Về vấn đề này, tôi xin chia sẻ một số thông tin.
Trước hết: Về mô hình tổ chức bộ phận tín dụng chúng ta đang hướng tới áp dụng theo chuẩn mực quốc tế, đó là mô hình mà Basel II đã khuyến nghị: Cần có sự tách bạch giữa 3 bộ phận:
- Quan hệ khách hàng(Front office): CHức năng chủ yếu là tìm kiếm thu thập nhu cầu và thông tin khách hàng
- Quản lý rủi ro(Midle office) nhiều nơi gọi là Phòng Thẩm định: Với chức năng thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án, phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin yêu cầu bộ phận QHKH phải thu thập-Bộ phận này thông thường không gặp gỡ khách hàng để tránh nguy cơ thông đồng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Bộ phận Quản trị tín dụng(Back office) hay nhiều nơi gọi là hỗ trợ tín dụng: Là bộ phận thực hiện giải ngân và quản lý toàn bộ hồ sơ tín dụng, thông báo nhắc nợ gốc, lãi khi đến hạn. Có thể thực hiện thêm chức năng phân tích đánh giá rủi ro danh mục cho Ban Lãnh đạo.
Về cơ bản mô hình là như vậy: Đảm bảo sự tách bạch về chức năng nhiệm vụ, có thể kiểm soát chéo lẫn nhau cũng như giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hoạt động.
Thứ hai: Việc áp dụng mô hình chuẩn hóa đó vào Việt Nam thì tùy theo tính chất, quy mô hoạt động, nhóm khách hàng mục tiêu mà các ngân hàng có thể thay đổi để phù hợp với hoạt động của ngân hàng mình.
Ví dụ:
-Như teckcombank: THực hiện phê duyệt tín dụng tập trung, tức là sẽ tập trung bộ phận phê duyệt-tức là bộ phận Quản lý rủi ro như mô hình chuẩn-và tập trung ở trung tâm các vùng miền; Đối với các chi nhánh chủ yếu mang tính chất tìm kiếm và thu thập thông tin khách hàng;
+ Ưu điểm: Tránh đa số được rủi ro về đạo đức do bộ phận quyết định cho vay không gặp trực tiếp khách hàng; Tập trung những chuyên gia giỏi trong thẩm định và phân tích khách hàng-sẽ giảm nguy cơ rủi ro xảy ra,...
+ Nhược điểm: Chậm do quá trình tập hợp hồ sơ và chuyển từ các đơn vị về trung tâm, hồ sơ sẽ đầy đủ hơn, đôi khi các chuyên gia không quan tâm tới đặc thù kinh tế từng địa phương nên quyết định cho vay không đảm bảo được tính thực tế,...
- Các ngân hàng khác còn lại: THực hiện phê duyệt tín dụng bán phân tán-Thường là theo hình thức phân cấp thẩm quyền, ở một mức nào đó sẽ có một mức phán quyết cho vay phù hợp.
+ Ưu điểm: Giảm thiểu thời gian và chi phí đối với những món vay nhỏ lẻ, với mức vay ít hơn là mô hình tập trung phải chuyển toàn bộ về trung tâm vùng, miền. Phù hợp với cho vay khách hàng quy mô nhỏ và vừa,...
+ Nhược điểm: Có thể xảy ra rủi ro đạo đức do các đơn vị phán quyết với giá trị lớn mà không được kiểm soát chặt chẽ; hồ sơ khách hàng có thể sẽ không đầy đủ gây rủi ro khi phải dùng các biện pháp khởi kiện khách hàng,...
Cuối cùng: Về mô hình cũng chỉ là một phần nhỏ trong khuyến nghị của uỷ ban Basel; để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, cần phải sử dụng một cách hiệu quả các công cụ khác: như khung pháp lý quản trị rủi ro; mô hình quản trị,...