Trần lãi suất- giết chết sự công bằng

viecthat

Verified Banker
Sau khi quyết liệt thực hiện chỉ thị về trần lãi suất huy động, bất cập đã lộ diện:

Các ngân hàng thương mại đua nhau đưa lãi suất huy động ngày lên kịch trần là giải pháp để tự cứu mình trong tình thế cứu vãn nguồn vốn rục rịch chuyển đi qua các ngân hàng lớn. Ngay bản thân ngân hàng nơi tôi đang công tác, cũng không phải là ngân hàng nhỏ, nhưng chỉ trong vòng 3 ngày áp dụng nghiêm chỉ thị 02/CT-NHNN đã mất 500 tỷ đồng vốn huy động. 95% khách hàng đồng ý gửi lại với lãi suất 14%/năm, nhưng kỳ hạn tuần là chủ yếu. Những khách hàng ra đi vì không chấp nhận lãi suất này, trong đó một nửa chuyển sang mua vàng, một nửa chạy qua các ngân hàng khác. Nếu kiên quyết thực hiện, không xao nhãng cùng với liệu pháp phù hợp thì khả năng có thể đưa lãi suất huy động giảm xuống.

Công bằng là gì, chắc các nhà hoạch định chính sách lãi suất phải cập nhật lại định nghĩa này. Công bằng phải theo chiều dọc và chiều ngang. Chính sách trần lãi suất không phải là công bằng mà là cào bằng. Tại sao các Quỹ Tín Dụng có thể huy động 14,5%/năm, mà các ngân hàng TM nhỏ hay lớn cũng cào bằng 14%/năm. Việc này nhiều người cũng nói, nhưng đành chịu vậy thôi. Những ngày gần đây, nhiều khách hàng rút tiền đem qua gửi ngân hàng lớn, cụ thể tại ngân hàng tôi là rút qua VCB vì cho rằng với lãi suất bằng nhau thì gửi ở VCB vẫn hơn ở ngân hàng tôi, chưa kể họ còn đồn rằng những ngân hàng đó nếu không cho rút tức là thiếu thanh khoản, trước sau gì cũng bị sáp nhập. Có thể nói là xót xa nhìn tiền ra đi vài chục tỷ đồng. Nhìn xe ngân hàng bạn (vì không muốn gọi là đối thủ) đến chở tiền mà Trưởng giao dịch rối bời. Tôi mới nói vui rằng: "với tư duy tích cực nhất thì dù chúng ta có mất đi 100 tỷ, nhưng vẫn còn 1.500 tỷ trong tay. Người đã ra đi có thể trở lại, hãy để cho khách hàng đi một cách nhẹ nhàng nhất."

12 ông lớn dễ dàng đồng thuận trần lãi suất vì rõ ràng nếu thực hiện được việc này các ông các lợi thế hơn nhiều. Đó là điều bản thân các ông lớn cũng hiểu, mà ai cũng hiểu, cũng chẳng cần trình độ hay thậm chí cũng chẳng cần biết chữ. Vai trò hiệp hội ngân hàng mờ nhạt nên mới có sự hình thành của G12 hay G12 + 1. Việc chọn 12 ông lớn nhưng theo tiêu chí nào thì bàn dân thiên hạ chưa biết được (Tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu hay theo xếp hạng tín nhiệm, hay theo dư nợ tín dụng, nợ xấu …). Nhưng nếu nhận mình lớn thì phải có cách chơi của kẻ lớn, trần lãi suất 14%/năm, các ngân hàng này huy động 12%/năm, chênh lệch 2%/năm đó chính là lợi thế của kẻ lớn, có như vậy mới định hướng được thị trường, chứ ngược lại chính vài ông trong các ông lớn còn dính nghi án vượt trần.

Theo tôi, có 5 đề xuất:
  1. NHNN với tư cách đại diện phần vốn góp nhà nước trong các ngân hàng thương mại có vốn góp nhà nước nên thể hiện “Kinh tế nhà nước làm định hướng chủ đạo cho nền kinh tế” bằng cách điều chỉnh khung lãi suất huy động, cho vay của mình thấp hơn khung trần từ 0,5% đến 2%/năm.
  2. Điều chỉnh tăng trần lãi suất huy động lên 16%/năm, điều này gần với kỳ vọng của người dân, trong tình hình lạm phát hơn 18%/năm, lãi suất cho vay như vậy từ 17%-19%/năm cũng phù hợp. Khi người dân đồng lòng thì việc gì cũng có thể làm được. Tôi nghĩ nếu cần có cuộc khảo sát thì con số 16%/năm là con số sẽ chấp nhận được.
  3. NHNN với tư cách là người điều hành thị trường tiền tệ ban hành khống chế trần lãi suất cho vay liên ngân hàng, tối đa bằng trần huy động + 2%/năm, mọi hình thức biến tướng cũng được xử đẹp như huy động thị trường 1.
  4. Thành lập Ban thanh tra đặc biệt theo cơ chế luôn phiên, cách vùng. Thành viên trong ban thanh tra gồm Đại diện Ngân hàng nhà nước, đại diện các ngân hàng TMCP trên địa bàn luôn phiên thay đổi hàng quý, kiểm tra địa bàn khác tỉnh. Có như vậy mới hết sự xề xòa, cả nể hoặc cực đoan trong công tác thanh tra.
  5. Kiểm soát chặt thị trường vàng và USD. Để giảm lạm phát thì phải giảm lượng tiền trong lưu thông, giải pháp phù hợp nhu cầu người dân bây giờ là cho các ngân hàng huy động vàng theo hình thức giấy tờ có giá để rút tiền vào ngân hàng (thông qua việc người dân dùng tiền mua vàng gửi lại ngân hàng). Song song với đó là hạn chế việc mua bán vàng miếng tự do trong dân theo như định hướng đã đưa ra trước đây.
 
cá nhân mai.qth rất cảm ơn bài viết chia sẻ về thực trạng cũng như góc nhìn của anh viecthat :">.
Cách đề xuât cũng rất hay vậy cho em hỏi lại anh chút, đề đạt giải pháp như anh nói có ok không trong trường hợp bank của bank, em không bik nó là bank j và liệu G12 có đồng ý?
Thứ nữa, với đề xuất cuối thì:
1. các bố vừa bơm ra thị trường hum qua xong, tin này a hẳn đã biết >> vậy động thái là gì và nếu nhìn rộng ra tác động của gói QE33 nữa thì sẽ tác động sao? (ý em là thời điểm tung ra quyết định bơm tiền 300 tỷ VND là để cứu vỡ trận cho bank nhỏ và làm thế là ok chứ) và chưa kể lạm phát nữa. Cái sợ nhất là lạm phát đình đốn.
2. Bói về vàng NN nói thẳng ra là đã kết kim, và kết hối rồi, vàng miếng cũng đc VAFI đòi đánh thuế 10%, thuế nó dùng đúng k sao, nhưng dùng k đúng thì chả ra sao, ví dụ là các đầu tư công thì k thể hiểu hiệu quả của nó tới đâu
3. Con ng ta phải quay trở lại phát hành kiểu trái phiếu vàng sao anh ~.~

Tóm lại là em thấy bất cập nhiều mà tùe giờ tới cuối năm thì vẫn phải siết chặt thôi =='.
 
Cảm ơn bạn đã có ý kiến về bài viết, để Nhà nước thay đổi chính sách thì còn cả khối vấn đề.
Mình cũng hoàn toàn đồng ý với bạn về việc từ đây đến cuối năm sẽ vẫn là siết chặt thôi (còn 3 tháng nữa chứ mấy) và hiệu ứng của chính sách tiền tệ cũng cần độ trễ chừng đó thời gian.
1. Hiện nay, Nhà nước vẫn cho các ngân hàng huy động vàng trong dân theo hình thức GTCG, nhưng phức tạp ở chỗ là mỗi lần phát hành thì phải xin phép NHNN theo số lượng nhất định, khi phát hành đủ thì lại xin phép tiếp và như vậy giữa hai lần phát hành có thời gian gián đoạn, những chứng chỉ đến hạn trong thời gian này buộc phải gửi ngân hàng giữ hộ, ngân hàng không được tính là huy động, khách hàng thì không được hưởng lãi (có ngân hàng lách bằng cách cho hưởng lãi), đây chính là lỗ hổng của việc huy động vàng (biến tướng của hình thức huy động trước đây), khi người dân cầm nắm vàng trong giai đoạn lủng này thì hoặc rút vàng chạy sang NH khác đang trong thời gian phát hành GTCG, hoặc mua bán nếu thấy có lời, hoặc đem về nhà cất. Chính điều này không giải quyết được căn cơ vòng luân chuyển Vàng-Tiền, Vàng-Tiền một cách liên tục và bất ổn, đẩy tâm lý người dân về sự bất ổn của đồng tiền lên cao, đồng nghĩa với lạm phát tăng từ tâm lý.
2. Theo thống kê mới nhất thì lạm phát hiện nay tại Hà Nội so với năm trước là hơn 21%, TP.HCM cũng hơn 18%. Trần lãi suất 14%/năm là quá thấp. NHNN nhận định vẫn giữ trần vì cho rằng trần lãi suất sẽ tính cho cả kỳ năm sau chứ không phải vài tháng ngắn hạn cuối năm 2011. Một điều mà các người làm ngân hàng cũng hiểu rằng, sau sự kiện tháng 12 năm 2010 về hàng loạt các ngân hàng đua nhau phá trần theo thỏa thuận của hiệp hội là 14%/năm, ngay sau đó các ông chủ ngân hàng đã họp nhau đưa lên 15%/năm, đã phát thông báo đi cho các ngân hàng (hiển nhiên Thống Đốc phải biết), nhưng sau đó lại giảm xuống 14%/năm, như vậy trần 14%/năm này cũng chưa phải do Thống Đốc NHNN quyết định.
3. Lập luận cho rằng bơm thêm 300 tỷ trên thị trường mở để cứu các ngân hàng nhỏ là cách lập luận đầy thông minh về ý nghĩa Marketing của kẻ lớn. Bơm tiền trên thị trường mở là việc làm thường xuyên của của NHNN, đó là một trong các công cụ điều tiết thị trường. 300 tỷ cũng chẳng là gì so với 1 ngân hàng chứ đừng nói là cho các ngân hàng. Tiền trên thị trường này chỉ sử dụng chủ yếu để đảm bảo thanh khoản, ngân hàng nhà nước cấm việc sử dụng tiền này để cho vay trên thị trường 1, và có không cấm cũng không ai làm vì quá nguy hiểm về độ lệch thời gian thanh khoản (trừ những ông liều trong giai đoạn tăng nóng tín dụng), nên không tác động gì đến lạm phát.
4.Cũng nên ghi chú rằng, ngân hàng nhỏ không có nghĩa là yếu, không có nghĩa là mất thanh khoản, dù hiện tại cũng có một vài ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản. Đó là chuyện bình thường khi quản trị thanh khoản của ngân hàng chưa tốt. Chính vì vậy, mới đây Hiệp hội ngân hàng đã gửi công văn lên Thống Đốc và các cơ quan liên quan lưu ý khi cung cấp thông tin rằng hiện nay có 12 ngân hàng có vấn đề về thanh khoản, làm khách hàng kéo đến rút tiền một số ngân hàng khách hàng nghĩ có vấn đề. Chưa nói có thể một số nhân viên các ngân hàng lớn té nước theo mưa, "hù" khách hàng để rút tiền chuyển về ngân hàng mình giao dịch.
5. Làm thế nào để không giết chết các ngân hàng, đó là xét lại tính phù hợp của trần lãi suất "cào bằng" hiện nay.
 
theo em, việc đưa lãi suất huy động giảm xuống là đúng, để lãi suất huy động cao sẽ khiến nợ xấu của NHTM tăng lên, DN khó tiếp cận vốn vay, hàng hóa càng thiếu hụt, kỳ vọng lạm phát càng cao

nhưng giảm lãi suất k phải bằng cách sử dụng hành chính như việc cào bằng lãi suất như thế này, khi lãi suất huy động của NHTM trở nên kém hấp dẫn hơn so vs việc đầu tư vào các thị trường khác, thì dòng vốn sẽ chảy ra khỏi hệ thống NHTM, để đảm bảo thanh khoản cho NHTM như đã hứa,NHTW lại bơm tiền ra thị trường, điều này sẽ càng làm lạm phát thêm trầm trọng!

Lạm phát ở VN xuất phát từ nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế, không nên hy vọng 1 vài giải pháp ngắn hạn mà có thể giải quyết được vấn đề
nhưng hiện tại , giảm lãi suất cho vay là điều cần thiết để tăng khối lượng hàng hóa trong nền kinh tế, giữ việc làm cho người lao động

để lãi suất hạ mà k cần phải bơm thêm cung tiền để đảm bảo thanh khoản cho NHTM, NHTW và chính phủ có thể thực hiện các biện pháp làm mất thanh khoản thị trường vàng ,USD , ngừng việc cho vay đầu tưu BĐS và chứng khoán
tập trung mọi nguồn vốn trong dân cư về phía NHTM khi tất cả các kênh đầu tư khác đã bị chặn và cũng chỉ cho phép NHTM cho vay để sản xuất hàng hóa

vì về bản chất thì đầu tư vào vàng , USD, BĐS hay CK không làm gia tăng giá trị sản xuất của nền kinh tế mà chỉ là việc phân phối lại tiền từ túi người này sang túi người khác (trong kinh tế học vĩ mô, các hoạt động này k được coi là đầu tư)

tất nhiên những biện pháp này là phi thị trường nhưng nó sẽ chỉ được duy trì trong ngắn hạn
khi xưa để tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ở MỸ, chính phủ MỸ cũng từng đưa ra chính sách : cho ngân hàng nghỉ việc cả khi k phải là ngày lễ để tránh dòng tiền quá lớn bị rút ra khỏi các NHTM
( Roosevelt bank holiday )

nếu người dân ý thức được việc tạm thời rời bỏ thị trường vàng ,USD , BĐS, CK, tạm giảm thu nhập hiện tại để có được sự ổn định hơn của nền kinh tế trong tương lai thì họ sẽ chấp nhận những giải pháp này
vấn đề lại liên quan đến cả lòng tin của người dân vào chính phủ, mà cái này thì nan giải đây :D nhưng k phải là k thế !@};-@};-@};-
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo mình thấy ở đây như là một cái vòng luẩn quẩn của kinh tế Việt Nam. Từ thực trạng -> đưa ra các biện pháp -> Xuất hiện những bất cập mới. Mọi văn bản chính sách đưa ra đều không thể lường hóa hết những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Vì người Việt Nam là thế. Phát minh ra một ổ khóa mới thì sẽ xuất hiện những tên trộm cao hơn để mở ổ khóa đó. Hiện nay ta thấy khi NHNN đưa ra một văn bản thì NHTM sẽ có cánh lách luật thực tế đã chứng minh điều đó. vì thế nên cần chống chủ nghĩa cá nhân từng ngân hàng vì lợi ích phát triển kinh tế thay cho sự ích ky phát triển của một ngân hàng. Và cần có sự chung sức của cả nước
Nếu được sự đồng tình của cả hệ thống thì tương lai của ngành ngân hàng VN nói riêng và kinh tế VN nói chung chỉ là sớm muộn. Còn các NHTM còn đứng ngoài cuộc không tham gia thì cho dù văn bản chính sách đến đâu thì thời gian không chờ đợi được.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,412
Thành viên mới nhất
qabootfive88
Back
Bên trên