Tình huống về chữ ký trên chứng từ

thanhnga412

Thành viên
Các bạn giúp mình trả lời mỗi loại chữ ký trên chứng từ kế toán có tác dụng gì?
Khi khách hàng nhận đủ tiền rồi nhưng vì lý do nào đó không thể ký vào chứng từ được nhờ cán bộ kế toán ngân quỹ hoặc người khác ký hoặc không cần ký mà viết tên khách hàng vào chứng từ có được không?
 
Chào bạn Thanh Nga !
- Thứ nhất, khách hàng phải ký xong mới được nhận tiền nên không thể có trường hợp khách hàng nhận đủ tiền rồi nhưng vì lý do nào đó không thể ký vào chứng từ được nhờ cán bộ kế toán ngân quỹ hoặc người khác ký hoặc không cần ký mà viết tên khách hàng vào chứng từ. ( Trừ 1 số trường hợp Khách hàng nộp tiền vào và đã ra về, ngân hàng phát hiện ra sai 1 số lỗi nhỏ ( như về lỗi chính tả hay viết nhưng gạch xóa nhiều thì Ngân hàng có thể lập lại chứng từ và viết tên KH nộp )
- Thứ hai, Chữ ký khi rút tiền phải giống như chữ ký khách hàng đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản.( Trên hệ thống CoreBanking của mỗi Ngân hàng sẽ có phần kiểm tra để so sánh chữ ký của chủ tài khoản. )Kể cả khi biết chắc chắn đúng là chủ tài khoản nhưng KH không ký đúng chữ ký thì CTK cũng phải ký lại sao cho đúng, nếu KH muốn thay đổi chữ ký thì cho khách hàng điền vào Đề nghị sửa đổi bổ sung thông tin.

Tóm lại, tác dụng của chữ ký trên chứng từ Kế toán là cơ sở để Ngân hàng thực hiện trong mọi giao dịch.
 
Cảm ơn bạn anhttv1. Ý mình muốn hỏi là mỗi loại chữ ký trên chứng từ kế toán có tác dụng gì. từng chữ ký của khách hàng, thanh toán viên (GDV), kiểm soát, thủ quỹ, giám đốc.
 
Chữ kí của GDV thì để biết ai làm giao dịch đó, của kiểm soát và giám đốc chứng tỏ đã có cấp trên kiểm tra giao dịch, còn thủ quỹ thì biết đã chi/thu hay chưa! Thông thường thì Phiếu chi bắt buộc phải có chữ kí chính xác của người nhận, còn phiếu thu thì có thể suýt xóa được!
 
Back
Bên trên