Thời hạn hiệu lực của Đăng ký giao dịch bảo đảm trước Nghị định 83/2010/NĐ-CP

simboy

Thành viên
Mình có thực hiện Hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo tại VPĐKQSDĐ Quận 1 ngày 17/06/2009

1. Vậy việc đăng ký này có hiệu lực trong 5 năm theo Nghị định số 08/2000/NĐ-CP hay là có hiệu lực tới thời điểm xóa đăng ký theo Nghị định83/2010/NĐ-CP ?

2. Theo khoản 3 Điều 53 của Nghị định 83/2010/NĐ-CP thì: "Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đăng ký lại theo quy định tại Nghị định này" có áp dụng cho trường hợp này hay không ?

Mời các bạn đóng góp ý kiến.
 
Nghị định 08/2000/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bởi Nghị định 83/2010/NĐ-CP. Trong điều khoản thi hành của Nghị định 83/2010/NĐ-CP cũng đã nói rõ rồi mà!

Xin cung cấp thêm thông tin cho bạn rõ:
1. Tại thời điểm đăng ký thì Nghị định 08 vẫn còn hiệu lực
2. Trên nguyên tắc thì Luật cũng như văn bản dưới Luật không có hiệu lực hồi tố
 
Xin cung cấp thêm thông tin cho bạn rõ:
1. Tại thời điểm đăng ký thì Nghị định 08 vẫn còn hiệu lực
2. Trên nguyên tắc thì Luật cũng như văn bản dưới Luật không có hiệu lực hồi tố
Mình không nhìn rõ thời điểm đăng ký GDĐB là ngày 17/06/2009. Nếu vậy thì bạn cũng có câu trả lời rồi, thảo luận gì nữa...
 
Mình không nhìn rõ thời điểm đăng ký GDĐB là ngày 17/06/2009. Nếu vậy thì bạn cũng có câu trả lời rồi, thảo luận gì nữa...

Tuy nhiên nghị định 83 vẫn có điều khoản chuyển tiếp, cụ thể tại khoản 3, Điều 53: "Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đăng ký lại theo Quy định tại Nghị định này"

Ngoài ra, Thông tư 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 cũng có điều khoản chuyển tiếp, cụ thể tại Khoản 1, Điều 23: "Trong trường hợp các giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên đã được đăng ký, thông báo trước ngày Nghị định số 83/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đến ngày 09/9/2010 (ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP) vẫn còn hiệu lực, thì tổ chức, cá nhân không phải thực hiện đăng ký, thông báo gia hạn, mà việc đăng ký, thông báo đương nhiên có hiệu lực cho đến khi tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu xóa đăng ký, văn bản yêu cầu xóa thông báo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP"
=> Tuy nhiên (luật VN là nhiều cái tuy nhiên lắm) THông tư 05 này lại chỉ điều chỉnh các giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, còn không nói gì đến các giao dịch tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

.. Cuộc đời sao lắm éo le
 
Tuy nhiên nghị định 83 vẫn có điều khoản chuyển tiếp, cụ thể tại khoản 3, Điều 53: "Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đăng ký lại theo Quy định tại Nghị định này"

Ngoài ra, Thông tư 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 cũng có điều khoản chuyển tiếp, cụ thể tại Khoản 1, Điều 23: "Trong trường hợp các giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên đã được đăng ký, thông báo trước ngày Nghị định số 83/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đến ngày 09/9/2010 (ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP) vẫn còn hiệu lực, thì tổ chức, cá nhân không phải thực hiện đăng ký, thông báo gia hạn, mà việc đăng ký, thông báo đương nhiên có hiệu lực cho đến khi tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu xóa đăng ký, văn bản yêu cầu xóa thông báo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP"
=> Tuy nhiên (luật VN là nhiều cái tuy nhiên lắm) THông tư 05 này lại chỉ điều chỉnh các giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, còn không nói gì đến các giao dịch tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

.. Cuộc đời sao lắm éo le
Cái này bạn cần xem lại thông tư 20/2011 thông tư liên tịch giữa bộ tư pháp và bộ tài nguyên môi trường thì mới đúng là đất đai. Mình xem thấy ko rõ lắm :D, tuy nhiên mình vẫn ủng hộ chủ trương là không phải đăng ký lại tức là có hiệu lực đến khi xoá đăng ký chứ không phải 5 năm.
 
Việc không phải đăng ký lại(thực hiện theo quy định cũ) là phù hợp. Mục đích ở đây, một phần là do quản lý giao dịch đảm bảo quá lâu cũng dễ dẫn đến ảnh hưởng cho cơ quan quản lý nếu trường hợp người đăng ký không làm các thủ tục xóa, gia hạn. bên cạnh đó là tăng thêm phí quản lý cho các cơ quan chức năng khi thực hiện đăng ký lại trong vòng 5 năm.
 
ko phải thực hiện đăng kí lại với điều kiện là HDTD cũ vẫn chưa chưa tất toán và nghĩa vụ bảo đảm vẫn như cũ. Trường hợp nghĩa vụ bảo đảm thay đổi và/ hoặc kí hợp đồng tín dụng mới thì phải đăng kí lại ko thi tài sản bảo đảm đó vô hiệu đấy
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,486
Thành viên mới nhất
caipiaovnd1122
Back
Bên trên