Tiếp cận quỹ tín dụng
Vào thời điểm dự án chưa triển khai ở các địa phương thuộc bốn tỉnh, đa số người cao tuổi có thân nhân là người nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao thuộc nhóm gia đình nghèo trong cộng đồng chưa tiếp cận được với các dịch vụ vay vốn của các ngân hàng như Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn..., do gia đình không có tài sản thế chấp ngân hàng. Vì vậy, một trong những mục tiêu của dự án là triển khai hoạt động vay vốn nhằm giúp phụ nữ cao tuổi tiếp cận với vốn vay tín dụng vi mô cá nhân hoặc vốn vay theo nhóm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho gia đình và tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Kết quả khảo sát đánh giá cuối dự án cho thấy, phần lớn thành viên tham gia Câu lạc bộ đồng cảm cho biết đã được tiếp cận với dịch vụ vay vốn từ các tổ chức khác nhau ở địa phương. Cụ thể, có 2.267 (chiếm 65,0%) thành viên câu lạc bộ trong mẫu phỏng vấn cho biết đã được vay vốn. Trong đó, 2.121 (93,6%) thành viên vay từ Câu lạc bộ đồng cảm của dự án, 444 (chiếm 19,6%) thành viên vay từ Hội Phụ nữ, 227 (chiếm 12,2%) thành viên vay từ ngân hàng, 53 (chiếm 2,3%) vay từ các hội, đoàn thể khác, 27 (chiếm 1,2%) vay từ Hội Người cao tuổi, 10 (chiếm 0,4%) vay tư nhân, và (0,9%) vay nguồn khác.
Như vậy, kết quả này cho thấy, dự án đã giúp các thành viên yếu thế trong cộng đồng tiếp cận với nguồn vốn vay của dự án để phát triển kinh tế gia đình. Số liệu cũng cho thấy, thành viên nhóm yếu thế không chỉ tiếp cận với nguồn vốn vay của dự án mà còn tiếp cận với một số nguồn vốn khác ở địa phương.
Tham gia tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm
Bên cạnh việc giúp thành viên câu lạc bộ tiếp cận nguồn vay vốn, dự án còn hướng dẫn tổ chức hoạt đông tập huấn/chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động tăng thu nhập nhằm nâng cao khả năng thực hành phát triển sản xuất của các thành viên được vay vốn. Hoạt động này đã thu hút đông đảo thành viên tham gia.
Kết quả khảo sát cuối kỳ cho thấy, các thành viên Câu lạc bộ rất nhiệt tình tham gia hoạt động này. Về tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm có 3.294 (chiếm 94,5%) thành viên trả lời có tham gia, chỉ có một số ít cho biết không tham gia (2,8% không tham gia, và 2,6% trả lời không nhớ). Về tập huấn, giới thiệu về mô hình tín dụng tiết kiệm (vốn vay, cơ chế vay, hoàn trả lãi, gửi tiết kiệm,...): có 3.332 (chiếm 95,6%) thành viên Câu lạc bộ cho biết có tham gia hoạt động này, chỉ có 2,0% thành viên trả lời không tham gia, 2,2% thành viên trả lời không nhớ.
Phải thấy rằng, hoạt động tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến vấn đề vay vốn tăng thu nhập của dự án đã thu hút sự quan tâm của thành viên. Cùng với hoạt động vay vốn, hoạt động này đã làm thay đổi phương thức sản xuất, hiệu quả kinh doanh của hộ gia đình yếu thế trong các cộng đồng hưởng lợi dự án.
Sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh tế
Khi thành viên câu lạc bộ được tiếp cận với nguồn vốn và tham gia tập huấn, chia sẻ về hoạt động tăng thu nhập thì việc họ sử dụng vốn vay vào hoạt động kinh tế sau khi tham gia tập huấn như thế nào là vấn đề được dự án rất quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy, có 1.202 (chiếm 53%) thành viên trong mẫu khảo sát trả lời sử dụng vốn vay để kinh doanh, buôn bán nhỏ. Hơn 1/3 (37,5%) số thành viên trong mẫu khảo sát cho biết sử dụng vốn vay để chăn nuôi, 319 (chiếm 14,1%) thành viên cho biết sử dụng vốn vay để phát triển trồng trọt, 80 (3,5%) cho biết sử dụng vốn để sản xuất hàng thủ công, chỉ có 231 (chiếm 10,2%) thanh viên cho biết sử dụng vốn vay vào việc khác. Như vậy, người vay vốn sử dụng vốn vay rất đa dạng. Nhưng hầu hết thành viên câu lạc bộ đã sử dụng vốn đúng mục đích và mong đợi của thiết kế dự án là tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế, nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Hiệu quả kinh tế đã thấy rõ. Hầu hết thành viên trong mẫu khảo sát (96,2% thành viên vay vốn) của dự án cho biết, khoản vay đó có giúp tăng thêm thu nhập của gia đình, trong khi đó chỉ còn một số tỷ lệ rất nhỏ (2,9%) cho biết không tăng thu nhập của gia đình, và 0,1% trả lời thu nhập giảm đi so với trước.
Như vậy, số liệu cho thấy một kết quả rất đáng mừng là hầu hết thu nhập của thành viên Câu lạc bộ tăng lên do được vay vốn từ dự án, và chỉ còn một tỷ lệ không đáng kể thành viên được vay vốn phát triển sản xuất nhưng thu nhập không tăng hoặc giảm đi. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do không phát huy hiệu quả nguồn vốn vay của một số hộ gia đình, chủ yếu là do khoản vay ít hoặc do đầu tư không đúng mục đích, hoặc do dịch bệnh, thiên tai... Có 94,0% thành viên trong mẫu khảo sát cho biết khoản được vay quá ít, 31,3% trả lời do không đầu tư đúng hoạt động, 22,4% cho biết do dịch bệnh, thiên tai, 20,9% cho biết không biết cách làm, 20,9% cho biết do lý do khác.
Hiệu quả kinh tế của quỹ tín dụng vi mô đối với gia đình nhóm yếu thế ở các địa phương dự án triển khai cùng được phản ánh trong các số liệu định tính. (Xem hộp 1)
Có thể nói, thành công của quỹ tín dụng vi mô của dự án là bên cạnh việc giúp thành viên tiếp cận nguồn vốn vay, dự án còn tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động tăng thu nhập, nhằm nâng cao khả năng thực hành phát triển sản xuất của các thành viên được vay vốn. Điều kiện vay và quy chế hoàn trả vốn và trả lãi của quỹ tín dụng dự án có nhiều ưu thế xã hội hơn điều kiện và quy chế hoàn vốn của các ngân hàng nhà nước. Chính những ưu thế này đã góp phần vào thành công của hoạt động vay vốn. Đây là mô hình vay vốn có hiệu quả, phần lớn thành viên trong câu lạc bộ vay vốn được phỏng vấn đều biết áp dụng kiến thức từ khóa tập huấn và phát triển kinh tế gia đình.
Thay đổi cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình
Khi mức thu nhập của hộ gia đình thành viên trong Câu lạc bộ được nâng cao do hiệu quả của sử dụng vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh, thì tất yếu dẫn đến những sự thay đổi trong cơ cấu và hành vi chi tiêu. Kết quả khảo sát cuối dự án cho thấy, cơ cấu và hành vi chi tiêu của gia đình thành viên trong câu lạc bộ rất đa dạng, tuy nhiên, các khoản chi phí lại tập trung chủ yếu cho việc ăn uống, thuốc thang chăm sóc sức khoẻ và học hành. Có 94,8% thành viên trong mẫu khảo sát cho biết chi cho việc mua lương thực, thức ăn, 91,5% thành viên trả lời chi cho chăm sóc sức khoẻ, mua thuốc, 38,3% cho biết chi cho học tập của các thành viên gia đình; 53,9% cho biết đưa vào nguồn thu nhập chung và sử dụng chung trong gia đình; 34,0% đầu tư tiếp cho sản xuất, kinh doanh; 23,9% mua sắm các tài sản, vật dụng trong gia đình. Phải nói rằng, cơ cấu và tỉ lệ chi tiêu cho các khoản này đã thay đổi và nâng lên hơn nhiều so với thời điểm khảo sát cơ bản ban đầu của dự án.
Kết quả trên tiếp tục chứng minh rằng, việc sử dụng nguồn thu nhập vào các hoạt động chi tiêu của các thành viên Câu lạc bộ đúng mong đợi dự án đưa ra ban đầu là hiệu quả của thu nhập sẽ nâng mức chi cho việc ăn uống, tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội như thuốc thang, chăm sóc sức khoẻ và học hành. Các thay đổi về thu nhập và chi tiêu trước và sau dự án của hộ gia đình có thành viên vay vốn từ quỹ tín dụng vi mô của dự án cũng được thể hiện trong số liệu định tính. (Xem hộp 2)
Có thể khẳng định, hiệu quả của sử dụng vốn vay đến tăng thu nhập đã trực tiếp tác động đến cơ cấu và hành vi chi tiêu của hộ gia đình thành viên trong Câu lạc bộ đồng cảm. Điều đáng quan tâm là việc cải thiện thu nhập đã giúp gia đình thành viên Câu lạc bộ tiếp cận tốt hơn đến các dịch vụ xã hội. Nếu trước dự án, do thu nhập thấp nên hoạt động chi tiêu của hộ gia đình cho các khoản hầu như không có gì... nhưng khi nguồn vốn vay của dự án chuyển đến câu lạc bộ, thu nhập của hộ gia đình thành viên câu lạc bộ tăng lên và đã cơ cấu chi tiêu vào rất nhiều khoản. Từ mua lương thực, thực phẩm, thuốc men chữa bệnh, các khoản chi khác thấp hơn như chi cho học tập của các thành viên gia đình, đưa vào nguồn thu nhập chung và sử dụng chung trong gia đình, đầu tư tiếp cho sản xuất, kinh doanh, mua sắm các tài sản, vật dụng trong gia đình. Đây là những kết quả tốt của dự án, đúng như mong đợi ban đầu của dự án.
Những dẫn chứng và phân tích trên là bằng chứng rõ nét về tác động của qũy tín dụng vi mô đến việc cải thiện đời sống kinh tế cho nhóm xã hội yếu thế ở các địa phương trong vùng dự án. Các hoạt động của quỹ tín dụng vi mô của dự án đã có đóng góp không nhỏ vào quá trình giảm nghèo ở cộng đồng và giúp nhóm xã hội yếu thế hòa nhập xã hội.
Phải thấy rằng, các hoạt động của mô hình quỹ tín dụng vi mô của dự án không chỉ giúp nhóm xã hội yếu thế (ở đây là phụ nữ cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn có thân nhân bị nhiễm HIV/AIDS) tiếp cận nguồn vốn vay của dự án, mà còn mở rộng tiếp cận tốt hơn đến các nguồn vốn khác ở địa phương.
Quỹ tín dụng vi mô, bên cạnh việc cung cấp vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi khi vay, quy chế hoàn trả vốn và trả lãi, còn tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về tăng thu nhập nhằm nâng cao khả năng thực hành phát triển sản xuất của các thành viên được vay vốn. Chính những ưu thế này nổi bật này đã góp phần quan trọng vào thành công và hiệu quả kinh tế của gia đình nhóm yếu thế hưởng lợi vốn vay dự án.
Sau bốn năm dự án triển khai, những thành viên yếu thế trong cộng đồng được vay và sử dụng vốn vay đã thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Hiệu quả từ nguồn vốn vay đó đã giúp họ mở rộng cơ cấu thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình nhóm yếu thế trong cộng đồng không chỉ giảm, thoát nghèo mà còn tiếp cận tốt hơn đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục.
Ở một khía cạnh nào đó, chính sự thay đổi đời sống gia đình yếu thế thông qua tiếp cận nguồn vốn quỹ tín dụng vi mô đã giúp họ khẳng định vị thế của họ hơn, hòa nhập vào cộng đồng. Chính điều này có thể tác động đến nhận thức và nhìn nhận của các cấp chính quyền về khả năng và năng lực hòa nhập xã hội của các nhóm yếu thế, để từ đó có các chính sách xã hội phù hợp hơn. Mặt khác, nó cũng có tác động đến các định chế tài chính ở cơ sở (hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng) cũng cần cải thiện hơn các quy chế vay, hoàn trả vốn sao cho phù hợp với điều kiện của các nhóm xã hội yếu thế ở cộng đồng hiện nay.
Có thể nói, hoạt động vay vốn của dự án không chỉ đem lại những lợi ích trước mắt mà còn mang lại nhiều kết quả thiết thực, lâu dài cho nhóm xã hội yếu thế trong các cộng đồng hưởng lợi dự án. Hoạt động này sẽ và tiếp tục phát huy hiệu quả tại các địa phương hưởng lợi dự án, cho dù dự án đã rút và không còn nguồn tài trợ. Mô hình tín dụng vi mô theo kiểu này rất đáng tham khảo để nhân rộng ra các địa phương, vùng miền trên phạm vi cả nước.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử
Vào thời điểm dự án chưa triển khai ở các địa phương thuộc bốn tỉnh, đa số người cao tuổi có thân nhân là người nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao thuộc nhóm gia đình nghèo trong cộng đồng chưa tiếp cận được với các dịch vụ vay vốn của các ngân hàng như Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn..., do gia đình không có tài sản thế chấp ngân hàng. Vì vậy, một trong những mục tiêu của dự án là triển khai hoạt động vay vốn nhằm giúp phụ nữ cao tuổi tiếp cận với vốn vay tín dụng vi mô cá nhân hoặc vốn vay theo nhóm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho gia đình và tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Kết quả khảo sát đánh giá cuối dự án cho thấy, phần lớn thành viên tham gia Câu lạc bộ đồng cảm cho biết đã được tiếp cận với dịch vụ vay vốn từ các tổ chức khác nhau ở địa phương. Cụ thể, có 2.267 (chiếm 65,0%) thành viên câu lạc bộ trong mẫu phỏng vấn cho biết đã được vay vốn. Trong đó, 2.121 (93,6%) thành viên vay từ Câu lạc bộ đồng cảm của dự án, 444 (chiếm 19,6%) thành viên vay từ Hội Phụ nữ, 227 (chiếm 12,2%) thành viên vay từ ngân hàng, 53 (chiếm 2,3%) vay từ các hội, đoàn thể khác, 27 (chiếm 1,2%) vay từ Hội Người cao tuổi, 10 (chiếm 0,4%) vay tư nhân, và (0,9%) vay nguồn khác.
Như vậy, kết quả này cho thấy, dự án đã giúp các thành viên yếu thế trong cộng đồng tiếp cận với nguồn vốn vay của dự án để phát triển kinh tế gia đình. Số liệu cũng cho thấy, thành viên nhóm yếu thế không chỉ tiếp cận với nguồn vốn vay của dự án mà còn tiếp cận với một số nguồn vốn khác ở địa phương.
Tham gia tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm
Bên cạnh việc giúp thành viên câu lạc bộ tiếp cận nguồn vay vốn, dự án còn hướng dẫn tổ chức hoạt đông tập huấn/chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động tăng thu nhập nhằm nâng cao khả năng thực hành phát triển sản xuất của các thành viên được vay vốn. Hoạt động này đã thu hút đông đảo thành viên tham gia.
Kết quả khảo sát cuối kỳ cho thấy, các thành viên Câu lạc bộ rất nhiệt tình tham gia hoạt động này. Về tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm có 3.294 (chiếm 94,5%) thành viên trả lời có tham gia, chỉ có một số ít cho biết không tham gia (2,8% không tham gia, và 2,6% trả lời không nhớ). Về tập huấn, giới thiệu về mô hình tín dụng tiết kiệm (vốn vay, cơ chế vay, hoàn trả lãi, gửi tiết kiệm,...): có 3.332 (chiếm 95,6%) thành viên Câu lạc bộ cho biết có tham gia hoạt động này, chỉ có 2,0% thành viên trả lời không tham gia, 2,2% thành viên trả lời không nhớ.
Phải thấy rằng, hoạt động tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến vấn đề vay vốn tăng thu nhập của dự án đã thu hút sự quan tâm của thành viên. Cùng với hoạt động vay vốn, hoạt động này đã làm thay đổi phương thức sản xuất, hiệu quả kinh doanh của hộ gia đình yếu thế trong các cộng đồng hưởng lợi dự án.
Sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh tế
Khi thành viên câu lạc bộ được tiếp cận với nguồn vốn và tham gia tập huấn, chia sẻ về hoạt động tăng thu nhập thì việc họ sử dụng vốn vay vào hoạt động kinh tế sau khi tham gia tập huấn như thế nào là vấn đề được dự án rất quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy, có 1.202 (chiếm 53%) thành viên trong mẫu khảo sát trả lời sử dụng vốn vay để kinh doanh, buôn bán nhỏ. Hơn 1/3 (37,5%) số thành viên trong mẫu khảo sát cho biết sử dụng vốn vay để chăn nuôi, 319 (chiếm 14,1%) thành viên cho biết sử dụng vốn vay để phát triển trồng trọt, 80 (3,5%) cho biết sử dụng vốn để sản xuất hàng thủ công, chỉ có 231 (chiếm 10,2%) thanh viên cho biết sử dụng vốn vay vào việc khác. Như vậy, người vay vốn sử dụng vốn vay rất đa dạng. Nhưng hầu hết thành viên câu lạc bộ đã sử dụng vốn đúng mục đích và mong đợi của thiết kế dự án là tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế, nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Hiệu quả kinh tế đã thấy rõ. Hầu hết thành viên trong mẫu khảo sát (96,2% thành viên vay vốn) của dự án cho biết, khoản vay đó có giúp tăng thêm thu nhập của gia đình, trong khi đó chỉ còn một số tỷ lệ rất nhỏ (2,9%) cho biết không tăng thu nhập của gia đình, và 0,1% trả lời thu nhập giảm đi so với trước.
Như vậy, số liệu cho thấy một kết quả rất đáng mừng là hầu hết thu nhập của thành viên Câu lạc bộ tăng lên do được vay vốn từ dự án, và chỉ còn một tỷ lệ không đáng kể thành viên được vay vốn phát triển sản xuất nhưng thu nhập không tăng hoặc giảm đi. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do không phát huy hiệu quả nguồn vốn vay của một số hộ gia đình, chủ yếu là do khoản vay ít hoặc do đầu tư không đúng mục đích, hoặc do dịch bệnh, thiên tai... Có 94,0% thành viên trong mẫu khảo sát cho biết khoản được vay quá ít, 31,3% trả lời do không đầu tư đúng hoạt động, 22,4% cho biết do dịch bệnh, thiên tai, 20,9% cho biết không biết cách làm, 20,9% cho biết do lý do khác.
Hiệu quả kinh tế của quỹ tín dụng vi mô đối với gia đình nhóm yếu thế ở các địa phương dự án triển khai cùng được phản ánh trong các số liệu định tính. (Xem hộp 1)
Có thể nói, thành công của quỹ tín dụng vi mô của dự án là bên cạnh việc giúp thành viên tiếp cận nguồn vốn vay, dự án còn tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động tăng thu nhập, nhằm nâng cao khả năng thực hành phát triển sản xuất của các thành viên được vay vốn. Điều kiện vay và quy chế hoàn trả vốn và trả lãi của quỹ tín dụng dự án có nhiều ưu thế xã hội hơn điều kiện và quy chế hoàn vốn của các ngân hàng nhà nước. Chính những ưu thế này đã góp phần vào thành công của hoạt động vay vốn. Đây là mô hình vay vốn có hiệu quả, phần lớn thành viên trong câu lạc bộ vay vốn được phỏng vấn đều biết áp dụng kiến thức từ khóa tập huấn và phát triển kinh tế gia đình.
Thay đổi cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình
Khi mức thu nhập của hộ gia đình thành viên trong Câu lạc bộ được nâng cao do hiệu quả của sử dụng vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh, thì tất yếu dẫn đến những sự thay đổi trong cơ cấu và hành vi chi tiêu. Kết quả khảo sát cuối dự án cho thấy, cơ cấu và hành vi chi tiêu của gia đình thành viên trong câu lạc bộ rất đa dạng, tuy nhiên, các khoản chi phí lại tập trung chủ yếu cho việc ăn uống, thuốc thang chăm sóc sức khoẻ và học hành. Có 94,8% thành viên trong mẫu khảo sát cho biết chi cho việc mua lương thực, thức ăn, 91,5% thành viên trả lời chi cho chăm sóc sức khoẻ, mua thuốc, 38,3% cho biết chi cho học tập của các thành viên gia đình; 53,9% cho biết đưa vào nguồn thu nhập chung và sử dụng chung trong gia đình; 34,0% đầu tư tiếp cho sản xuất, kinh doanh; 23,9% mua sắm các tài sản, vật dụng trong gia đình. Phải nói rằng, cơ cấu và tỉ lệ chi tiêu cho các khoản này đã thay đổi và nâng lên hơn nhiều so với thời điểm khảo sát cơ bản ban đầu của dự án.
Kết quả trên tiếp tục chứng minh rằng, việc sử dụng nguồn thu nhập vào các hoạt động chi tiêu của các thành viên Câu lạc bộ đúng mong đợi dự án đưa ra ban đầu là hiệu quả của thu nhập sẽ nâng mức chi cho việc ăn uống, tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội như thuốc thang, chăm sóc sức khoẻ và học hành. Các thay đổi về thu nhập và chi tiêu trước và sau dự án của hộ gia đình có thành viên vay vốn từ quỹ tín dụng vi mô của dự án cũng được thể hiện trong số liệu định tính. (Xem hộp 2)
Có thể khẳng định, hiệu quả của sử dụng vốn vay đến tăng thu nhập đã trực tiếp tác động đến cơ cấu và hành vi chi tiêu của hộ gia đình thành viên trong Câu lạc bộ đồng cảm. Điều đáng quan tâm là việc cải thiện thu nhập đã giúp gia đình thành viên Câu lạc bộ tiếp cận tốt hơn đến các dịch vụ xã hội. Nếu trước dự án, do thu nhập thấp nên hoạt động chi tiêu của hộ gia đình cho các khoản hầu như không có gì... nhưng khi nguồn vốn vay của dự án chuyển đến câu lạc bộ, thu nhập của hộ gia đình thành viên câu lạc bộ tăng lên và đã cơ cấu chi tiêu vào rất nhiều khoản. Từ mua lương thực, thực phẩm, thuốc men chữa bệnh, các khoản chi khác thấp hơn như chi cho học tập của các thành viên gia đình, đưa vào nguồn thu nhập chung và sử dụng chung trong gia đình, đầu tư tiếp cho sản xuất, kinh doanh, mua sắm các tài sản, vật dụng trong gia đình. Đây là những kết quả tốt của dự án, đúng như mong đợi ban đầu của dự án.
Những dẫn chứng và phân tích trên là bằng chứng rõ nét về tác động của qũy tín dụng vi mô đến việc cải thiện đời sống kinh tế cho nhóm xã hội yếu thế ở các địa phương trong vùng dự án. Các hoạt động của quỹ tín dụng vi mô của dự án đã có đóng góp không nhỏ vào quá trình giảm nghèo ở cộng đồng và giúp nhóm xã hội yếu thế hòa nhập xã hội.
Phải thấy rằng, các hoạt động của mô hình quỹ tín dụng vi mô của dự án không chỉ giúp nhóm xã hội yếu thế (ở đây là phụ nữ cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn có thân nhân bị nhiễm HIV/AIDS) tiếp cận nguồn vốn vay của dự án, mà còn mở rộng tiếp cận tốt hơn đến các nguồn vốn khác ở địa phương.
Quỹ tín dụng vi mô, bên cạnh việc cung cấp vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi khi vay, quy chế hoàn trả vốn và trả lãi, còn tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về tăng thu nhập nhằm nâng cao khả năng thực hành phát triển sản xuất của các thành viên được vay vốn. Chính những ưu thế này nổi bật này đã góp phần quan trọng vào thành công và hiệu quả kinh tế của gia đình nhóm yếu thế hưởng lợi vốn vay dự án.
Sau bốn năm dự án triển khai, những thành viên yếu thế trong cộng đồng được vay và sử dụng vốn vay đã thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Hiệu quả từ nguồn vốn vay đó đã giúp họ mở rộng cơ cấu thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình nhóm yếu thế trong cộng đồng không chỉ giảm, thoát nghèo mà còn tiếp cận tốt hơn đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục.
Ở một khía cạnh nào đó, chính sự thay đổi đời sống gia đình yếu thế thông qua tiếp cận nguồn vốn quỹ tín dụng vi mô đã giúp họ khẳng định vị thế của họ hơn, hòa nhập vào cộng đồng. Chính điều này có thể tác động đến nhận thức và nhìn nhận của các cấp chính quyền về khả năng và năng lực hòa nhập xã hội của các nhóm yếu thế, để từ đó có các chính sách xã hội phù hợp hơn. Mặt khác, nó cũng có tác động đến các định chế tài chính ở cơ sở (hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng) cũng cần cải thiện hơn các quy chế vay, hoàn trả vốn sao cho phù hợp với điều kiện của các nhóm xã hội yếu thế ở cộng đồng hiện nay.
Có thể nói, hoạt động vay vốn của dự án không chỉ đem lại những lợi ích trước mắt mà còn mang lại nhiều kết quả thiết thực, lâu dài cho nhóm xã hội yếu thế trong các cộng đồng hưởng lợi dự án. Hoạt động này sẽ và tiếp tục phát huy hiệu quả tại các địa phương hưởng lợi dự án, cho dù dự án đã rút và không còn nguồn tài trợ. Mô hình tín dụng vi mô theo kiểu này rất đáng tham khảo để nhân rộng ra các địa phương, vùng miền trên phạm vi cả nước.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử