[Thảo luận] Thuật ngữ "vết ố cafe" và "vết dầu loang" trong hoạt động QHKH

  • Bắt đầu Bắt đầu Ella_Eva
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Ella_Eva

Thành viên tích cực
Tình cờ lên Google, mình có search được 2 thuật ngữ này trong phần câu hỏi phỏng vấn
của một Ngân hàng nên mở topic này để các bạn chia sẻ quan điểm cá nhân.

" Bạn hiểu như thế nào về " vết ố cafe" và " vết dầu loang" trong hoạt động QHKH?"

Biết đâu các bạn sắp đi phỏng vấn vào các NH trong thời gian tới lại gặp đúng câu hỏi này
thì sao nhỉ:D
Tại sao không, có thể lắm chứ :D
 
Mình nghĩ vết ố cà phê ám chỉ việc những hành vi ko tốt của NV QHKH sẽ như vết ố cà phê đọng trong tâm trí KH rất khó phai mờ . Vì vậy cần phải cẩn trọng trong mọi hoạt động QHKH

Còn vết dầu loang mình nghĩ nó là hậu quả của các vết ố . Nó như kiểu tiếng lành đồn xa, tiếng xấu đồn xa ấy. Ng này truyền tai người kia
 
Đây là lần được nghe nói đến thuật ngữ này nhưng mình cũng xin chia sẻ ý kiến riêng:)
1. "Vết ố cafe":

- Về nghĩa đen: khi quần áo chúng ta bị dính vết cafe thì rất khó giặt, tẩy rửa => làm người sở hữu cái quần, áo thấy rất khó chịu và sau dần sẽ ko mặc nữa (trừ khi bất đắc dĩ).
- Phát triển lên nghĩa bóng: khi mối quan hệ giữa nhân viên ngân hàng (nhất là bộ phận front office) với khách hàng không được duy trì tốt, để lại một điều gì đó ko hài lòng trong tâm trí khách hàng thì nó tạo ra một "vết ố" trong mối quan hệ => làm khách hàng rất khó chịu. Có thể nhất thời khách hàng vẫn tiếp tục quan hệ với Ngân hàng nhưng chắc chắn số sản phẩm, dịch vụ sẽ giảm đi. Và trong tương lai, một khi tìm được Ngân hàng phù hợp hơn, khách hàng sẽ bỏ Ngân hàng hiện tại ngay lập tức.
2."Vết dầu loang": mối quan hệ trong xã hội là một chuỗi zic zac'. rất phức tạp. Khi nhân viên Ngân hàng để lại ấn tượng không tốt vs 1 khách hàng thì đồng nghĩa sẽ mất đi cơ hội phát triển thêm khách hàng , cơ hội gia tăng sản phẩm dịch vụ cho Ngân hàng. Thêm vào đó, khách hàng sẽ không đánh giá là nhân viên Ngân hàng ra sao mà quy kết trực tiếp cho Ngân hàng => hình ảnh của Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Mà 1 đồn 10, 10 đồn 100 => tiếng xấu về Ngân hàng ngày càng "được" pr rộng rãi và free:)).
Kết luận: 2 thuật ngữ cho thấy tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng trong ngành Ngân hàng hiện nay. (nói đến cái này lại nhớ đến lớp kỹ năng mềm của chị Hiền ở Khóa 2:D).
 
Vậy theo các bạn chúng ta có thể sử dụng 2 thuật ngữ này trong các hoạt động kinh doanh khác của NH ko? :)
 
Vết ố thì ko thể tẩy rửa hết dc, chắc chắn sẽ còn lại dấu vết của cafe.==> 1 hành động xấu, 1 ấn tượng xấu sẽ ko bao giờ mất đi hoàn toàn dc cho dù ta cố sửa chữa thì cũng vẫn còn lại dấu vết, đặc biệt là với ngân hàng kinh doanh bằng niềm tin, bằng uy tín thì việc này rất nghiêm trọng
Vết dầu loang thì ...chắc là loang nhanh. Mình cũng chẳng bit nữa :)) mọi người góp ý xem ;)
 
Vết dầu loang cũng giống như mình thích con nhỏ kia, nhưng mình sẽ không tấn công em nó trực tiếp mà thông qua cách cư xử với bạn bè của nó, từ đó gián tiếp gây thiện cảm cho ẻm...hehe:).1,2,3....100 đứa bạn nó khen mình tốt thì em no' sẽ bị thuần hóa thoai...:))
 
Vết dầu loang cũng giống như mình thích con nhỏ kia, nhưng mình sẽ không tấn công em nó trực tiếp mà thông qua cách cư xử với bạn bè của nó, từ đó gián tiếp gây thiện cảm cho ẻm...hehe:).1,2,3....100 đứa bạn nó khen mình tốt thì em no' sẽ bị thuần hóa thoai...:))
Bạn tán gái mà cứ như đi thuần hóa thú ế :))
 
Mọi người ở đây cho em hỏi ví dụ nhà tuyển dụng hỏi 2 câu hỏi như thế này :
"Khi em vào phòng giám đốc mà thấy con ếch ngậm đồng tiền, em làm thế nào để tiếp thị sản phẩm ấy"
"làm thế nào để bán được vỏ chai nước uống khi đã uống hết nước trong chai"
thanks các anh chị em trong diễn đàn!
 
Back
Bên trên