truongcong89
Thành viên tích cực
Bạn có từng nghe câu chuyện rằng có một vị giáo sư đại học trẻ tuổi, học vấn rất cao, rất rộng với rất nhiều bằng cấp đang đi du lịch trên một du thuyền. Trên du thuyền đó có một người thủy thủ già thất học. Thỉnh thoảng, người thủy thủ vào phòng ông giáo sư đại học để lắng nghe những câu chuyện học thức đầy ý nghĩa. Người thủy thủ già rất lấy làm kính phục. Một hôm, đang lúc người thủy thủ ra khỏi phòng, vị giáo sư hỏi ông ta: “Này bác, bác đã học địa chất học chưa?” “Dạ thưa ngài, địa chất học là gì?” – “Là khoa nghiên cứu về quả đất” – “Dạ không, thưa ngài! Tôi không được đến bất cứ trường nào, bất cứ trường đại học nào, tôi không được học hành gì cả” – “Bác ơi, như vậy là bác đã uổng phí đi 1/4 cuộc đời của bác rồi”. Ông già ấy buồn lắm, vị giáo sư đại học đã nói thế thì chắc chắn mình đã uổng phí đi 1/4 cuộc đời mình rồi.
Ngày kế tiếp, sau một cuộc nói chuyện đầy kiến thức uyên thâm, đang lúc ông già đi ra, vị giáo sư lại hỏi ông ta: “Này bác, bác đã học về hải dương học chưa?” – ” Thưa ngài, hải dương học là gì?” – “Là khoa nghiên cứu về biển cả, về đại dương này” – “Dạ không thưa ngài, như tôi đã nói với ông, tôi không được học hành gì cả” – “Bác ạ, bác đã uổng phí đi một nửa cuộc đời của bác rồi!”. Ông già rất lấy làm buồn, ta đã uổng phí đi một nửa cuộc đời của ta rồi!.
Ngày thứ 3, vị giáo sư lại hỏi ông ta: “Này bác, thế bác đã học về khí tượng học chưa?” – “Khí tượng học là gì ạ?” – “Là khoa về khí hậu, về mưa và gió” – “Dạ không thưa ngài, như tôi đã nói với ông, tôi không được học hành gì cả.” – “Bác ơi, bác đã uổng phí đi 3/4 cuộc đời của bác rồi!”. Vị thủy thủ già buồn lắm, vị giáo sư học cao, hiểu rộng đã nói thế, “mình đã uổng phí đi 3/4 cuộc đời của mình rồi”.
Biển cả
Ngày kế tiếp, ông già hớt ha hớt hải chạy đến hỏi: “Giáo sư ơi, ngài đã học môn bơi lội học chưa?” – “Bơi lội học là gì?” – ” Ngài có biết bơi không thưa ngài?” – “Không, tôi không biết bơi” – “Thưa ngài giáo sư, ông đã uổng phí đi cả cuộc đời của ông rồi, tàu đang bị đắm, chiếc tàu này đang chìm xuống nước, những ai biết bơi có thể tới được bờ bên kia, những ai không biết bơi sẽ chết chìm, tôi cảm thấy rất tiếc cho ông, thưa giáo sư!”.
Chỉ biết "bơi" mới đến được bờ
Đúng vậy, chúng ta có thể thông thuộc được tất cả các môn học trên đời, tuy nhiên nếu chúng ta không học cách “bơi” trong cuộc đời này thì các môn đó phỏng có ích lợi gì. Ngay cả đến môn bơi lội, chúng ta có thể đọc sách vở, nghe giảng giải nhưng nếu ta không nhúng chân xuống nước làm sao nó giúp chúng ta được. Tất cả sẽ chỉ là lý thuyết, lý thuyết, lý thuyết… mà không có thực hành, không tạo ra kết quả cụ thể nào cả.
Cũng theo góc nhìn này, trong lĩnh vực kinh doanh – làm giàu, người Do Thái cho rằng dù là một học giả hay một triết gia uyên bác mà không kiếm được tiền thì trí tuệ ấy chỉ là “trí tuệ chết”, là trí tuệ giả. Người Do Thái thích tiền và không hề che dấu điều đó. Những người khác có thể chỉ trích họ yêu tiền như mạng sống song cũng rất khâm phục sự thẳng thắn vô tư của họ trước tiền bạc.
Vậy giữa trí tuệ và tiền bạc, thứ nào quan trọng hơn? Người giàu không có trí tuệ như các học giả, nhưng họ lại biết điều khiển đồng tiền, biết dùng tiền để sai khiến trí tuệ của học giả. Vậy có gì không đúng giữa việc phát triển trí tuệ và gia tăng tiền bạc?
Thực chất cả hai không hề mâu thuẫn gì cả: “tiền sống” là tiền có thể không ngừng sinh lời, do đó quan trọng hơn trí tuệ “chết” tức là trí tuệ không biết làm ra tiền. Và “trí tuệ sống” tức là trí tuệ biết đẻ ra tiền thì quan trọng hơn tiền “chết” tức là của cải đơn thuần – của cải không sinh sôi ra tiền.
Có thể thấy rõ một điều là chỉ khi nào hòa vào trong tiền bạc thì trí tuệ mới là trí tuệ sống, và chỉ khi tiền bạc hòa vào trong trí tuệ thì đó mới là tiền sống. “Trí tuệ sống” và “tiền sống” đều quan trọng như nhau, vì chúng chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa trí tuệ và tiền bạc. Chính quan điểm thống nhất giữa trí tuệ và tiền bạc đã giúp các thương gia Do Thái đạt được thành công và ngày càng trở nên thông minh, lanh lợi trong kinh doanh.
Sự hòa hợp giữa trí tuệ và tiền bạc
Khi đọc được quyển sách “TALMUD Tinh hoa trí tuệ DO THÁI”, tôi thực sự lấy làm tâm đắc với tư tưởng về sự hòa hợp giữa trí tuệ và tiền bạc này! Có thể nó sẽ giúp tôi càng cụ thể, rõ ràng hơn con đường làm giàu và phát triển của bản thân, đó là làm sao để luôn gắn liền với thực tế cuộc sống, trải nghiệm thực sự với quá trình kinh doanh làm giàu của chính mình.
Trí tuệ "sống" & tiền "sống" sinh sôi
Nếu bạn có cùng chung mối quan tâm như vậy, bạn có thể để lại những dòng cảm nhận dưới đây. Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Ngày kế tiếp, sau một cuộc nói chuyện đầy kiến thức uyên thâm, đang lúc ông già đi ra, vị giáo sư lại hỏi ông ta: “Này bác, bác đã học về hải dương học chưa?” – ” Thưa ngài, hải dương học là gì?” – “Là khoa nghiên cứu về biển cả, về đại dương này” – “Dạ không thưa ngài, như tôi đã nói với ông, tôi không được học hành gì cả” – “Bác ạ, bác đã uổng phí đi một nửa cuộc đời của bác rồi!”. Ông già rất lấy làm buồn, ta đã uổng phí đi một nửa cuộc đời của ta rồi!.
Ngày thứ 3, vị giáo sư lại hỏi ông ta: “Này bác, thế bác đã học về khí tượng học chưa?” – “Khí tượng học là gì ạ?” – “Là khoa về khí hậu, về mưa và gió” – “Dạ không thưa ngài, như tôi đã nói với ông, tôi không được học hành gì cả.” – “Bác ơi, bác đã uổng phí đi 3/4 cuộc đời của bác rồi!”. Vị thủy thủ già buồn lắm, vị giáo sư học cao, hiểu rộng đã nói thế, “mình đã uổng phí đi 3/4 cuộc đời của mình rồi”.
Biển cả
Ngày kế tiếp, ông già hớt ha hớt hải chạy đến hỏi: “Giáo sư ơi, ngài đã học môn bơi lội học chưa?” – “Bơi lội học là gì?” – ” Ngài có biết bơi không thưa ngài?” – “Không, tôi không biết bơi” – “Thưa ngài giáo sư, ông đã uổng phí đi cả cuộc đời của ông rồi, tàu đang bị đắm, chiếc tàu này đang chìm xuống nước, những ai biết bơi có thể tới được bờ bên kia, những ai không biết bơi sẽ chết chìm, tôi cảm thấy rất tiếc cho ông, thưa giáo sư!”.
Chỉ biết "bơi" mới đến được bờ
Đúng vậy, chúng ta có thể thông thuộc được tất cả các môn học trên đời, tuy nhiên nếu chúng ta không học cách “bơi” trong cuộc đời này thì các môn đó phỏng có ích lợi gì. Ngay cả đến môn bơi lội, chúng ta có thể đọc sách vở, nghe giảng giải nhưng nếu ta không nhúng chân xuống nước làm sao nó giúp chúng ta được. Tất cả sẽ chỉ là lý thuyết, lý thuyết, lý thuyết… mà không có thực hành, không tạo ra kết quả cụ thể nào cả.
Cũng theo góc nhìn này, trong lĩnh vực kinh doanh – làm giàu, người Do Thái cho rằng dù là một học giả hay một triết gia uyên bác mà không kiếm được tiền thì trí tuệ ấy chỉ là “trí tuệ chết”, là trí tuệ giả. Người Do Thái thích tiền và không hề che dấu điều đó. Những người khác có thể chỉ trích họ yêu tiền như mạng sống song cũng rất khâm phục sự thẳng thắn vô tư của họ trước tiền bạc.
Vậy giữa trí tuệ và tiền bạc, thứ nào quan trọng hơn? Người giàu không có trí tuệ như các học giả, nhưng họ lại biết điều khiển đồng tiền, biết dùng tiền để sai khiến trí tuệ của học giả. Vậy có gì không đúng giữa việc phát triển trí tuệ và gia tăng tiền bạc?
Thực chất cả hai không hề mâu thuẫn gì cả: “tiền sống” là tiền có thể không ngừng sinh lời, do đó quan trọng hơn trí tuệ “chết” tức là trí tuệ không biết làm ra tiền. Và “trí tuệ sống” tức là trí tuệ biết đẻ ra tiền thì quan trọng hơn tiền “chết” tức là của cải đơn thuần – của cải không sinh sôi ra tiền.
Có thể thấy rõ một điều là chỉ khi nào hòa vào trong tiền bạc thì trí tuệ mới là trí tuệ sống, và chỉ khi tiền bạc hòa vào trong trí tuệ thì đó mới là tiền sống. “Trí tuệ sống” và “tiền sống” đều quan trọng như nhau, vì chúng chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa trí tuệ và tiền bạc. Chính quan điểm thống nhất giữa trí tuệ và tiền bạc đã giúp các thương gia Do Thái đạt được thành công và ngày càng trở nên thông minh, lanh lợi trong kinh doanh.
Sự hòa hợp giữa trí tuệ và tiền bạc
Khi đọc được quyển sách “TALMUD Tinh hoa trí tuệ DO THÁI”, tôi thực sự lấy làm tâm đắc với tư tưởng về sự hòa hợp giữa trí tuệ và tiền bạc này! Có thể nó sẽ giúp tôi càng cụ thể, rõ ràng hơn con đường làm giàu và phát triển của bản thân, đó là làm sao để luôn gắn liền với thực tế cuộc sống, trải nghiệm thực sự với quá trình kinh doanh làm giàu của chính mình.
Trí tuệ "sống" & tiền "sống" sinh sôi
Nếu bạn có cùng chung mối quan tâm như vậy, bạn có thể để lại những dòng cảm nhận dưới đây. Chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!