Tổng quan về thị trường ngoại hối- FOREX

Ella_Eva

Thành viên tích cực
Forex = Foreign Exchange :
Trao đổi ngoại tệ / ngoại hối, thường được viết là FOREX hay FX hay spot FX, và đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên đến 1.95 nghìn tỉ USD ( 2006 ). Nếu bạn so sánh với thị trường chứng khoán New York 25 tỉ USD giao dịch mỗi ngày, bạn sẽ có thể tưởng tượng được thị trường này khổng lồ như thế nào.

Thị trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế.

Forex là một nhóm gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ ”tiêu thụ”. Cũng có những đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham gia vào Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế.

Vậy “hàng hóa” của thị trường FOREX là gì? Câu trả lời là TIỀN. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY.

Hoạt động giao dịch FOREX có thể sẽ phức tạp đối với nhiều người vì họ không thể mua bán tận tay bất kì thứ gì trong thị trường. Đơn giản bạn hãy nghĩ việc mua 1 đồng tiền nào đó như là mua cổ phần của 1 đất nước. Khi bạn mua đồng Yên Nhật, bạn đang tác dộng đến tỉ giá ngoại hối của Nhật và gián tiếp lên Kinh tế Nhật, do giá trị của động tiền là sự phản chiếu đánh giá của thị trường về “sức khỏe” trong hiện tại và trong tương lai của một quốc gia.

Tổng quan, tỉ giá của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác là sự phản chiếu các yếu tố của một nên kinh tế khi so sánh với một nền kinh tế khác.

Không như các thị trường tài chính khác, FOREX cũng không có một trung tâm tài chính hay giao dịch nào cả. Thị trường ngoại hối là thị trường “liên ngân hàng”, và dựa trên giao dịch điện tử giữa hệ thống nối kết các ngân hàng với nhau, và hoạt động suốt 24 giờ trong ngày,

Trong thập kỉ trước, chỉ có những “gã khổng lồ” mới gia nhập thị trường này được. Điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. FOREX ra đời lúc đầu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các ngân hàngcác công ty khổng lồ trong ngành, không phải là những “chàng tí hon”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kì diệu của Internet, hệ thống giao dịch trực tuyến, các công ty giao dịch đã ra đời cho phép mở những tài khoản “lẻ” cho chúng ta. Ngày nay, những nhà môi giới trên thị trường được phép phá vỡ những đơn vị giao dịch rộng lớn và cho phép những giao dịch nhỏ có cơ hội để mua và bán bất cứ số nào trong những giá trị nhỏ hơn này (lots).

Ngân hàng thương mại có 2 vai trò trong thị trường Forex:

1. Làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, ví dụ như những công ty muốn trao đổi tiền tệ (người tiêu thụ).

2. Đầu cơ bằng cách mua và bán tiền tệ. Ngân hàng có vai trò trong những đơn vị tiền tệ nhất định bởi vì người ta tin rằng trong tương lai chúng sẽ có giá cao hơn (nếu mua trữ) và thấp hơn (nếu bán sớm). Người ta thống kê rằng 70% lợi tức thường niên của những ngân hàng quốc tế được sinh ra từ việc đầu cơ tiền tệ. Những đầu cơ khác bao gồm những nhà giao dịch thành công nhất trên thế giới ví dụ George Soros.

Thành phần tiếp theo của Forex bao gồm những ngân hàng trung tâm của các quốc gia khác giống như ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ. Họ tham gia Forex để đảm bảo lợi nhuận tài chính của quốc gia họ. Khi ngân hàng trung tâm mua và bán tiền tệ hoặc ngoại tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng tiền của đất nước họ.

Forex rất rộng và có rất nhiều người tham gia chứ không phải một người, chỉ có những ngân hàng trung tâm của chính phủ mới có thể kiểm soát thị trường. So sánh với mức giao dịch trung bình hằng ngày 300 tỷ đô của thị trường Trái phiếu chính phủ và khoảng 100 tỷ đô được giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ thì Forex rất lớn vì đã vượt qua mức 1.9 nghìn tỷ đô mỗi ngày (2006).

Từ “thị trường” là sự nhầm tên nhẹ nhàng trong việc mô tả giao dịch Forex. Không có vị trí trung tâm cho việc hoạt động giao dịch vì nó đã có trong những thị trường tiền tệ ở tương lai. Giao dịch được thực hiện qua điện thoại và thông qua những máy vi tính ở hàng trăm vị trí trên khắp thế giới. Phần lớn giao dịch được thực hiện giữa khoảng 300 ngân hàng quốc tế lớn nơi sở hữu những giao dịch cho công ty lớn, chính phủ và cho chính tài khoản của họ. Những ngân hàng này tiếp tục cung cấp giá (“bid” để mua và “ask” để bán) với nhau và với những thị trường rộng hơn. Chỉ số gần đây nhất từ 1 trong những ngân hàng này được xem là giá hiện tại trên thị trường của đồng tiền đó. Những dịch vụ báo cáo dữ liệu riêng khác nhau cung cấp những thông tin về giá cả “trực tiếp” thông qua internet.

Tất cả những gì bạn cần khi giao dịch là một chiếc máy vi tính, kết nối Internet, và những thông tin về thị trường này.

Theo forextoancau
 
[h=2]Siết chặt cho vay ngoại tệ[/h]



Với việc ban hành Thông tư mới siết chặt đối tượng khách hàng được vay vốn bằng ngoai tệ một lần nữa khẳng định quyết tâm của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) trong việc ổn định tỷ giá năm 2012.
Ngày 08/03/2012, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2012/TT-NHNN, trong đó thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ, cụ thể : “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất- kinh doanh để trả nợ vay.”

Như vậy, theo thông tư này khách hàng chỉ được vay vốn bằng ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất- kinh doanh để trả nợ vay. Trường hợp nếu khách hàng không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất- kinh doanh thì Tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN để “cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu”.


Thông tư cũng nhấn mạnh các trường hợp cho vay khác không thuộc ở trên thì phải được NHNN “chấp thuận bằng văn bản của cho từng trường hợp cụ thể”, tuy nhiên phải căn cứ trên cơ sở khách hàng vay vốn có phương án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi cao và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn theo quy định của pháp luật, và đặc biệt phương án sản xuất- kinh doanh đó phải “thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ”.


Những năm vừa qua, sự bất ổn của tỷ giá ngoại tệ, đặc biệt là tỷ giá USD/VND một phần nằm ở sự mất giá của tiền Đồng và tâm lý Đô la Mỹ sẽ tiếp tục tăng giá dẫn đến việc găm giữ, đầu cơ Đô la Mỹ. Cá nhân và hộ gia đình thì liên tục mua vào USD để tích trữ, những người đầu cơ tranh nhau mua USD chờ tỷ giá lên bán ra kiếm lời, còn các doanh nghiệp có USD thì không bán lại cho ngân hàng. Điều đó dẫn đến cầu USD luôn ở mức cao hơn so với cung.


Tuy nhiên, một nguyên nhân sâu xa khác nằm ở quy định quá thoáng trong việc cho vay vốn bằng Đô la Mỹ, dẫn đến việc khách hàng đổ xô vay USD, nhất là vào những thời kỳ lạm phát cao, lãi suất vay vốn bằng VNĐ và USD chênh lệch nhau đến 13%- 14%. Hậu quả là đến kỳ đáo hạn, những doanh nghiệp không có nguồn thu USD không thể kiếm đâu ra nguồn USD trả nợ ngân hàng ngoài việc mua từ chính ngân hàng hoặc từ thị trường tự do, khiến cho cơn sốt USD càng thêm trầm trọng.

Với Thông tư 03, những khách hàng không có nguồn thu USD từ hoạt động sản xuất- kinh doanh sẽ không được phép vay vốn, kể cả trường hợp chính Tổ chức tín dụng cho vay hoặc Tổ chức tín dụng khác có cam kết bằng văn bản sẽ bán USD cho khách hàng trả nợ khi đến hạn- như đã được quy định tại Thông tư 07/2011/TT-NHNN (Thông tư 07 sẽ hết hiệu lực thi hành sau khi Thông tư 03 có hiệu lực) vì trên thực tế các cam kết này chỉ là một hình thức lách luật “làm cho có” và khi đến hạn doanh nghiệp vẫn phải chạy đôn đáo tìm nguồn USD bên ngoài để trả nợ.


Một tình huống cho vay USD khác cũng không còn được phép áp dụng là khách hàng vay USD sau đó bán lại cho Tổ chức tín dụng để lấy VNĐ để thanh toán cho các nhu cầu trong nước.


Việc loại trừ các trường hợp vay không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất- kinh doanh sẽ làm giảm mạnh nhu cầu mua USD để trả nợ vay khi đến hạn. Tỷ giá USD/VND trong thời gian tới sau khi Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành (kể từ ngày 02 tháng 05 năm 2012) được dự báo sẽ ổn định và bớt được những cơn sốt lên giá như thời gian qua.


Huy Bình
Theo TTVN
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên