mai.qth2710
Moderator
Dự thảo nghị định mới về quản lý vàng, Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất được phép xuất khẩu vàng.
Giá vàng trong nước bất ngờ cao hơn giá thế giới từ 0,8-1,2 triệu đồng/lượng, không loại trừ có yếu tố đầu cơ, tạo sóng. Mấy tháng trở lại đây chúng ta rục rịch thay đổi chính sách quản lý vàng, nhưng trên thực tế chưa có gì thay đổi. Từ tháng 4-2011 chỉ có một kịch bản đơn thuần là giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, nó cho thấy hiện tượng nắm giữ, tích trữ vàng đã có cải thiện đáng kể. Người dân đã chọn thời điểm giá cao để bán ra.
Thưa ông bây giờ, ngay lúc này, người dân lại không bán nữa, họ đổ xô đi mua…
Họ mua, theo tôi có hai nguyên nhân. Thứ nhất giá vàng quốc tế lên nhanh quá, tăng chóng mặt và những dự báo giá có thể còn lên nữa. Điều này khiến những người muốn bán vàng không vội bán ra, giữ và nghe ngóng thêm. Người chưa có vàng, thì có thể muốn mua và đi mua. Từ đây cung ít đi, cầu nhiều lên, tạo ra giá mới so với giá trước đó. Thứ hai và có thật là sự làm giá của giới đầu cơ. Họ đã chọn đúng thời điểm giá vàng quốc tế bùng phát để làm giá, tạo ra khan hiếm, khó mua vàng.
Nhận ra sự tham gia của yếu tố đầu cơ, NHNN xử lý như thế nào?
Chúng ta không phải là một nước sản xuất vàng và việc giá vàng trong nước biến động phù hợp theo giá thế giới phản ánh đúng bản chất kinh tế của nó. Nhiệm vụ của NHNN là làm sao ngăn chặn được hoạt động đầu cơ, làm giá trên thị trường, gây thiệt hại cho người nắm giữ cũng như mua bán vàng. Trong khi chờ quy định mới về vàng, NHNN đảm bảo cung cầu ở mức hợp lý, trong mọi trường hợp giá nội địa không cao hơn giá vàng quốc tế.
Bằng cách nào thưa ông?
Thời gian qua chúng ta đã xuất khẩu khoảng 40 tấn vàng, thu về một lượng ngoại tệ tương đối lớn, giúp ổn định thị trường ngoại hối. Nay để bảo vệ quyền lợi người dân đang nắm giữ vàng, bình ổn thị trường, NHNN sẵn sàng cho nhập vàng (sau đó NHNN đã cho nhập 5 tấn vàng và có khả năng cho nhập thêm 5 tấn nữa - NV).
Đang có ý kiến cho rằng sự biến động của giá vàng có một phần tác động của việc mới đây Nhà nước áp dụng thuế xuất khẩu 10% cho các sản phẩm nữ trang có hàm lượng vàng từ 80% trở lên. Ông có đồng tình với ý kiến này?
Chúng ta đang xây dựng một khung pháp lý quản lý vàng theo hướng hoàn thiện, thông thoáng hơn, làm sao để thị trường có thể hoạt động theo quy luật của nó, mà vẫn kiểm soát được. Xung quanh khung pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí nhạy cảm và chúng tôi đang cân nhắc một cách thận trọng.
Phải thừa nhận hoạt động xuất khẩu vàng vừa qua là tích cực và ở một chừng mực nào đó nó phản ánh đúng mong muốn của chúng ta. Hiện chưa có thống kê chính xác lượng vàng trong dân. Đánh giá sơ bộ của chúng tôi là khoảng 300-500 tấn. Do đó số lượng xuất vừa rồi chưa phải là nhiều. Trong khi chúng ta muốn tạm thời huy động vàng trong dân, biến nó thành vốn “sống” phục vụ nền kinh tế.
Vậy thì có nên áp thuế xuất vàng cho nữ trang? Ai cũng biết lợi nhuận từ chế tác nữ trang khó đạt mức 10%, còn để ngăn chặn sự biến tướng xuất khẩu vàng nguyên liệu, thì xuất phát từ quan điểm nào? Phải chăng là e ngại cho phép xuất khẩu nhiều, mai mốt hết vàng?
Trong khi chưa có khung pháp lý như tôi đã nói ở trên, cũng phải xem xuất nhập khẩu vàng là hoạt động bình thường của nền kinh tế. Quy định của Bộ Tài chính là ngăn xuất vàng nguyên liệu dưới dạng trang sức. Tới đây sẽ có những quy định phù hợp cho xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông có thể “bật mí” quy định mới phù hợp đến mức độ nào không?
Theo dự thảo nghị định mới về quản lý vàng,cơ quan duy nhất được phép xuất khẩu vàng là NHNN. NHNN sẽ sử dụng quyền này một cách linh hoạt. Có thể NHNN trực tiếp xuất, hoặc có thể ủy quyền cho một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thay mặt NHNN thực hiện, không phải như hiện nay ai có vàng người nấy xuất, mạnh ai nấy xuất. Sau này sẽ chỉ có NHNN xuất, NHNN nhập.
Có nghĩa NHNN xuất, nhập và biến các doanh nghiệp, ngân hàng đủ tiêu chuẩn thành các chân rết “làm công ăn lương” và họ được hưởng một mức phí nhất định?
Những doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng được các tiêu chí, sẽ được NHNN chọn thu mua vàng trong dân cho NHNN và có thể được NHNN ủy quyền cho xuất vàng đó.
Tức là NHNN sẽ ấn định giá vàng, chẳng hạn giá mua vàng của dân, dựa trên biến động giá thế giới?
Đây là vấn đề còn nhiều bàn luận. Dựa trên định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN sẽ có quy định về giá cả, giống như quy định về tỷ giá trên thị trường ngoại hối.
Ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam
Nói đến ngoại hối, biến động giá vàng đang trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá…
Mục tiêu đối với ngoại tệ trong thời gian tới là ổn định giá trị đồng Việt Nam. Ổn định chứ không phải cố định. Ổn định là không làm cho nó biến động nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc biến động với mức độ lớn mà dân không lường được, doanh nghiệp, Nhà nước cũng không lường được. Đây là trọng tâm của chính sách tiền tệ từ nay đến hết năm và những năm sắp đến.
Cơ sở nào làm nền tảng cho sự ổn định chứ không phải cố định đó, thưa ông?
Cần phải nhìn nhận lại chúng ta chưa thực sự quan tâm đến vị thế của đồng Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng phá giá đồng nội tệ để đánh đổi lấy mọi thứ khác. Có thời điểm chúng ta tạo ra một mặt bằng lãi suất làm cho tiền đồng tương đối bị nới lỏng, từ đó nền kinh tế phát triển theo nghĩa thăng hoa. Đổi lại, hậu quả tiêu cực của nó là làm đồng Việt Nam ngày càng mất vị thế. Nói một cách khác, niềm tin vào giá trị của đồng Việt Nam bị ăn mòn. Nay chúng ta phải lập lại niềm tin đó, khẳng định lại bảo vệ giá trị đồng Việt Nam là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảo vệ giá trị đồng Việt Nam được bắt đầu từ đâu thưa Thống đốc?
Vừa qua chúng ta đã thiết lập được quan hệ hợp lý hơn trong lãi suất. Lãi suất tiết kiệm tiền đồng ít nhất hiện nay là 14%/năm, ngoại tệ 2%/năm. Tôi biết rằng đến giờ phút này các ngân hàng đã lách và họ trả cho người dân còn cao hơn mức đó. Giả định ngân hàng trả lãi suất đô la Mỹ tới 4%/năm, chênh lệch lãi suất vẫn còn 10%/năm.
Trong một thời gian dài, chúng ta để đồng Việt Nam tương đối cao giá trong tương quan sức mua với các đồng tiền khác, đặc biệt với đô la Mỹ. Tuy nhiên trong đợt điều chỉnh mạnh tháng 2-2011, ta đã làm cho tỷ giá thực của đồng nội tệ cân bằng với đồng đô la Mỹ. Từ tháng 2 đến nay, tỷ giá thực của đồng Việt Nam đã lên giá đôi chút. Trong trường hợp NHNN thấy cần phải xem xét điều chỉnh tỷ giá, thì chúng tôi cũng sẽ điều chỉnh không quá 1% từ nay đến cuối năm. Thậm chí NHNN sẽ để cho đồng Việt Nam lên giá một chút nữa.
Theo ông, giữ tiền đồng hiện nay là tốt nhất?
Đúng vậy! Tôi tin hiện tượng người dân đổ xô đi mua ngoại tệ sẽ không lặp lại nữa. Hiện tượng đô la hóa sẽ giảm mạnh. Tất nhiên, mới từ tháng 2 đến nay người dân đã, đang và sẽ còn nghe ngóng, mức độ tin tưởng vào chính sách của mỗi người khác nhau. Nhưng tôi tin nếu kiên trì chính sách này, niềm tin vào đồng Việt Nam sẽ ngày càng lớn.
Giả sử có đầu cơ ngoại tệ, hoặc tỷ giá biến động quá nhanh, bất thường, thì đến mức nào NHNN sẽ can thiệp? Mức tăng /giảm 200 đồng/đô la Mỹ/ngày như đầu tuần liệu đã đủ để phải can thiệp chưa, thưa ông?
Những tháng qua tỷ giá ổn định, hoạt động đầu cơ không có đất dụng võ. Đầu tuần này do giá vàng biến động, giới đầu cơ cả trên thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do tranh thủ tạo sóng. Trên thực tế, nhu cầu ngoại tệ thanh toán nhập khẩu hiện nay không cao. Thậm chí nhập khẩu xăng dầu cũng không có nhu cầu mua ngoại tệ.
Chúng tôi chưa can thiệp vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vì tỷ giá tuy có dao động theo hướng đô la Mỹ lên giá so với tiền đồng, song vẫn còn nằm trong biên độ cho phép. Trước đó tỷ giá giao dịch liên ngân hàng nằm khá xa mức trần. Nếu chúng ta điều hành tốt thị trường vàng thì tôi tin tỷ giá sẽ mau chóng trở lại mức cũ.
Phải nhìn nhận thẳng thắn vừa qua không ít lần hiện tượng làm giá xuất hiện trên thị trường liên ngân hàng và tỷ giá cũng biến động tới 100-200 đồng/đô la Mỹ/ngày, nhưng nó không thể cưỡng lại chiều hướng chung. Còn khi cung cầu có vấn đề, NHNN sẽ can thiệp mà động thái trực tiếp là bán ra ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối hiện nay cho phép chúng ta đủ sức can thiệp ở mức cần thiết. Ngoài ra, nếu cần NHNN sẽ xem xét tương quan lãi suất tiền đồng để hỗ trợ tỷ giá.
Theo Hải Lý
TBKTSG
Giá vàng trong nước bất ngờ cao hơn giá thế giới từ 0,8-1,2 triệu đồng/lượng, không loại trừ có yếu tố đầu cơ, tạo sóng. Mấy tháng trở lại đây chúng ta rục rịch thay đổi chính sách quản lý vàng, nhưng trên thực tế chưa có gì thay đổi. Từ tháng 4-2011 chỉ có một kịch bản đơn thuần là giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, nó cho thấy hiện tượng nắm giữ, tích trữ vàng đã có cải thiện đáng kể. Người dân đã chọn thời điểm giá cao để bán ra.
Thưa ông bây giờ, ngay lúc này, người dân lại không bán nữa, họ đổ xô đi mua…
Họ mua, theo tôi có hai nguyên nhân. Thứ nhất giá vàng quốc tế lên nhanh quá, tăng chóng mặt và những dự báo giá có thể còn lên nữa. Điều này khiến những người muốn bán vàng không vội bán ra, giữ và nghe ngóng thêm. Người chưa có vàng, thì có thể muốn mua và đi mua. Từ đây cung ít đi, cầu nhiều lên, tạo ra giá mới so với giá trước đó. Thứ hai và có thật là sự làm giá của giới đầu cơ. Họ đã chọn đúng thời điểm giá vàng quốc tế bùng phát để làm giá, tạo ra khan hiếm, khó mua vàng.
Nhận ra sự tham gia của yếu tố đầu cơ, NHNN xử lý như thế nào?
Chúng ta không phải là một nước sản xuất vàng và việc giá vàng trong nước biến động phù hợp theo giá thế giới phản ánh đúng bản chất kinh tế của nó. Nhiệm vụ của NHNN là làm sao ngăn chặn được hoạt động đầu cơ, làm giá trên thị trường, gây thiệt hại cho người nắm giữ cũng như mua bán vàng. Trong khi chờ quy định mới về vàng, NHNN đảm bảo cung cầu ở mức hợp lý, trong mọi trường hợp giá nội địa không cao hơn giá vàng quốc tế.
Bằng cách nào thưa ông?
Thời gian qua chúng ta đã xuất khẩu khoảng 40 tấn vàng, thu về một lượng ngoại tệ tương đối lớn, giúp ổn định thị trường ngoại hối. Nay để bảo vệ quyền lợi người dân đang nắm giữ vàng, bình ổn thị trường, NHNN sẵn sàng cho nhập vàng (sau đó NHNN đã cho nhập 5 tấn vàng và có khả năng cho nhập thêm 5 tấn nữa - NV).
Đang có ý kiến cho rằng sự biến động của giá vàng có một phần tác động của việc mới đây Nhà nước áp dụng thuế xuất khẩu 10% cho các sản phẩm nữ trang có hàm lượng vàng từ 80% trở lên. Ông có đồng tình với ý kiến này?
Chúng ta đang xây dựng một khung pháp lý quản lý vàng theo hướng hoàn thiện, thông thoáng hơn, làm sao để thị trường có thể hoạt động theo quy luật của nó, mà vẫn kiểm soát được. Xung quanh khung pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí nhạy cảm và chúng tôi đang cân nhắc một cách thận trọng.
Phải thừa nhận hoạt động xuất khẩu vàng vừa qua là tích cực và ở một chừng mực nào đó nó phản ánh đúng mong muốn của chúng ta. Hiện chưa có thống kê chính xác lượng vàng trong dân. Đánh giá sơ bộ của chúng tôi là khoảng 300-500 tấn. Do đó số lượng xuất vừa rồi chưa phải là nhiều. Trong khi chúng ta muốn tạm thời huy động vàng trong dân, biến nó thành vốn “sống” phục vụ nền kinh tế.
Vậy thì có nên áp thuế xuất vàng cho nữ trang? Ai cũng biết lợi nhuận từ chế tác nữ trang khó đạt mức 10%, còn để ngăn chặn sự biến tướng xuất khẩu vàng nguyên liệu, thì xuất phát từ quan điểm nào? Phải chăng là e ngại cho phép xuất khẩu nhiều, mai mốt hết vàng?
Trong khi chưa có khung pháp lý như tôi đã nói ở trên, cũng phải xem xuất nhập khẩu vàng là hoạt động bình thường của nền kinh tế. Quy định của Bộ Tài chính là ngăn xuất vàng nguyên liệu dưới dạng trang sức. Tới đây sẽ có những quy định phù hợp cho xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông có thể “bật mí” quy định mới phù hợp đến mức độ nào không?
Theo dự thảo nghị định mới về quản lý vàng,cơ quan duy nhất được phép xuất khẩu vàng là NHNN. NHNN sẽ sử dụng quyền này một cách linh hoạt. Có thể NHNN trực tiếp xuất, hoặc có thể ủy quyền cho một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thay mặt NHNN thực hiện, không phải như hiện nay ai có vàng người nấy xuất, mạnh ai nấy xuất. Sau này sẽ chỉ có NHNN xuất, NHNN nhập.
Có nghĩa NHNN xuất, nhập và biến các doanh nghiệp, ngân hàng đủ tiêu chuẩn thành các chân rết “làm công ăn lương” và họ được hưởng một mức phí nhất định?
Những doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng được các tiêu chí, sẽ được NHNN chọn thu mua vàng trong dân cho NHNN và có thể được NHNN ủy quyền cho xuất vàng đó.
Tức là NHNN sẽ ấn định giá vàng, chẳng hạn giá mua vàng của dân, dựa trên biến động giá thế giới?
Đây là vấn đề còn nhiều bàn luận. Dựa trên định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN sẽ có quy định về giá cả, giống như quy định về tỷ giá trên thị trường ngoại hối.
Ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam
Nói đến ngoại hối, biến động giá vàng đang trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá…
Mục tiêu đối với ngoại tệ trong thời gian tới là ổn định giá trị đồng Việt Nam. Ổn định chứ không phải cố định. Ổn định là không làm cho nó biến động nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc biến động với mức độ lớn mà dân không lường được, doanh nghiệp, Nhà nước cũng không lường được. Đây là trọng tâm của chính sách tiền tệ từ nay đến hết năm và những năm sắp đến.
Cơ sở nào làm nền tảng cho sự ổn định chứ không phải cố định đó, thưa ông?
Cần phải nhìn nhận lại chúng ta chưa thực sự quan tâm đến vị thế của đồng Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng phá giá đồng nội tệ để đánh đổi lấy mọi thứ khác. Có thời điểm chúng ta tạo ra một mặt bằng lãi suất làm cho tiền đồng tương đối bị nới lỏng, từ đó nền kinh tế phát triển theo nghĩa thăng hoa. Đổi lại, hậu quả tiêu cực của nó là làm đồng Việt Nam ngày càng mất vị thế. Nói một cách khác, niềm tin vào giá trị của đồng Việt Nam bị ăn mòn. Nay chúng ta phải lập lại niềm tin đó, khẳng định lại bảo vệ giá trị đồng Việt Nam là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảo vệ giá trị đồng Việt Nam được bắt đầu từ đâu thưa Thống đốc?
Vừa qua chúng ta đã thiết lập được quan hệ hợp lý hơn trong lãi suất. Lãi suất tiết kiệm tiền đồng ít nhất hiện nay là 14%/năm, ngoại tệ 2%/năm. Tôi biết rằng đến giờ phút này các ngân hàng đã lách và họ trả cho người dân còn cao hơn mức đó. Giả định ngân hàng trả lãi suất đô la Mỹ tới 4%/năm, chênh lệch lãi suất vẫn còn 10%/năm.
Trong một thời gian dài, chúng ta để đồng Việt Nam tương đối cao giá trong tương quan sức mua với các đồng tiền khác, đặc biệt với đô la Mỹ. Tuy nhiên trong đợt điều chỉnh mạnh tháng 2-2011, ta đã làm cho tỷ giá thực của đồng nội tệ cân bằng với đồng đô la Mỹ. Từ tháng 2 đến nay, tỷ giá thực của đồng Việt Nam đã lên giá đôi chút. Trong trường hợp NHNN thấy cần phải xem xét điều chỉnh tỷ giá, thì chúng tôi cũng sẽ điều chỉnh không quá 1% từ nay đến cuối năm. Thậm chí NHNN sẽ để cho đồng Việt Nam lên giá một chút nữa.
Theo ông, giữ tiền đồng hiện nay là tốt nhất?
Đúng vậy! Tôi tin hiện tượng người dân đổ xô đi mua ngoại tệ sẽ không lặp lại nữa. Hiện tượng đô la hóa sẽ giảm mạnh. Tất nhiên, mới từ tháng 2 đến nay người dân đã, đang và sẽ còn nghe ngóng, mức độ tin tưởng vào chính sách của mỗi người khác nhau. Nhưng tôi tin nếu kiên trì chính sách này, niềm tin vào đồng Việt Nam sẽ ngày càng lớn.
Giả sử có đầu cơ ngoại tệ, hoặc tỷ giá biến động quá nhanh, bất thường, thì đến mức nào NHNN sẽ can thiệp? Mức tăng /giảm 200 đồng/đô la Mỹ/ngày như đầu tuần liệu đã đủ để phải can thiệp chưa, thưa ông?
Những tháng qua tỷ giá ổn định, hoạt động đầu cơ không có đất dụng võ. Đầu tuần này do giá vàng biến động, giới đầu cơ cả trên thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do tranh thủ tạo sóng. Trên thực tế, nhu cầu ngoại tệ thanh toán nhập khẩu hiện nay không cao. Thậm chí nhập khẩu xăng dầu cũng không có nhu cầu mua ngoại tệ.
Chúng tôi chưa can thiệp vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vì tỷ giá tuy có dao động theo hướng đô la Mỹ lên giá so với tiền đồng, song vẫn còn nằm trong biên độ cho phép. Trước đó tỷ giá giao dịch liên ngân hàng nằm khá xa mức trần. Nếu chúng ta điều hành tốt thị trường vàng thì tôi tin tỷ giá sẽ mau chóng trở lại mức cũ.
Phải nhìn nhận thẳng thắn vừa qua không ít lần hiện tượng làm giá xuất hiện trên thị trường liên ngân hàng và tỷ giá cũng biến động tới 100-200 đồng/đô la Mỹ/ngày, nhưng nó không thể cưỡng lại chiều hướng chung. Còn khi cung cầu có vấn đề, NHNN sẽ can thiệp mà động thái trực tiếp là bán ra ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối hiện nay cho phép chúng ta đủ sức can thiệp ở mức cần thiết. Ngoài ra, nếu cần NHNN sẽ xem xét tương quan lãi suất tiền đồng để hỗ trợ tỷ giá.
Theo Hải Lý
TBKTSG