Thảo luận về ưu điểm, hạn chế của quy trình tín dụng ở các ngân hàng

To Kemcay2000, Về việc làm tờ trình mười mấy trang thì minh xin đưa VD thực tế như sau: Đối với Techcombank chẳng hạn, QHKD làm 1 tờ trình mười mấy trang sẽ gồm 2 phần chính: 1/ thẩm định toàn bộ vấn đề của khách hàng: pháp lý, Báo cáo tài chính, Phương án kinh doanh, TSDB. 2/ Đề xuất tín dụng cho khách hàng. Như vây QHKH cũng thẩm định chính chứ, cũng phải làm tờ trình gần 20 trang rồi sau đó mới chuyển sang Tái thẩm định.

Còn nhu Kemcay nói là làm 1 2 trang đề xuất thôi, thì cái này là quy trình của MB. Không có tái thẩm định, chỉ thẩm định thôi.
 
nói chung cũng còn tùy vào sự phân công nhiệm vụ của mỗi Ngân hàng và còn tùy vào số tền vay lớn hay nhỏ, mà Bộ phận thẩm định có đi xuống khách hàng (nếu có đi sẽ đi cùng QHKH) hay chỉ thẩm định trên hồ sơ giấy hay không mà thôi. Như Ngân hàng Exim thì Quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng -> Thẩm định sẽ đi cùng QHKH xuống thẩm định -> QHKH lập tờ trình thẩm dịnh -> Đưa qua Bộ phận Thẩm định xem và có phần nhận xét về rủi ro (bộ phận Thẩm định đóng vai trò quản lý rủi ro) ->họp Ban tín dụng (nếu có)(cả anh QHKH và anh Thẩm định trình hồ sơ bảo vệ ý kiến của mình nếu như xảy ra bất đồng ý kiến)
 
Thực ra thì quy trình cũng giống nhau thôi...chỉ khác nhau về cơ cấu các phòng ban
Mình cũng giới thiệu qua về quy trình bên mình (ABB)
QHKH : tìm kiếm, thẩm định và làm mọi thứ về thủ tục -->trình lên ban tín dụng
Tái thẩm : nôm na như là bộ phận quản lý rủi ro, đánh giá rủi ro có thể xảy ra của khoản vay, đề xuất ý kiến lên ban tín dụng
Quản lý tín dụng : hỗ trợ QHKH làm hồ sơ, đăng ký thế chấp, quản lý món vay, báo lãi...cho QHKH....
 
Đối với ACB thì chuyên môn hóa hơn:
- NV Kinh doanh: gặp gỡ, tiếp xúc, xác định nhu cầu
- NV thẩm định Tài sản đi thẩm định TS-> Báo cáo
- NV phân tích tín dụng dựa vào hồ sơ của NVKD, Thẩm dịnh tài sản + gặp gỡ trao đổi với khách hàng-> trình cấp phê duyệt có thẩm quyền
-Đồng ý cho vay: Phấp lý chứng từ lập Hợp đồng & cam kết này nọ -> công chứng, đăng ký
- Dịch vụ tiền vay lập KUNN và nhập thông tin -> Giải ngân, Quản lý hồ sơ, theo dõi và nhắc nhở NVKD đốc thúc KH trả nợ...-> Thanh lý & Lưu trữ
 
ủa bạn phòng tái thẩm định có phải là phòng quản lý rủi ro k? ý là nếu có một số trường hợp có rủi ro quá lớn nên phải nhờ phòng này thẩm đinh mang tính độc lập
 
Sacombank ở chi nhánh hội sở còn có bộ phận HTTD còn ở PGD làm từ A-Z. Chỉ có xác minh là cần sếp đi (Trưởng PGD or PGĐ hay GĐ tuỳ vào khoản vay lớn nhỏ và hạn mức phê duyệt) còn lại QHKH làm hết từ tiếp xúc thu thập hồ sơ thẩm định, lập tờ trình hồ sơ, hợp đồng , giải ngân, bàn giao hồ sơ, thu nợ.... Với những món vay trên 1 tỷ thì sẽ chuyển lên hội sở cho phòng thẩm định định giá.
 
nói chung cũng còn tùy vào sự phân công nhiệm vụ của mỗi Ngân hàng và còn tùy vào số tền vay lớn hay nhỏ, mà Bộ phận thẩm định có đi xuống khách hàng (nếu có đi sẽ đi cùng QHKH) hay chỉ thẩm định trên hồ sơ giấy hay không mà thôi. Như Ngân hàng Exim thì Quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng -> Thẩm định sẽ đi cùng QHKH xuống thẩm định -> QHKH lập tờ trình thẩm dịnh -> Đưa qua Bộ phận Thẩm định xem và có phần nhận xét về rủi ro (bộ phận Thẩm định đóng vai trò quản lý rủi ro) ->họp Ban tín dụng (nếu có)(cả anh QHKH và anh Thẩm định trình hồ sơ bảo vệ ý kiến của mình nếu như xảy ra bất đồng ý kiến)
Anh/chị cho e hỏi xíu nha....Nói zị thì bộ phận QHKH sẽ chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối hết ạ? A/c có thể nói rõ hơn zề quy trình của Exim hem ạ? Với quy trình đó thì có những ưu và nhược điểm gì ạ? e cảm ơn nhiều hi...
 
mình đọc qui trình tín dụng thì thấy mỗi NH 1 kiểu,tuy nhiên về bản chất thì giống nhau,QHKH gặp gỡ KH,giới thiệu về sản phẩm,tư vấn các thông tin về khoản vay,sau đó là lập hồ sơ vay,thẩm định rồi quyết định phê duyệt,giải ngân,quản lý sau cho vay,chỉ khác là mỗi NH lại chuyên biệt hóa các vị trí này ra các phòng ban khác nhau,làm như thế sẽ khiến cho các Nhân viên NH đỡ bị ôm đồm,quá tải công việc hơn,vì thể để công viêc đc trở nên trơn tru thì đòi hỏi các bộ phận này phải làm việc hết sức ăn ý,nhịp nhàg với nhau để tránh gây mất thời gian,công sức,chi phí của cả 2 bên NH và KH.
Hiện tại thì mình biết có Sacombank,QHKH NH này làm mọi việc từ A-Z,nên bạn nào mà gắn bó với QHKH lâu dài thì cố gắng vào Sacombank,như vậy thì khả năng học hỏi sẽ đc nhiều hơn,biết việc tốt hơn,còn món vay lớn quá trên 1 tỷ thì phải cho lên hội sở hết,Sacombank làm chắc,qui trình chuyên nghiệp nên nợ xấu thấp phết :)
 
Về vấn đề này, tôi xin chia sẻ một số thông tin.
Trước hết: Về mô hình tổ chức bộ phận tín dụng chúng ta đang hướng tới áp dụng theo chuẩn mực quốc tế, đó là mô hình mà Basel II đã khuyến nghị: Cần có sự tách bạch giữa 3 bộ phận:
- Quan hệ khách hàng(Front office): CHức năng chủ yếu là tìm kiếm thu thập nhu cầu và thông tin khách hàng
- Quản lý rủi ro(Midle office) nhiều nơi gọi là Phòng Thẩm định: Với chức năng thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án, phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin yêu cầu bộ phận QHKH phải thu thập-Bộ phận này thông thường không gặp gỡ khách hàng để tránh nguy cơ thông đồng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Bộ phận Quản trị tín dụng(Back office) hay nhiều nơi gọi là hỗ trợ tín dụng: Là bộ phận thực hiện giải ngân và quản lý toàn bộ hồ sơ tín dụng, thông báo nhắc nợ gốc, lãi khi đến hạn. Có thể thực hiện thêm chức năng phân tích đánh giá rủi ro danh mục cho Ban Lãnh đạo.
Về cơ bản mô hình là như vậy: Đảm bảo sự tách bạch về chức năng nhiệm vụ, có thể kiểm soát chéo lẫn nhau cũng như giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hoạt động.
Thứ hai: Việc áp dụng mô hình chuẩn hóa đó vào Việt Nam thì tùy theo tính chất, quy mô hoạt động, nhóm khách hàng mục tiêu mà các ngân hàng có thể thay đổi để phù hợp với hoạt động của ngân hàng mình.
Ví dụ:
-Như teckcombank: THực hiện phê duyệt tín dụng tập trung, tức là sẽ tập trung bộ phận phê duyệt-tức là bộ phận Quản lý rủi ro như mô hình chuẩn-và tập trung ở trung tâm các vùng miền; Đối với các chi nhánh chủ yếu mang tính chất tìm kiếm và thu thập thông tin khách hàng;
+ Ưu điểm: Tránh đa số được rủi ro về đạo đức do bộ phận quyết định cho vay không gặp trực tiếp khách hàng; Tập trung những chuyên gia giỏi trong thẩm định và phân tích khách hàng-sẽ giảm nguy cơ rủi ro xảy ra,...
+ Nhược điểm: Chậm do quá trình tập hợp hồ sơ và chuyển từ các đơn vị về trung tâm, hồ sơ sẽ đầy đủ hơn, đôi khi các chuyên gia không quan tâm tới đặc thù kinh tế từng địa phương nên quyết định cho vay không đảm bảo được tính thực tế,...
- Các ngân hàng khác còn lại: THực hiện phê duyệt tín dụng bán phân tán-Thường là theo hình thức phân cấp thẩm quyền, ở một mức nào đó sẽ có một mức phán quyết cho vay phù hợp.
+ Ưu điểm: Giảm thiểu thời gian và chi phí đối với những món vay nhỏ lẻ, với mức vay ít hơn là mô hình tập trung phải chuyển toàn bộ về trung tâm vùng, miền. Phù hợp với cho vay khách hàng quy mô nhỏ và vừa,...
+ Nhược điểm: Có thể xảy ra rủi ro đạo đức do các đơn vị phán quyết với giá trị lớn mà không được kiểm soát chặt chẽ; hồ sơ khách hàng có thể sẽ không đầy đủ gây rủi ro khi phải dùng các biện pháp khởi kiện khách hàng,...
Cuối cùng: Về mô hình cũng chỉ là một phần nhỏ trong khuyến nghị của uỷ ban Basel; để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, cần phải sử dụng một cách hiệu quả các công cụ khác: như khung pháp lý quản trị rủi ro; mô hình quản trị,...
 
Mỗi ngân hàng có một mô hình phù hợp với quy mô của mình. Việc phân tách càng nhiều bộ phận tham gia vào một quy trình thì càng hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhưng nhượng điểm là sự chậm chạp hoặc sự phối hợp không ăn ý do phải chịu những kpi khác nhau nên việc thằng nào thằng đấy làm, cứ đúng quy trình là làm. Mà quy trình tín dụng thì phức tạp, trong đó có yếu tố cảm quan của người đánh giá, đặc biệt là môi trường việt nam
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,519
Thành viên mới nhất
nhacaivn88icu
Back
Bên trên