Thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận liên quan tới hoạt động kinh doanh vàng

Black

Verified Banker
Tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã quy định rõ thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, Giấy phép xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu:
Thông tư này quy định doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này đến NHNN (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, cung – cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, NHNN cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 13, 14 hoặc 15 Thông tư này). Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do NHNN cấp cho tổ chức tín dụng là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm:
Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư này đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 16 và 17 Thông tư này).
Quy định về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 02 (hai) bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư này đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối). Hồ sơ bao gồm: (i) Văn bản của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này; (ii) Hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, NHNN Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Nguyên tắc lập hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là các văn bản, tài liệu trong hồ sơ được quy định tại Thông tư này phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ.
Quy định về thời hạn chuyển tiếp:
Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với NHNN Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật.
Sau thời hạn chuyển tiếp được quy định như trên, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do NHNN cấp không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Trong thời hạn chuyển tiếp quy định tại Điều 21 Nghị định 24/2012/NĐ-CP (12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành), các doanh nghiệp đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại NHNN Việt Nam; doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2012 và bãi bỏ Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/9/2003 của NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP; bãi bỏ Quyết định số 1703/2004/QĐ-NHNN ngày 28/12/2004 sửa đổi bổ sung Thông tư số 10/2003/TT-NHNN.
Ngoài ra, theo thông báo của NHNN, các nội dung khác như hoạt động mang vàng khi xuất, nhập cảnh của cá nhân; hoạt động mua, bán vàng miếng của NHNN sẽ được hướng dẫn bằng văn bản riêng.
Hoàng Hà
----------------------------------------
Procedures for granting gold trading licenses and certificates
(29/05/2012)
The State Bank of Vietnam (SBV) issued Circular No.16/2012/TT-NHNN on May 25, 2012 on the implementing guidelines of Decree No.24/2012/NĐ-CP dated April 3, 2012 on gold trading management. The Circular stipulates procedures for granting gold bar trading licenses, and raw gold import licenses for jewellery production.

The applications for granting gold bar trading licenses and raw gold import licenses:
The Circular stipulates that enterprises and credit institutions in need of gold bar trading for jewellery production, foreign investment enterprises in need of raw gold import for jewellery production, overseas investment enterprises in overseas gold mining in need of importing raw gold overseas exploited by themselves, and licensed gold mining enterprises in need of raw gold export should send directly or via mail 01 set of dossiers directly or by post 01 dossier stipulated in Article 9, Article 12, Article 13 and Article 14 of this Circular to the SBV (the Foreign Exchange Management Department) to be granted gold bar trading licenses or raw gold import and export licenses.
Pursuant to the provisions on the conditions, dossiers and procedures defined in Decree No. 24/2012/ND-CP and the Circular, the Foreign Exchange Management Department will submit request to the SBV Governor for decisions on granting gold bar trading licenses.
Pursuant to the objectives of the monetary policy and gold demand – supply in each period and provisions on the conditions, dossiers and procedures defined in Decree No. 24/2012/ND-CP and the Circular, the Foreign Exchange Management Department shall submit request to the SBV Governor for decisions on granting raw gold import – export licenses.
Within 30 (thirty) working days after receiving valid applications of enterprises and credit institutions, the SBV will grant or refuse to grant (with specific reasons) gold bar trading licenses, and raw gold export licenses (according to the forms in Appendix 13, 14 or 15 of this Circular). Gold bar trading licenses granted by the SBV for credit institutions are integral parts of their licenses.

The procedures for certificates of jewellery production and temporary raw gold import licenses for contracts of production of jewellery to be re-exported:
Enterprises in need of jewellery production and raw gold import for overseas jewellery process should send directly or send by post 01 set of dossiers specified in Article 8 and Article 11 of this Circular to SBV branches in provinces and the cities under the central government (hereafter called as SBV municipal and provincial branches) to be granted certificates for jewellery production and temporary raw gold import licenses for contracts of production of jewellery to be re-exported.
Pursuant to the provisions on the conditions, dossiers and procedures defined in Decree No. 24/2012/ND-CP and the Circular, SBV municipal and provincial branches will decide the granting of certificates for jewellery production and temporary raw gold import licenses for contracts of production of jewellery to be re-exported.
Within 30 (thirty) working days after receiving valid applications of enterprises and credit institutions, directors of SBV municipal and provincial branches will grant or refuse to grant (with specific reasons) certificates for jewellery production and temporary raw gold import licenses for contracts of production of jewellery to be re-exported (according to the forms in Appendix 16 or 17 of this Circular).

Regulations of applications for raw gold import licenses for jewellery production
Enterprises in need of importing raw gold for jewellery production directly submit or send 02 (two) dossiers in line with Article 10 of this Circular to the SBV municipal and provincial branches in order to be granted licenses on raw gold import.
Within 7 (seven) working days after receiving applications of enterprises, the SBV municipal and provincial branches send these applications for licenses of raw gold import to the SBV Foreign Exchange Management Department. An application includes: (i) Document on assessment of the enterprises by the SBV municipal and provincial branches in accordance with Article 3 of this Circular, (ii) applications of the enterprises for licenses.
Within 30 (thirty) working days from the date of receiving applications from the SBV municipal and provincial branches, the Foreign Exchange Management Department will send written notice on the acceptance or refusal to the SBV municipal and provincial branches.
Within 03 (three) working days after receiving written notice of the SBV Foreign Exchange Management Department, the Directors of the SBV municipal and provincial branches grant or refuse to grant (with specific reasons) license on raw gold import for jewellery production.
Principles of applications:
Applications for licenses on trading gold bars, raw gold import licenses and certificates of jewelry production must be original or authorized copies in line with the relevant provisions. Also, enterprises and credit institutions must be responsible for the accuracy and truthfulness of the documents.

Regulations on transitional period:
Within 06 (six) months from the effective date of this Circular, firms and credit institutions are allowed to continue trading gold bars and required to complete their applications for gold-bar trading licenses from the SBV in line with regulations stipulated in this Circular and the other relevant legal texts.
Following the transitional period, firms and credit institutions which are engaged in gold bars trading without gold – bar trading licenses from the SBV are not permitted to conduct gold bar trading.
During the transitional period stipulated in Article 21 of Decree No. 24/2012/ND-CP (12 months from the effective date of the aforesaid Decree), enterprises which are currently engaged in jewellery production have to re-register with the registration authorities and complete applications to get new licenses from the SBV; enterprises which are trading jewelry have to re-register with the registration authorities.
This Circular takes effect on July 10, 2012 and replaces Circular No. 10/2003/TT-NHNN dated September 16, 2003 guiding the implementation of Decree No. 174/1999/ND- CP of the Government dated December 9, 1999 on gold trading management and Decree No. 64/2003/ND-CP of the Government dated June 11, 2003 on revision of Decree 174/1999/ND –CP; and Decision No.1703/2004/QD-NHNN dated December 28, 2004 on revision of Circular No. 10/2003/TT-NHNN.
LVH-DH
 


Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,468
Thành viên mới nhất
go88wiki
Back
Bên trên