MITTAIWAN
Verified Banker
1 Bài viết mới trên blog của tiến sĩ Alan Phan. Ai chưa biết thì search thêm thông tin của tiến sĩ trên google nhé !
BLOG CỦA ALAN NGÀY CHÚA NHẬT 30/9/2012
Hai tuần rồi, tôi bù đầu với hội thảo và hội hè. Bắt đầu từ Ngày Hội Chứng Khoán của Vinabull , qua đến Hội Nghị về M&A của ASEAN, rồi Ủy Ban Phân Tích Định Giá Ngân Hàng, Hội Nghị Việt Kiều, cũng như cuộc họp thường niên của hai câu lạc bộ doanh nhân; có thể tôi phát biểu nhiều hơn Mitt Romney dù mình chỉ tranh cử một chức vụ khiêm nhường là…”Chủ Tịch Cối Xay Gió của BCA”.
Tuy nhiên, qua các trò chuyện bên lề với khoảng 2 ngàn doanh nhân Việt, lớn và bé, già và trẻ, đủ mọi ngành nghề, tôi nhận ra một điều:cuộc suy thoái kinh tế hiện tại có một ảnh hưởng sâu đậm hơn mọi số liệu nhằm tô hồng của Tổng Cục Thống Kê. Dù sức chịu đựng của các doanh nghiệp này khá thần kỳ, phần lớn đang bám trụ với những sợi chỉ rất mong manh. Cơn bão năm Thìn có cường độ không lớn hơn dự đoán, nhưng sự yếu kém của hệ thống và những lạm dụng của các thành phần ưu tú đã đi quá đà và tạo một tổn thương nặng nề.Tôi thực sự lo ngại cho một suy thoái kéo dài hơn vài ba năm. Ngoài những vấn nạn mà ai cũng biết như bong bóng BDS, nợ xấu ngân hàng, thanh khoản của chứng khoán, tình trạng tài chánh của những doanh nghiệp nhà nước, lãng phí trong ngân sách, lượng hàng tồn kho, thu nhập sụt giảm…chúng ta con phải đối đầu với 2 quả bom nổ chậm: giá vàng trong những năm tới và sự lạm phát không thể tránh khi nhu cầu ngoại tệ gia tăng khiến tỷ giá VND trượt dốc. Trong khi đó, các chương trình gọi là “tái cấu trúc” thì mâu thuẫn trong mục tiêu cũng như quyền lợi để có thể tiến xa hơn những trang giấy vẽ voi của các chuyên gia. Chánh phủ cũng như tư nhân đều chia sẻ quan điểm là nếu ta không làm gì thì ít nhất cũng không gây thêm tổn hại và sớm hay muộn, trận bão sẽ qua, mọi người sẽ quay về với công việc như không có gì xẩy ra (business as usual). Có thể họ đúng và tôi sai; nhưng cái logic của sự bất động ù lì này đi ngược với những gì tôi đã học ờ trường lớp và trường đời. Cuối tuần, một phóng viên của tờ báo “Cai Jing” ở Bắc Kinh điện thoại phỏng vấn tôi về tình hình kinh tế tại Việt nam (hơi lạ vì đây là lần đầu tiên bạn này hỏi về Việt Nam), Tôi kết luận bằng một dự đoán “MS” cho 3 năm tới (more of the same). Tôi nhớ khi đi học, chúng tôi hay diễu về các mảnh bằng đại học Mỹ cấp cho sinh viên tốt nghiệp như một minh chứng cho kiến thức thực sự của chúng tôi. Bằng cử nhân đầu tiên gọi là BS (bull shit). Bằng cao học là MS (more of the same). Bằng tiến sĩ đầy vinh dự là Ph.D. (piled higher and deeper). Tôi đoán nền kinh tế của chúng ta rồi cũng sẽ được cấp bằng tiến sĩ.Alan Phan
Nguồn:
BLOG CỦA ALAN NGÀY CHÚA NHẬT 30/9/2012
Hai tuần rồi, tôi bù đầu với hội thảo và hội hè. Bắt đầu từ Ngày Hội Chứng Khoán của Vinabull , qua đến Hội Nghị về M&A của ASEAN, rồi Ủy Ban Phân Tích Định Giá Ngân Hàng, Hội Nghị Việt Kiều, cũng như cuộc họp thường niên của hai câu lạc bộ doanh nhân; có thể tôi phát biểu nhiều hơn Mitt Romney dù mình chỉ tranh cử một chức vụ khiêm nhường là…”Chủ Tịch Cối Xay Gió của BCA”.
Tuy nhiên, qua các trò chuyện bên lề với khoảng 2 ngàn doanh nhân Việt, lớn và bé, già và trẻ, đủ mọi ngành nghề, tôi nhận ra một điều:cuộc suy thoái kinh tế hiện tại có một ảnh hưởng sâu đậm hơn mọi số liệu nhằm tô hồng của Tổng Cục Thống Kê. Dù sức chịu đựng của các doanh nghiệp này khá thần kỳ, phần lớn đang bám trụ với những sợi chỉ rất mong manh. Cơn bão năm Thìn có cường độ không lớn hơn dự đoán, nhưng sự yếu kém của hệ thống và những lạm dụng của các thành phần ưu tú đã đi quá đà và tạo một tổn thương nặng nề.Tôi thực sự lo ngại cho một suy thoái kéo dài hơn vài ba năm. Ngoài những vấn nạn mà ai cũng biết như bong bóng BDS, nợ xấu ngân hàng, thanh khoản của chứng khoán, tình trạng tài chánh của những doanh nghiệp nhà nước, lãng phí trong ngân sách, lượng hàng tồn kho, thu nhập sụt giảm…chúng ta con phải đối đầu với 2 quả bom nổ chậm: giá vàng trong những năm tới và sự lạm phát không thể tránh khi nhu cầu ngoại tệ gia tăng khiến tỷ giá VND trượt dốc. Trong khi đó, các chương trình gọi là “tái cấu trúc” thì mâu thuẫn trong mục tiêu cũng như quyền lợi để có thể tiến xa hơn những trang giấy vẽ voi của các chuyên gia. Chánh phủ cũng như tư nhân đều chia sẻ quan điểm là nếu ta không làm gì thì ít nhất cũng không gây thêm tổn hại và sớm hay muộn, trận bão sẽ qua, mọi người sẽ quay về với công việc như không có gì xẩy ra (business as usual). Có thể họ đúng và tôi sai; nhưng cái logic của sự bất động ù lì này đi ngược với những gì tôi đã học ờ trường lớp và trường đời. Cuối tuần, một phóng viên của tờ báo “Cai Jing” ở Bắc Kinh điện thoại phỏng vấn tôi về tình hình kinh tế tại Việt nam (hơi lạ vì đây là lần đầu tiên bạn này hỏi về Việt Nam), Tôi kết luận bằng một dự đoán “MS” cho 3 năm tới (more of the same). Tôi nhớ khi đi học, chúng tôi hay diễu về các mảnh bằng đại học Mỹ cấp cho sinh viên tốt nghiệp như một minh chứng cho kiến thức thực sự của chúng tôi. Bằng cử nhân đầu tiên gọi là BS (bull shit). Bằng cao học là MS (more of the same). Bằng tiến sĩ đầy vinh dự là Ph.D. (piled higher and deeper). Tôi đoán nền kinh tế của chúng ta rồi cũng sẽ được cấp bằng tiến sĩ.
Nguồn:
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: