào top 5 nhà hàng Việt tốt nhất thành phố New York theo Michelin Guide và top 1 Vietnamese restaurant theo Eater New York bình chọn.
Bốn năm chuẩn bị cho việc mở nhà hàng, chĩ nghĩ rằng không có con đường tắt nào dẫn tới thành công. Nhờ chị làm tất cả các vị trí trong nhà hàng mà đến bây giờ kiến thức, kinh nghiệm đã giúp chị rất nhiều trong việc quản lý nhà hàng, quản lý nhân viên và tương tác với khách hàng. Chị hiểu từng vị trí với từng cái khó của người nhân viên ra sao để động viên hay cần chỉnh sửa. Chị 29 tuổi nhưng quản lý đội ngũ có nhiều người trên 50, 60 tuổi rất cần kiến thức, kỹ năng thì mới thuyết phục được.
Đối với Như, việc dành 6 năm trời thử nhiều thứ để xem bản thân muốn cái gì là điều đáng để làm. Khi đã biết bản thân thực sự muốn gì thì mình xây dựng mục tiêu riêng. Như tâm niệm, một khi đã làm thì phải làm hết sức cho đến đích, không bỏ cuộc, còn đã cố gắng hết sức rồi mà kết quả không được như ý muốn thì cũng tự hài lòng với bản thân. Như và chồng đang tiếp tục chinh phục nhiều thử thách lớn hơn, mà gần đây nhất là sự chuẩn bị cho một nhà hàng thứ hai sẽ được mở ra.
Vài năm sau đó, tôi nghe những người bạn của tôi kể về một hành trình đầy thử thách chị đã thực sự dấn thân vào. Và giờ đây, sau thời gian dài trôi qua, tôi nghe mọi người truyền tai nhau về một niềm tự hào mang tên Như Tôn cùng những gì chị đã tạo dựng được tại New York. Sáu năm cho một chặng đường, một giấc mơ giờ đã thành hiện thực tại vùng đất đầy cạnh tranh như New York.
Không cho phép bản thân bỏ cuộc trước bất kì khó khăn nào
Những năm tháng học tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM với ngành thương mại và du lịch, chị luôn khao khát được ra ngoài thế giới. Chị muốn đi du học nhưng không đủ tiền nên đành tìm các cơ hội khác với hy vọng may mắn sẽ mỉm cười cho một người trẻ thích khám phá. Đến tận năm cuối đại học (năm 2012), Như mới biết đến chương trình thực tập ở Mỹ, chị đã nộp đơn và vượt qua các vòng phỏng vấn để có cơ hội thực tập tại Crowne Plaza. Như đã vay một khoản tiền lớn để mua vé máy bay và trang trải chi phí chương trình cho mấy tháng đầu tại Mỹ.
Tuy nhiên, dù Mỹ đã trao cho chị tấm vé thông hành nhưng niềm vui vẫn chưa thực sự trọn vẹn vì khi qua tới nửa vòng bên kia trái đất, Như bị vỡ mộng ở chính nơi mình thực tập - Baton Rouge - một vùng quê hẻo lánh của Mỹ. Với số tiền ít ỏi dành dụm được trong thời gian thực tập, Như bắt đầu đi xuyên Mỹ để khám phá thế giới, tìm kiếm cơ hội được ở lại Mỹ tiếp tục thử thách và chinh phục từng ngọn núi mà bản thân đã đặt ra.
Tiếng Anh bập bẹ chữ có chữ không khiến người đối diện không hiểu, bản thân lại không có nhiều tiền, mối quan hệ càng không là những thử thách chị đã phải đối mặt. Vì không còn tiền, đi xin việc ở đâu cũng từ chối, Như chấp nhận ở trong căn phòng nhỏ chưa đầy 1.5m khá bẩn, khó chịu, nhiều đêm liền bị hành hạ bởi những vết cắn của rệp. Với mức lương ít ỏi khoảng 35 USD một ngày không đủ để Như trụ được ở New York vốn dĩ đắt đỏ bậc nhất nước Mỹ.
"Tiền đi vay mượn, việc làm lúc có lúc không, lại còn phải đi học, nợ chất chồng nợ, cuộc sống bấp bênh khiến mình rơi vào trầm cảm nặng. Nhiều lần tự hỏi bản thân làm gì ở đây, cuộc sống sắp tới sẽ ra sao? Càng nghĩ càng cùng quẫn mà muốn tự tử", chị chia sẻ.
Gia đình chị từng rất giàu nhưng sau đó vỡ nợ vì cà phê rớt giá, mẹ chị khi đó đã hơn 40 tuổi làm đủ nghề từ bán vé số đến bán bánh xèo vỉa hè, ba chị phải chạy xe ba gác để gồng gánh tài chính cho cả nhà. từ giàu đến cảnh không có cơm ăn, mẹ chị chưa bao giờ bỏ cuộc thì không cớ gì đang có sức trẻ và nhiều hoài bão, chị có thể dễ dàng bị hoàn cảnh đánh gục.
Rồi chị bắt tay vào hành động, việc đầu tiên chị tìm đến cộng đồng người Việt tại New York để hỏi thông tin về cách thức ở cũn như xây dựng sự nghiệp tại đây. Có được công việc lương tuy không cao nhưng khiến cuộc sống vào guồng, cứ sáng 6 giờ dậy đi học tiếng Anh, sau đó đi làm mãi tới 2 giờ sáng hôm sau mới về tới nhà, những hôm tàu có vấn đề thì về đến nhà đã là 3-4 giờ sáng. Ngủ được vài tiếng, Như cũng phải dậy để tiếp tục hành trình mưu sinh.
Những ngày được nghỉ, Như tranh thủ gặp gỡ. Cuộc đời chị chỉ thay đổi khi chị gặp cô A.T Nguyen và chú Robert P Pollock. Chú từng là CEO của Assurant - một trong 500 công ty có doanh thu lớn nhất Mỹ theo Fortune. Cô chú rất hay làm từ thiện và giúp đỡ người khác, giúp đỡ những bạn trẻ, định hướng nghề nghiệp, phát triển kiến thức và kỹ năng. Sau này (khoảng 3 năm trước) chị được cô chú giới thiệu cho chú Chip Charles Seelig, làm vị trí Managing Director cho Goldman Sachs trong vòng 17 năm. Chú Chip hiện đang là chủ của The Seelig Group. Công ty chú sản xuất rất nhiều phim nổi tiếng như The Shape of Water, Three Billoards Outside Ebbing, Missouri, Gone girl, Xmen...
Khi còn trẻ, chưa biết nhiều về bản thân và cũng chưa chắc mình muốn gì thì chúng ta luôn cần người đi trước dẫn dắt, hướng dẫn mình. Như đã chiêm nghiệm được điều này qua các giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời mình tại Mỹ.
Giấc mơ nhà hàng Việt tại Mỹ thành hiện thực sau 6 năm
Chị đi xuyên Mỹ qua rất nhiều bang để tìm hiểu về văn hóa và con người nơi đó. Qua các chuyến đi, chị phát hiện ra dù đồ ăn Việt vừa ngon, vừa đẹp, vừa bổ dưỡng vậy mà không được phổ biến bằng các món của Nhật, Hàn. Giá một tô phở chỉ có mấy đồng trong khi đồ của các nước khác giá cao ngất ngưởng. Chị nung nấu ý định mở nhà hàng và chuẩn bị trong 4 năm.
Khi cảm thấy bản thân tích lũy đủ cùng sự may mắn có được một người bạn đời, người đồng hành đáng tin cậy, chị đã chính thức bắt tay vào khởi nghiệp vào tháng 11 năm 2017. Hai vợ chồng chị đã mua lại một nhà hàng Việt vắng khách tại quận Bronx để xây dựng lại từ đầu. Chị chia sẻ, để khởi nghiệp ở Mỹ, thức đầu tiên mình cần là biết rõ luật pháp và cần người cố vấn về luật pháp. Chị kinh qua hai vụ kiện lớn nhỏ.
Đối với Như, đồ ăn ngon là ngôn ngữ kết nối và không phân biệt quốc gia. Niềm đam mê ăn uống bất tận đã giúp chị tạo được những món ăn thuần Việt đậm chất để lại nhiều dấu ấn cho khách hàng. 95% menu phục vụ món truyền thống, 5% còn lại để thử những ý tưởng sáng tạo. "Ai cũng biết đến phở và bánh mì nhưng tại nhà hàng mình, có nhiều ngày bán bún bò Huế và cơm tấm còn nhiều hơn phở. Khách nước ngoài nhiều người rất thích bún bò Huế, thịt kho tộ và bún mắm. Có người thích ăn cả mắm nêm và mắm ruốc. Mình không nghĩ nhiều nhà hàng lại làm được chuyện này. họ thường đổi công thức để cho phù hợp với khẩu vị người bên này".
Chị hiểu cơ hội và thách thức luôn đi cùng nhau và may mắn chỉ mỉm cười với người biết chuẩn bị, rèn luyện bản thân mỗi ngày. Từ lúc có ý định mở nhà hàng đến khi nó thành hiện thực, chị mất gần 5 năm, Trải qua nhiều công việc, tìm hiểu thật kĩ về lĩnh vực chị làm cùng một chút may mắn đã giúp chị tạo dựng được nhà hàng Việt mang tên Cơm Tấm Ninh Kiều lọt vào top 5 nhà hàng Việt tốt nhất thành phố New York theo Michelin Guide và top 1 Vietnamese restaurant theo Eater New York bình chọn.
Bốn năm chuẩn bị cho việc mở nhà hàng, chĩ nghĩ rằng không có con đường tắt nào dẫn tới thành công. Nhờ chị làm tất cả các vị trí trong nhà hàng mà đến bây giờ kiến thức, kinh nghiệm đã giúp chị rất nhiều trong việc quản lý nhà hàng, quản lý nhân viên và tương tác với khách hàng. Chị hiểu từng vị trí với từng cái khó của người nhân viên ra sao để động viên hay cần chỉnh sửa. Chị 29 tuổi nhưng quản lý đội ngũ có nhiều người trên 50, 60 tuổi rất cần kiến thức, kỹ năng thì mới thuyết phục được.
Đối với Như, việc dành 6 năm trời thử nhiều thứ để xem bản thân muốn cái gì là điều đáng để làm. Khi đã biết bản thân thực sự muốn gì thì mình xây dựng mục tiêu riêng. Như tâm niệm, một khi đã làm thì phải làm hết sức cho đến đích, không bỏ cuộc, còn đã cố gắng hết sức rồi mà kết quả không được như ý muốn thì cũng tự hài lòng với bản thân. Như và chồng đang tiếp tục chinh phục nhiều thử thách lớn hơn, mà gần đây nhất là sự chuẩn bị cho một nhà hàng thứ hai sẽ được mở ra.
Hạnh Nguyễn
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc