Không ít bậc cha mẹ bắt con mình phải học ngành mà gia đình có “người quen” để sau này không thất nghiệp.
Ảnh minh họa (internet)
Thời điểm này các bạn tân sinh viên khóa 2019 đã trải qua gần một kỳ học đầu tiên trên giảng đường đại học. Nhưng câu chuyện về định hướng và hướng nghiệp lại được bắt đầu từ những ngày trước của kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian đó, chắc chắn rằng nhiều gia đình Việt đã có những bữa "cơm không lành, canh cũng chẳng ngọt", đã nhiều câu nói "con nhà người ta" được thốt lên trong những bữa cơm ấy.
Tôi hay tâm sự với các bạn tân sinh viên. Có lần, một bạn đã nói với tôi rằng: "Anh ơi! Bố mẹ em sống bằng danh dự". Nghe xong câu nói ấy, tôi bỗng thấy thương những đứa em của mình. Tâm sự của các bạn trẻ đã làm tôi nghĩ nhiều, trăn trở nhiều vì câu hỏi: Liệu rằng danh dự gia đình có thật quan trọng với một số bậc phụ huynh hiện giờ hay không?
Không ít bậc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con trẻ nhưng lại dựa vào lối suy nghĩ: con mình phải theo học ngành hoặc một lĩnh vực nào đó mà gia đình có "người quen". Để rồi sau này, dù không thất nghiệp nhưng một bộ phận không nhỏ thế hệ học sinh hiện đại và đặc biệt là các bạn học sinh khối 12 - những chủ nhân tương lai, những con người đang nắm giữ chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển của đất nước, lại đang lạc lối, loay hoay trong vòng luẩn quẩn lựa chọn nghề nghiệp.
Đa phần phụ huynh trong số đó, luôn mong muốn và ép buộc con cái phải đi theo sự lựa chọn và định hướng của mình, mà bỏ quên đi những ước mơ, nguyện vọng của con em. Những điều đó đã tạo nên áp lực, nỗi trầm cảm rất lớn đối với các học sinh. Đáng lẽ, thay vì những sự ép buộc, hằn học, trách mắng, cha mẹ phải tạo cho các con có được một không gian chia sẻ, để đồng cảm, quan tâm.
Giữa thời đại mà tốc độ thay đổi của xã hội vượt lên nhanh chóng, thế giới luôn biến đổi. Vì vậy sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề cũng xảy ra không ngừng. Gia đình và đặt biệt là bố mẹ hãy để các sĩ tử viết tiếp chính ước mơ của các bạn, đừng đem ra so sánh với bất cứ "con nhà người ta" nào khác. Hãy nhớ con người không phải là robot. Chưa chắc rằng các bạn thi điểm cao, đậu trường top đầu sau này sẽ có thành công. Thành công chỉ đến khi chúng ta sống đúng với đam mê, với khát khao và ước mơ của mình.
Học ngành gì, làm nghề gì ngày nay đã không còn quá quan trọng. Quan trọng chính là các bạn có thật sự đam mê và cháy được hết mình với sự lựa chọn của mình hay không? Hay đó chỉ là một sự gượng ép, bắt buộc để rồi chắc chắc các bạn sẽ chuốc lấy thất bại.
Là thế hệ đã đi qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, và cũng là người đồng hành với một vài bạn tân sinh viên vừa vượt qua kỳ thi này, nếu có một lời khuyên, tôi xin dành lời nhắn nhủ cho các vị phụ huynh: "Đừng bắt con phải viết tiếp giấc mơ của cha mẹ".
Ảnh minh họa (internet)
Thời điểm này các bạn tân sinh viên khóa 2019 đã trải qua gần một kỳ học đầu tiên trên giảng đường đại học. Nhưng câu chuyện về định hướng và hướng nghiệp lại được bắt đầu từ những ngày trước của kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian đó, chắc chắn rằng nhiều gia đình Việt đã có những bữa "cơm không lành, canh cũng chẳng ngọt", đã nhiều câu nói "con nhà người ta" được thốt lên trong những bữa cơm ấy.
Tôi hay tâm sự với các bạn tân sinh viên. Có lần, một bạn đã nói với tôi rằng: "Anh ơi! Bố mẹ em sống bằng danh dự". Nghe xong câu nói ấy, tôi bỗng thấy thương những đứa em của mình. Tâm sự của các bạn trẻ đã làm tôi nghĩ nhiều, trăn trở nhiều vì câu hỏi: Liệu rằng danh dự gia đình có thật quan trọng với một số bậc phụ huynh hiện giờ hay không?
Không ít bậc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con trẻ nhưng lại dựa vào lối suy nghĩ: con mình phải theo học ngành hoặc một lĩnh vực nào đó mà gia đình có "người quen". Để rồi sau này, dù không thất nghiệp nhưng một bộ phận không nhỏ thế hệ học sinh hiện đại và đặc biệt là các bạn học sinh khối 12 - những chủ nhân tương lai, những con người đang nắm giữ chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển của đất nước, lại đang lạc lối, loay hoay trong vòng luẩn quẩn lựa chọn nghề nghiệp.
Đa phần phụ huynh trong số đó, luôn mong muốn và ép buộc con cái phải đi theo sự lựa chọn và định hướng của mình, mà bỏ quên đi những ước mơ, nguyện vọng của con em. Những điều đó đã tạo nên áp lực, nỗi trầm cảm rất lớn đối với các học sinh. Đáng lẽ, thay vì những sự ép buộc, hằn học, trách mắng, cha mẹ phải tạo cho các con có được một không gian chia sẻ, để đồng cảm, quan tâm.
Giữa thời đại mà tốc độ thay đổi của xã hội vượt lên nhanh chóng, thế giới luôn biến đổi. Vì vậy sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề cũng xảy ra không ngừng. Gia đình và đặt biệt là bố mẹ hãy để các sĩ tử viết tiếp chính ước mơ của các bạn, đừng đem ra so sánh với bất cứ "con nhà người ta" nào khác. Hãy nhớ con người không phải là robot. Chưa chắc rằng các bạn thi điểm cao, đậu trường top đầu sau này sẽ có thành công. Thành công chỉ đến khi chúng ta sống đúng với đam mê, với khát khao và ước mơ của mình.
Học ngành gì, làm nghề gì ngày nay đã không còn quá quan trọng. Quan trọng chính là các bạn có thật sự đam mê và cháy được hết mình với sự lựa chọn của mình hay không? Hay đó chỉ là một sự gượng ép, bắt buộc để rồi chắc chắc các bạn sẽ chuốc lấy thất bại.
Là thế hệ đã đi qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, và cũng là người đồng hành với một vài bạn tân sinh viên vừa vượt qua kỳ thi này, nếu có một lời khuyên, tôi xin dành lời nhắn nhủ cho các vị phụ huynh: "Đừng bắt con phải viết tiếp giấc mơ của cha mẹ".
Lê Ngọc Long
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc