mai.qth2710
Moderator
Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang.
FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.
Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.
Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987.
FED có một số nhiệm vụ chính như:
*
Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.
*
Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.
*
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền...
*
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.
Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.
Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng.
Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED.
Lãi suất FED được ấn định như thế nào?
Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng " lãi suất quỷ vốn của FED" Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ Fed không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ su*** hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường.
Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiếc khấu ,lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ Fed. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại Fed từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của Fed. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ Fed mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay.
Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi xuất ưu đãi và là tỷ lệ thường cao hơn 3% so với lãi suất quỷ vốn tại FED .Lãi suất ưu đãi là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của những khách hàng tin cậy nhất. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.
Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại Fed” mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế .Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát .
Ngày 25/03/2003 "lãi suất quỷ vốn tại Fed" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006. Và mức lãi suất này vẫn giữ nguyên cho đến nay.
FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.
Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.
Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987.
FED có một số nhiệm vụ chính như:
*
Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.
*
Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.
*
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền...
*
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.
Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.
Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng.
Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED.
Lãi suất FED được ấn định như thế nào?
Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng " lãi suất quỷ vốn của FED" Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ Fed không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ su*** hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường.
Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiếc khấu ,lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ Fed. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại Fed từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của Fed. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ Fed mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay.
Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi xuất ưu đãi và là tỷ lệ thường cao hơn 3% so với lãi suất quỷ vốn tại FED .Lãi suất ưu đãi là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của những khách hàng tin cậy nhất. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.
Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại Fed” mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế .Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát .
Ngày 25/03/2003 "lãi suất quỷ vốn tại Fed" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006. Và mức lãi suất này vẫn giữ nguyên cho đến nay.
Elena thuy tổng hợp