Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Phần cuối)

hungviet

Founder
Phải chăng các ngân hàng đang chết?
Gần đây Mỹ, châu Âu và châu Á, hàng trăm ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi đã sáp nhập và sụp đổ. Người ta bắt đầu lo lắng cho tương lai của ngành công nghiệp ngân hàng. Thậm chí, đối với các ngân hàng còn sống sót, có những bằng chứng cho thấy thị phần của chúng trên thị trường dịch vụ tài chính bắt đầu suy giảm trong khi các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, các quỹ tương hỗ và các công ty tài chính đã đạt được sự tăng trưởng thị phần đáng kể. Gần đây, ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis đã tính toán rằng tỷ lệ tổng tài sản do ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi nắm giữ so với tất cả các trung gian tài chính giảm từ 56% năm 1982 xuống hơn 42% trong năm 1991 – một “sự co rút tự nhiên” theo sau làn sóng phi quản lý hóa trong ngành công nghiệp này và với mtộ thị trường tài chính phức tạp hơn. Một số nhà phân tích (ví dụ Beim đã tuyen bố rằng các ngân hàng hiện nay đang “chết”.
Khi các thị trường ngày càng trở nên có hiệu quả với những tiến bộ gần đây trong công nghệ, cùng với xu hướng các khách hàng lớn hơn tăng cường tìm kiếm những phương thức vay nợ mới (như bán chứng khoán trên thị trường mở), các ngân hàng truyền thống ngày càng trở nên ít cần thiết. Ít nhất thì cũng có quá nhiều ngân hàng - ở Mỹ có gần 9.000 – và có quá nhiều nguồn lực được tập trung vào lĩnh vực ngân hàng. Người ta có thể phản đối rằng rất nhiều những ngân hàng này đơn giản là đang nhận được sự bảo vệ và nâng đỡ của Chính phủ dưới hình thức bảo hiểm tiền gửi và các khoản vay của Chính phủ với giá rẻ. Có lẽ, sự sáp nhập và đổ vỡ ngân hàng toàn cầu gần đây chỉ đơn giản là dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp ngân hàng đã “quá đông” và đang phải đương đầu về sự sa sút nhu cầu đối với các dịch vụ truyền thống.
Rồi nữa, các ngân hàng cũng phải chịu gánh nặng từ những qui định của Chính phủ hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh. Trong những năm 1990, một cuộc điều tra của Hiệp hội ngân hàng Mỹ ABA đã ước tính rằng chi phí do tuân theo qui định của liên bang và cảu tiểu bang lên tới 11 tỷ USD (khoảng 60% lợi nhuận hàng năm của ngành này). Sự sa sút trong thị phần ngân hàng thị trường dịch vụ tài chính đã gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách và cho các khách hàng của ngân hàng. Trong đó có người lo sợ rằng tầm quan trọng bị suy giảm của ngân hàng có thể:

  • Làm giảm khả năng của Ngân hàng trung ương trong việc điều tiết sự tăng trưởng của mức cung tiền tệ và trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế quốc gia.
  • Gây thiệt hại cho khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình) là những người hầu hết dựa vào tiền vay và các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.
  • Làm cho các dịch vụ ngân hàng kém thuận tiện cho khách hàng khi các chi nhánh ngân hàng bị hợp nhất và đóng cửa.
Nhiều nhà kinh tế phản đối rằng những qui định đối với ngân hàng hiện nay là quá chặt chẽ trong khi các qui định đối với đối thủ cạnh tranh của nó là quá ít thậm chí không có. Họ cũng cho rằng tăng cường quá trình phi quản lý hóa là điều cần được thực hiện nếu muốn các ngân hàng trở nên vững mạnh hơn. Rất nhiều ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng lớn, đang cố gắng chống lại hay làm chậm lại quá trình giảm sút thị phần bằng cách: (1) đưa ra dịch vụ mới (như bán cổ phiếu cho quĩ tương hỗ, bán hợp đồng bảo hiểm), (2) tính phí sử dụng cao hơn cho các dịch vụ không mất tiền trước đây, (3) cung cấp nhiều dịch vụ hơn qua các công ty con không bị điều tiết như ngân hàng hoặc (4) tham gia liên doanh với các công ty độc lập (như Dean Witerr với National Bank) và nhằm tránh gánh nặng quy định.
Rồi nữa, có những chuyên gia trong lĩnh vực này (như Kaufman và Mote) phản đối rằng sự sa sút ngân hàng chỉ mang tính bề ngoài hơn là bản chất. Bản chất của ngành công nghiệp ngân hàng đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây với sự phát triển các dịch vụ mới, không phải tất cả chúng đều được thể hiện trên bản cân đối kế toán. Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng chúng ta cần phải phát triển các phương pháp đo lường qui mô ngân hàng mới để xác định xem tầm quan trọng của ngân hàng có đang thực sự giảm sút không. Cùng lúc, các chương trình hỗ trợ và trợ cấp của Chính phủ cho ngân hàng sẽ có thể phải được đổi mới và cắt giảm. Dường như Bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã đánh lừa khách hàng rằng tất cả các ngân hàng đều an toàn và điều này có thể cho một ngân hàng nào đó những thuật lợi không chính đáng trong hoạt động thu hút tiền của công chúng. Những ngân hàng không lành mạnh phải được phép rời khỏi ngành sẽ không nhất thiết phải tồn tại, hầu hết các ngân hàng có thể tăng khả năng cạnh tranh nếu chúng được phép cung cấp nhiều dịch vụ hơn và bảo hiểm tiền gửi được định giá một cách chính xác để phản ánh mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Tóm lại, ngân hàng truyền thống có thể chết nhưng nếu các ngân hàng được tự do hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu thay đổi không ngừng của công chúng về những dịch vụ mới, chúng không nhất thiết phải chết.

(Hết)

click.aspx


Commercial Bank Management (Peter S.Rose) - 2001


Xem lại: Phần I - Phần II - Phần III
 
Anh có file e book của Commercial Bank Management (Peter S.Rose) ko ? có thì cho em xin đi, tiêng Anh hay tiếng Việt đều được.
 
Di học chả học dc mí cái này, vô đây học bù lại vậy:)). Thanks a Hưng nhé
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,474
Thành viên mới nhất
Bleeding Throug
Back
Bên trên