cocghe266
Administrator
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ sẽ dành cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý và vẫn theo đuổi cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác.
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Cùng với nhiệm vụ phục hồi tăng trưởng 6-6,5% Thủ tướng cũng yêu cầu điều hành chính sách phải tiếp tục hướng kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ngày 18/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19 về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015.
Tại Chỉ thị này, ở nội dung kinh tế, người đứng đầu Chính phủ đưa ra mục tiêu tổng quát của năm 2013 là nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững.
Theo đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong năm tới sẽ tập trung vào thực hiện các giải pháp chính sách, trước hết là các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, đất đai, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%.
Hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế trước mắt tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo phải có chế tài đủ mạnh, rõ ràng, minh bạch để quản lý, giám sát có hiệu quả việc sử dụng vốn và tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo đảm khu vực doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình trong nền kinh tế.
Việc điều hành chủ yếu sẽ xoay quanh thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng, đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ sẽ dành cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý. Hoạt động quản lý với hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng tiếp tục sẽ được tăng cường và vẫn theo đuổi cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác.
Năm tới, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng như điện, than, xăng dầu và dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý; bảo đảm công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.
Tại Chỉ thị , Thủ tướng cho biết, mục tiêu huy động vào ngân sách nhà nước năm 2013 từ thuế, phí khoảng 22 – 23% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 14 – 16% so với ước thực hiện năm 2012. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2012.
Theo Bích Diệp - Dân Trí
[TABLE="width: 500, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Cùng với nhiệm vụ phục hồi tăng trưởng 6-6,5% Thủ tướng cũng yêu cầu điều hành chính sách phải tiếp tục hướng kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Ngày 18/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19 về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015.
Tại Chỉ thị này, ở nội dung kinh tế, người đứng đầu Chính phủ đưa ra mục tiêu tổng quát của năm 2013 là nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững.
Theo đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong năm tới sẽ tập trung vào thực hiện các giải pháp chính sách, trước hết là các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, đất đai, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%.
Hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế trước mắt tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo phải có chế tài đủ mạnh, rõ ràng, minh bạch để quản lý, giám sát có hiệu quả việc sử dụng vốn và tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo đảm khu vực doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình trong nền kinh tế.
Việc điều hành chủ yếu sẽ xoay quanh thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng, đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ sẽ dành cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý. Hoạt động quản lý với hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng tiếp tục sẽ được tăng cường và vẫn theo đuổi cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác.
Năm tới, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng như điện, than, xăng dầu và dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý; bảo đảm công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.
Tại Chỉ thị , Thủ tướng cho biết, mục tiêu huy động vào ngân sách nhà nước năm 2013 từ thuế, phí khoảng 22 – 23% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 14 – 16% so với ước thực hiện năm 2012. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2012.
Theo Bích Diệp - Dân Trí