[Thảo luận] Một số tình huống thực tế về TÀI SẢN ĐẢM BẢO

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
hi mọi người! mình cũng có một số tình huống muốn xin ý kiến chỉ giáo của mọi người!
Tình huống xử lý về giấy chứng nhận QSD đất của ngân hàng
Một khách hàng A có một khoản vay 1 tỷ đồng tại NHCT chi nhánh X. Hiện nay khách hàng A đang bỏ trốn khỏi nơi cư trú vì vỡ nợ tín dụng đen bên ngoài. Khách hàng A đã quá hạn gốc và lãi 2 tháng tại chi nhánh X.
Hiện khoản vay của khách hàng được đảm bảo bằng quyền sử dụng một mảnh đất của khách hàng A. Giá trị TSBĐ trên thị trường khoảng 3 tỷ đồng. Gia đình của khách hàng A (bố, mẹ đẻ) đến ngân hàng đề xuất trả nợ thay con cả gốc và lãi để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngân hàng với hy vọng bảo toàn được tài sản, không để các chủ nợ khác biết. Theo bạn trong tình huống này, ngân hàng X có thể trả giấy chứng nhận cho gia đình khách hàng A để thu nợ không? Ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro gì khi làm như vậy?

Tình huống về rút tiền tiết kiệm theo thừa kế.
Ông Hoàng Văn Nghi có gửi một Sổ Tiết Kiệm 30 triệu đồng tại Chi Nhánh NHCT X, nhưng chẳng may Ông qua đời đột ngột và không để lại di chúc cho vợ và các con.
Sau khi Ông qua đời vợ Ông là bà Nguyễn Thị Dinh mang :
- Sổ Tiết Kiệm có tên chủ sở hữu là Hoàng Văn Nghi
- Chứng minh thư của 2 ông bà
- Giấy chứng tử.
- Hộ khẩu gia đình
Bà giải thích rằng các con của Ông Bà đều tách hộ khẩu riêng và hộ khẩu gia đình chỉ có tên 2 Ông Bà nên bà đề nghị rút số tiền từ sổ tiết kiệm trên. Theo bạn, trong tình huống này Ngân Hàng có giải quyết chi trả cho Khách hàng hay không?
Nhân viên Ngân Hàng phải thể hiện thái độ, khả năng tư vấn như thế nào để xoa dịu và làm vừa lòng khách hàng mà không gây cho Khách hàng tâm lý là ngân hàng gây khó dễ theo kiểu “hành là chính”?

Rủi ro gì khi nhận khối tài sản này
Có một Khách hàng tới Chi nhánh Ngân hàng Công thương X, đề nghị được vay vốn để mở rộng sản xuất. Vị khách hàng này đề nghị thế chấp Quyền sử dụng đất và và tài sản gắn liền với mảnh đất là căn nhà xây dựng xong trên mảnh đất mà vợ chồng ông khách hàng này đang cho thuê bán hàng.
Khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm nêu trên của Khách hàng, cán bộ tín dụng phát hiện ra ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất đó không có Giấy phép xây dựng.
Trường hợp này, nếu như cán bộ tín dụng Chi nhánh X đồng ý phương án thế chấp tài sản bảo đảm của khách hàng nêu trên, sẽ có rủi ro gì xảy ra đối với Chi nhánh?

Thuế khi bán vốn cho tsc
Khi chi nhánh thực hiện bán vốn cho Trụ sở chính, chi nhánh được hạch toán tăng thu nhập và khoản này được xác định là một phần Doanh thu (Doanh thu nội bộ).
Theo bạn, khi tính VAT đầu vào được khấu trừ có bao gồm phần doanh thu nội bộ này không? Tại sao?
Thanh Tú

Về thẩm định dự án đầu tư

Bạn tiếp cận được một Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu xăng dầu, hoạt động SXKD có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín dụng đạt AA và Doanh nghiệp đồng ý thiết lập quan hệ tín dụng tại Chi nhánh bạn.
Khi xem xét, thẩm định báo cáo tài chính (thời điểm 31/12/2010 và 31/3/2011) bạn nhận thấy dư nợ tại các TCTD khác là 400 tỷ đồng (chủ yếu là dư nợ bằng USD), trong khi đó dư tiền gửi và đầu tư tài chính ngắn hạn là 200 tỷ đồng (qua thẩm định chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn). Bạn cho biết trong khi dư nợ cao, nhưng tiền gửi và đầu tư tài chính ngắn hạn doanh nghiệp lại duy trì ở mức cao, điều này có bất thường không? Tại sao?
Thanh Tú

Quan hệ tín dụng

Một công ty có các hệ số tài chính tốt nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy tổng dòng tiền thuần đang bị âm. Biết rằng công ty là khách hàng vay vốn thường xuyên của ngân hàng (vay trả sòng phẳng, lãi suất cho vay ổn định).
Ở thời điểm lập báo cáo tài chính, công ty đang sản xuất kinh doanh bình thường, đồng thời đang tiến hành đầu tư mở rộng để nâng công suất. Theo Bạn, có vấn đề gì cần quan tâm khi quan hệ tín dụng với công ty này?
Thanh Tú

Mất sổ tiết kiệm
Một khách hàng đến báo mất sổ tiết kiệm. Bạn kiểm tra và thấy số tiền trong sổ này đã được rút hết trước đó 1 tháng.
Chi tiết như sau:
- Ngày 28/3/2010: Mở sổ gửi tiết kiệm số tiền 500trđ, kỳ hạn 6 tháng
- Ngày 10/7/2010: Rút hết tiền, đóng sổ
- Ngày 18/8/1010: Báo mất sổ
Là một giao dịch viên, bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Thanh Tú

Nhận tài sản bảo đảm không phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Ngày 05.10.2010, Công ty TNHH Hồng Hà đề nghị Chi nhánh NHCT X cho vay 3 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu kinh doanh. Tài sản thế chấp là 01 dây chuyền sản xuất trị giá 20 tỷ đồng. Sau khi thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng đề xuất Công ty Hồng Hà đăng ký giao dịch bảo đảm với lý do dây chuyền sản xuất đã được Công ty dùng để đảm bảo cho một khoản vay khác tại Ngân hàng ABC.
Công ty Hồng Hà không chấp thuận ý kiến của cán bộ tín dụng với lý do: Theo quy định của pháp luật hiện hành, thế chấp dây chuyền sản xuất (cho dù là bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ) không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Là cán bộ tín dụng, anh/chị giải thích và thuyết phục Công ty Hồng Hà như thế nào để vừa cho khách hàng vay được, vừa làm khách hàng cảm thấy hài lòng, đồng thời đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng Công thương Việt Nam?
BMNV
 
đây toàn là những tình huống trong môn tín dụng ngân hàng hay pháp luật ngân hàng phần tài sản bảo đảm ấy nh?:D quen quen
 
hi mọi người! mình cũng có một số tình huống muốn xin ý kiến chỉ giáo của mọi người!
Tình huống xử lý về giấy chứng nhận QSD đất của ngân hàng
Một khách hàng A có một khoản vay 1 tỷ đồng tại NHCT chi nhánh X. Hiện nay khách hàng A đang bỏ trốn khỏi nơi cư trú vì vỡ nợ tín dụng đen bên ngoài. Khách hàng A đã quá hạn gốc và lãi 2 tháng tại chi nhánh X.
Hiện khoản vay của khách hàng được đảm bảo bằng quyền sử dụng một mảnh đất của khách hàng A. Giá trị TSBĐ trên thị trường khoảng 3 tỷ đồng. Gia đình của khách hàng A (bố, mẹ đẻ) đến ngân hàng đề xuất trả nợ thay con cả gốc và lãi để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngân hàng với hy vọng bảo toàn được tài sản, không để các chủ nợ khác biết. Theo bạn trong tình huống này, ngân hàng X có thể trả giấy chứng nhận cho gia đình khách hàng A để thu nợ không? Ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro gì khi làm như vậy?

Tình huống về rút tiền tiết kiệm theo thừa kế.
Ông Hoàng Văn Nghi có gửi một Sổ Tiết Kiệm 30 triệu đồng tại Chi Nhánh NHCT X, nhưng chẳng may Ông qua đời đột ngột và không để lại di chúc cho vợ và các con.
Sau khi Ông qua đời vợ Ông là bà Nguyễn Thị Dinh mang :
- Sổ Tiết Kiệm có tên chủ sở hữu là Hoàng Văn Nghi
- Chứng minh thư của 2 ông bà
- Giấy chứng tử.
- Hộ khẩu gia đình
Bà giải thích rằng các con của Ông Bà đều tách hộ khẩu riêng và hộ khẩu gia đình chỉ có tên 2 Ông Bà nên bà đề nghị rút số tiền từ sổ tiết kiệm trên. Theo bạn, trong tình huống này Ngân Hàng có giải quyết chi trả cho Khách hàng hay không?
Nhân viên Ngân Hàng phải thể hiện thái độ, khả năng tư vấn như thế nào để xoa dịu và làm vừa lòng khách hàng mà không gây cho Khách hàng tâm lý là ngân hàng gây khó dễ theo kiểu “hành là chính”?

Rủi ro gì khi nhận khối tài sản này
Có một Khách hàng tới Chi nhánh Ngân hàng Công thương X, đề nghị được vay vốn để mở rộng sản xuất. Vị khách hàng này đề nghị thế chấp Quyền sử dụng đất và và tài sản gắn liền với mảnh đất là căn nhà xây dựng xong trên mảnh đất mà vợ chồng ông khách hàng này đang cho thuê bán hàng.
Khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm nêu trên của Khách hàng, cán bộ tín dụng phát hiện ra ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất đó không có Giấy phép xây dựng.
Trường hợp này, nếu như cán bộ tín dụng Chi nhánh X đồng ý phương án thế chấp tài sản bảo đảm của khách hàng nêu trên, sẽ có rủi ro gì xảy ra đối với Chi nhánh?

Thuế khi bán vốn cho tsc
Khi chi nhánh thực hiện bán vốn cho Trụ sở chính, chi nhánh được hạch toán tăng thu nhập và khoản này được xác định là một phần Doanh thu (Doanh thu nội bộ).
Theo bạn, khi tính VAT đầu vào được khấu trừ có bao gồm phần doanh thu nội bộ này không? Tại sao?
Thanh Tú

Về thẩm định dự án đầu tư

Bạn tiếp cận được một Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu xăng dầu, hoạt động SXKD có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín dụng đạt AA và Doanh nghiệp đồng ý thiết lập quan hệ tín dụng tại Chi nhánh bạn.
Khi xem xét, thẩm định báo cáo tài chính (thời điểm 31/12/2010 và 31/3/2011) bạn nhận thấy dư nợ tại các TCTD khác là 400 tỷ đồng (chủ yếu là dư nợ bằng USD), trong khi đó dư tiền gửi và đầu tư tài chính ngắn hạn là 200 tỷ đồng (qua thẩm định chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn). Bạn cho biết trong khi dư nợ cao, nhưng tiền gửi và đầu tư tài chính ngắn hạn doanh nghiệp lại duy trì ở mức cao, điều này có bất thường không? Tại sao?
Thanh Tú

Quan hệ tín dụng

Một công ty có các hệ số tài chính tốt nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy tổng dòng tiền thuần đang bị âm. Biết rằng công ty là khách hàng vay vốn thường xuyên của ngân hàng (vay trả sòng phẳng, lãi suất cho vay ổn định).
Ở thời điểm lập báo cáo tài chính, công ty đang sản xuất kinh doanh bình thường, đồng thời đang tiến hành đầu tư mở rộng để nâng công suất. Theo Bạn, có vấn đề gì cần quan tâm khi quan hệ tín dụng với công ty này?
Thanh Tú

Mất sổ tiết kiệm
Một khách hàng đến báo mất sổ tiết kiệm. Bạn kiểm tra và thấy số tiền trong sổ này đã được rút hết trước đó 1 tháng.
Chi tiết như sau:
- Ngày 28/3/2010: Mở sổ gửi tiết kiệm số tiền 500trđ, kỳ hạn 6 tháng
- Ngày 10/7/2010: Rút hết tiền, đóng sổ
- Ngày 18/8/1010: Báo mất sổ
Là một giao dịch viên, bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Thanh Tú

Nhận tài sản bảo đảm không phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Ngày 05.10.2010, Công ty TNHH Hồng Hà đề nghị Chi nhánh NHCT X cho vay 3 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu kinh doanh. Tài sản thế chấp là 01 dây chuyền sản xuất trị giá 20 tỷ đồng. Sau khi thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng đề xuất Công ty Hồng Hà đăng ký giao dịch bảo đảm với lý do dây chuyền sản xuất đã được Công ty dùng để đảm bảo cho một khoản vay khác tại Ngân hàng ABC.
Công ty Hồng Hà không chấp thuận ý kiến của cán bộ tín dụng với lý do: Theo quy định của pháp luật hiện hành, thế chấp dây chuyền sản xuất (cho dù là bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ) không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Là cán bộ tín dụng, anh/chị giải thích và thuyết phục Công ty Hồng Hà như thế nào để vừa cho khách hàng vay được, vừa làm khách hàng cảm thấy hài lòng, đồng thời đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng Công thương Việt Nam?
BMNV

Không có ai giải quyết tình huống này hết ah
 
Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không?
Câu 2: Ông A được phép xd nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã làm cho nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng ngay việc thi công tiếp vì có nguy cơ tiếp tục gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông được cấp phép xây dựng nhà ở 4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại X. Sau khi xem xét đề nghị của ông A, NHTM X chấp nhận ngôi nhà đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X có đúng không?
Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại NHTM B mà đến hạn ông A không thực hiện được nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố. NHTM B cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, NHTM B có toàn quyền trong việc xử lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của NHTM B có đúng với quy định hiện hành không?
Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không?
Câu 5: Ông Nguyễn văn A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại NHTM X để vay 100 triệu đồng. Đến hạn ông A không trả nợ cho NHTM X và bị ngân hàng phát mại tài sản bằng cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không ghi là tài sản thế chấp. NHTM X cho rằng khi thế chấp quyền sử dụng đất không cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà phải theo đất. Vậy quan điểm của NHTM X trong trường hợp trên là đúng hay sai?
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu đồng tại ngân hàng ABC. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả nợ cho NH ABC, ông Tâm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, NH ABC yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. Ngân hàng ABC thực hiện như vậy có đúng không?
Câu 7: Ông Trần Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay tiền tại ngân hàng Techcombank để mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ. Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ trên đề vay tại Techcombank 0,8 tỷ đồng. Sau đó, do có nhu cầu mua xe ôtô, ông Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay Vietcombank 0,5 tỷ đồng.
Yêu cầu trên của ông Đức có thể được Techcombank và Vietcombank đáp ứng không? Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý gì khi khách hàng dùng một tài sản để bảo đảm để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng?

Các bạn tích cực cho ý kiến nhé:)

Câu 1: Mình thấy thực tế chả có NH nào vừa đến hạn đã đi xiết nợ cả :D
Câu 5: Theo khoản 19 điều 1 nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về việc sửa đổi bổ sung NĐ 163 thì:
- trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Số tiền thu được từ việc xử lý TS đảm bảo được thanh toán cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trước, trừ tường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy trong trường hợp này nếu không ghi nhà là tài sản thế chấp thì NH vẫn được xử lý toàn bộ tài sản song ông A sẽ được nhận phần tiền của "nhà" trước. Mình thấy trường hợp này phải thuê thẩm định giá bên ngoài trong quá trình xử lý tài sản để đảm bảo quyền lợi cho cả NH và ông A.

---------- Post added 17-05-2012 at 10:00 AM ----------

hi mọi người! mình cũng có một số tình huống muốn xin ý kiến chỉ giáo của mọi người!
Tình huống xử lý về giấy chứng nhận QSD đất của ngân hàng
Một khách hàng A có một khoản vay 1 tỷ đồng tại NHCT chi nhánh X. Hiện nay khách hàng A đang bỏ trốn khỏi nơi cư trú vì vỡ nợ tín dụng đen bên ngoài. Khách hàng A đã quá hạn gốc và lãi 2 tháng tại chi nhánh X.
Hiện khoản vay của khách hàng được đảm bảo bằng quyền sử dụng một mảnh đất của khách hàng A. Giá trị TSBĐ trên thị trường khoảng 3 tỷ đồng. Gia đình của khách hàng A (bố, mẹ đẻ) đến ngân hàng đề xuất trả nợ thay con cả gốc và lãi để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngân hàng với hy vọng bảo toàn được tài sản, không để các chủ nợ khác biết. Theo bạn trong tình huống này, ngân hàng X có thể trả giấy chứng nhận cho gia đình khách hàng A để thu nợ không? Ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro gì khi làm như vậy?

Tình huống về rút tiền tiết kiệm theo thừa kế.
Ông Hoàng Văn Nghi có gửi một Sổ Tiết Kiệm 30 triệu đồng tại Chi Nhánh NHCT X, nhưng chẳng may Ông qua đời đột ngột và không để lại di chúc cho vợ và các con.
Sau khi Ông qua đời vợ Ông là bà Nguyễn Thị Dinh mang :
- Sổ Tiết Kiệm có tên chủ sở hữu là Hoàng Văn Nghi
- Chứng minh thư của 2 ông bà
- Giấy chứng tử.
- Hộ khẩu gia đình
Bà giải thích rằng các con của Ông Bà đều tách hộ khẩu riêng và hộ khẩu gia đình chỉ có tên 2 Ông Bà nên bà đề nghị rút số tiền từ sổ tiết kiệm trên. Theo bạn, trong tình huống này Ngân Hàng có giải quyết chi trả cho Khách hàng hay không?
Nhân viên Ngân Hàng phải thể hiện thái độ, khả năng tư vấn như thế nào để xoa dịu và làm vừa lòng khách hàng mà không gây cho Khách hàng tâm lý là ngân hàng gây khó dễ theo kiểu “hành là chính”?

Rủi ro gì khi nhận khối tài sản này
Có một Khách hàng tới Chi nhánh Ngân hàng Công thương X, đề nghị được vay vốn để mở rộng sản xuất. Vị khách hàng này đề nghị thế chấp Quyền sử dụng đất và và tài sản gắn liền với mảnh đất là căn nhà xây dựng xong trên mảnh đất mà vợ chồng ông khách hàng này đang cho thuê bán hàng.
Khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm nêu trên của Khách hàng, cán bộ tín dụng phát hiện ra ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất đó không có Giấy phép xây dựng.
Trường hợp này, nếu như cán bộ tín dụng Chi nhánh X đồng ý phương án thế chấp tài sản bảo đảm của khách hàng nêu trên, sẽ có rủi ro gì xảy ra đối với Chi nhánh?

Thuế khi bán vốn cho tsc
Khi chi nhánh thực hiện bán vốn cho Trụ sở chính, chi nhánh được hạch toán tăng thu nhập và khoản này được xác định là một phần Doanh thu (Doanh thu nội bộ).
Theo bạn, khi tính VAT đầu vào được khấu trừ có bao gồm phần doanh thu nội bộ này không? Tại sao?
Thanh Tú

Về thẩm định dự án đầu tư

Bạn tiếp cận được một Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu xăng dầu, hoạt động SXKD có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín dụng đạt AA và Doanh nghiệp đồng ý thiết lập quan hệ tín dụng tại Chi nhánh bạn.
Khi xem xét, thẩm định báo cáo tài chính (thời điểm 31/12/2010 và 31/3/2011) bạn nhận thấy dư nợ tại các TCTD khác là 400 tỷ đồng (chủ yếu là dư nợ bằng USD), trong khi đó dư tiền gửi và đầu tư tài chính ngắn hạn là 200 tỷ đồng (qua thẩm định chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn). Bạn cho biết trong khi dư nợ cao, nhưng tiền gửi và đầu tư tài chính ngắn hạn doanh nghiệp lại duy trì ở mức cao, điều này có bất thường không? Tại sao?
Thanh Tú

Quan hệ tín dụng

Một công ty có các hệ số tài chính tốt nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy tổng dòng tiền thuần đang bị âm. Biết rằng công ty là khách hàng vay vốn thường xuyên của ngân hàng (vay trả sòng phẳng, lãi suất cho vay ổn định).
Ở thời điểm lập báo cáo tài chính, công ty đang sản xuất kinh doanh bình thường, đồng thời đang tiến hành đầu tư mở rộng để nâng công suất. Theo Bạn, có vấn đề gì cần quan tâm khi quan hệ tín dụng với công ty này?
Thanh Tú

Mất sổ tiết kiệm
Một khách hàng đến báo mất sổ tiết kiệm. Bạn kiểm tra và thấy số tiền trong sổ này đã được rút hết trước đó 1 tháng.
Chi tiết như sau:
- Ngày 28/3/2010: Mở sổ gửi tiết kiệm số tiền 500trđ, kỳ hạn 6 tháng
- Ngày 10/7/2010: Rút hết tiền, đóng sổ
- Ngày 18/8/1010: Báo mất sổ
Là một giao dịch viên, bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Thanh Tú

Nhận tài sản bảo đảm không phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Ngày 05.10.2010, Công ty TNHH Hồng Hà đề nghị Chi nhánh NHCT X cho vay 3 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu kinh doanh. Tài sản thế chấp là 01 dây chuyền sản xuất trị giá 20 tỷ đồng. Sau khi thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng đề xuất Công ty Hồng Hà đăng ký giao dịch bảo đảm với lý do dây chuyền sản xuất đã được Công ty dùng để đảm bảo cho một khoản vay khác tại Ngân hàng ABC.
Công ty Hồng Hà không chấp thuận ý kiến của cán bộ tín dụng với lý do: Theo quy định của pháp luật hiện hành, thế chấp dây chuyền sản xuất (cho dù là bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ) không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Là cán bộ tín dụng, anh/chị giải thích và thuyết phục Công ty Hồng Hà như thế nào để vừa cho khách hàng vay được, vừa làm khách hàng cảm thấy hài lòng, đồng thời đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng Công thương Việt Nam?
BMNV
Hóng cao nhân vào chỉ giáo, nếu nêu rõ đc quy định ở các văn bản nào thì tốt quá:D
 
Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không?
theo điều 332 và điều 333 của Luật dân sự 2005 về "nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản", "quyền của bên nhận cầm cố tài sản" thì NHTM không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý và có thỏa thuận riêng. Trong trường hợp này, NHTM nếu không có sự cho phép trong thỏa thuận của ông B thì không được thu tiền thuê nhà của ông B.
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu đồng tại ngân hàng ABC. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả nợ cho NH ABC, ông Tâm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, NH ABC yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. Ngân hàng ABC thực hiện như vậy có đúng không?
trích dẫn Luật dân sự 2005, điều 365. Nhiều người cùng bảo lãnh:
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
như vậy trong trường hợp này, nếu ông Thắng và ông Hoàng cùng liên đới thì việc Ngân hàng làm như thế là đúng
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Rủi ro gì khi nhận khối tài sản này
Có một Khách hàng tới Chi nhánh Ngân hàng Công thương X, đề nghị được vay vốn để mở rộng sản xuất. Vị khách hàng này đề nghị thế chấp Quyền sử dụng đất và và tài sản gắn liền với mảnh đất là căn nhà xây dựng xong trên mảnh đất mà vợ chồng ông khách hàng này đang cho thuê bán hàng.
Khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm nêu trên của Khách hàng, cán bộ tín dụng phát hiện ra ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất đó không có Giấy phép xây dựng.
Trường hợp này, nếu như cán bộ tín dụng Chi nhánh X đồng ý phương án thế chấp tài sản bảo đảm của khách hàng nêu trên, sẽ có rủi ro gì xảy ra đối với Chi nhánh?
bạn nghiên cứu Luật nhà ở cho tình huống này sẽ rõ
Điều 91. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;
như vậy trong trường hợp này , nếu vẫn tiếp tục chấp nhận cho khách hàng thế chấp ngôi nhà xây trên đất không có giấy phép xây dựng thì hiển nhiên hợp đồng tín dụng vô hiệu ngay từ đầu do tài sản thế chấp không thuộc sở hữu của bên khách hàng. Nếu nhà nước thực hiện việc thu hồi đất thì hiển nhiên ngôi nhà đó không được bồi thường theo luật đất đâi 2003.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
NĐ 163 chỉ hết hiệu lực một phần.
Phần hết hiệu lực:
- Điểm d khoản 1 Điều 12 (Theo Nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định).
Khoản 2 Điều 10 và cụm từ "và số máy", cụm từ "phương tiện giao thông cơ giới" tại điểm b khoản 1 Điều 20. Cum từ "thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba" tại khoản 2 Điều 72 (Theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP).
NĐ 163 về giao dịch bảo đảm, còn NĐ 83 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
 
Câu 1:
Theo quy định thì 2 ngân hàng không thể cùng nhận thế chấp như vậy được
T2: Nếu đã cùng cho vay như vậy thì khi phát mại tài sản thì cả 2 ngân hàng đều được tham gia và khoản vay của Tech sẽ coi như đến hạn
 
Back
Bên trên