Thảo luận về việc ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

votinh2089

Verified Banker
một hộ gia đình vợ chồng ông X, bà Y và 2 đứa con đều dưới 18 tuổi. GCN quyền SD đất do ông X đứng tên. Vậy khi kí hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì trên hợp đồng cần có chữ kí của ông X thôi hay cần có thêm chữ kí của bà Y nữa?
Xin các Ubers cho ý kiến :D
 
Theo mình biết thì cần phải có chữ ký của bà Y nữa thì pải.
 
Mình cũng nghĩ là cần có chữ kí của bà Y, đề phòng ông X làm gì giấu vợ :D có ai hiểu kĩ giải thích hộ bạn ấy chút
 
cai nay con xem GCN QSD dat dc cap luc nao: trc hay sau hon nhan. trc hon nhan thi khong can, con sau thi vcan vi do la tai san chung cua 2 vc. nru dua con nao tu 18t tro len thi di ki not.
 
một hộ gia đình vợ chồng ông X, bà Y và 2 đứa con đều dưới 18 tuổi. GCN quyền SD đất do ông X đứng tên. Vậy khi kí hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì trên hợp đồng cần có chữ kí của ông X thôi hay cần có thêm chữ kí của bà Y nữa?
Xin các Ubers cho ý kiến :D
chắc chắn là phải có thêm bà Y nữa tại vị nếu TH mà og X mất thì còn có bà Y ra bảo lãnh mà
 
Chồng đứng tên thì ông chồng ký tế HDTC là đúng nhưng có nhiều NH vẫn cho vợ ký chỉ là đề phòng nhưng HDTC để chồng ký trong trường hợp này không sai, nhưng HDTD cả 2 vợ chồng ký mới là chingh xác vì xác nhận cả 2 có thỏa thuận vay và cả 2 có trách nhiệm với món vay, còn HDTC do ông chồng đứng tên nên có quyền QĐ QSDĐ đó,kaka đó là ý kiến của mình.các bạn góp ý kiến nhé
 
Góp ý

Tài sản được hình thành từ 2 vợ chồng thì cần 2 chữ ký chống và vợ, còn đó là tài sản riêng của ông Chồng trước khi láy vợ mà pháp luật công nhận thì khỏi cần bà vợ cũng được, nhưng ma xui mà ông chống chết thì cũng rắc rối to. tóm lại 2 vợ chồng ký để liên đới và chịu trách nhiệm với khoản vay cho an toàn, chồng không trả thì đòi vợ và ngược lại...
 
Thứ nhất là phải xác định tính pháp lý của 2 vợ chồng này bằng cách là họ có quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận không bằng cách yêu cầu cung cấp: Giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu (nếu 2 người ở chung sẽ ghi là vợ chồng), giấy khai sinh của con.
Còn việc chứng đó có phải là tài sản riêng của ông chồng không thì chi cho mắc công vậy. Nếu là vợ chồng, thì nhất quyết phải cho 2 người kí.
Còn nếu là con dưới 18 tuổi, nhưng dưới là ở khoảng nào, nếu đã 16 và 17 tuổi vẫn có quyền trong miếng đất đó nhe. Do đó cũng phải làm biên bản họp gia tộc, hoặc giất ủy quyền, còn không thì kí được trên hồ sơ thì kí.
 
Vấn đề của bạn xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất vấ đề liên quan đến Luật hôn nhân gia đình, Luật đất đai 2003 để xem xét tài sản này riêng hay tài sản chung.
Đầu tiên bạn phải xác định tài sản thế chấp này là tài sản chung hay tài sản riêng.
Nếu tài sản riêng trên hợp đồng thế chấp chỉ cần mình ông X ký, còn bà Y chỉ cần cam kết đồng trả nợ trên Hợp đồng tín dụng là đủ. căn cứ để xác định tài sản chung riêng là từ nguồn hình thành (thừa kế, cho tặng riêng ông X bất kể tài sản hình thành trước hay sau hôn nhân đều của riêng ông X)
Căn cứ để xác định tài sản chung hay riêng như sau (bất chấp người đứng tên sở hữu): tài sản hình thành trước hôn nhân là của ông X, tài sản hình thành sau hôn nhân là của cả vợ chồng lưu ý trường hợp này xem có đăng ký kết hôn hay không, nếu có đăng ký kết hôn thì pháp luật công nhận là vợ chồng hoạc người chung sống nh7 vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không có đăng ký kết hôn thì đương nhiên được pháp luật xem như vợ chồng.
 
Vấn đề của bạn xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất vấ đề liên quan đến Luật hôn nhân gia đình, Luật đất đai 2003 để xem xét tài sản này riêng hay tài sản chung.
Đầu tiên bạn phải xác định tài sản thế chấp này là tài sản chung hay tài sản riêng.
Nếu tài sản riêng trên hợp đồng thế chấp chỉ cần mình ông X ký, còn bà Y chỉ cần cam kết đồng trả nợ trên Hợp đồng tín dụng là đủ. căn cứ để xác định tài sản chung riêng là từ nguồn hình thành (thừa kế, cho tặng riêng ông X bất kể tài sản hình thành trước hay sau hôn nhân đều của riêng ông X)
Căn cứ để xác định tài sản chung hay riêng như sau (bất chấp người đứng tên sở hữu): tài sản hình thành trước hôn nhân là của ông X, tài sản hình thành sau hôn nhân là của cả vợ chồng lưu ý trường hợp này xem có đăng ký kết hôn hay không, nếu có đăng ký kết hôn thì pháp luật công nhận là vợ chồng hoạc người chung sống nh7 vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không có đăng ký kết hôn thì đương nhiên được pháp luật xem như vợ chồng.

Bạn trả lời khá chuẩn rồi. Mình bổ sung thêm 1 ý nữa:
Theo luật hôn nhân và gia đình thì sau khi kết hôn, vợ/chồng vẫn có quyền sở hữu tài sản riêng, vì vậy cần xem xét rõ nguồn gốc hình thành của Quyền sử dụng đất và thỏa thuận riêng của vợ/chồng ông X khi cấp Quyền sử dụng đất. VD: QSDĐ được hình thành sau thời điểm đăng ký kết hôn nhưng là do bố mẹ ông X cho tặng riêng ông X thì QSDĐ này vẫn thuộc sở hữu của ông X và chỉ có mình ông X ký vào bên thế chấp trong HĐTC

Còn vấn đề những người trên 16 tuổi cùng đi ký HĐ thế chấp chỉ áp dụng đối với TH QSDĐ cấp cho Hộ gia đình (có ghi rõ số hộ khẩu). Những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp QSDĐ mà hiện tại trên 16 tuổi thì sẽ phải ký vào HĐ thế chấp.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,416
Thành viên mới nhất
bong88direct
Back
Bên trên