Do không nói rõ TSĐB thuộc loại TSĐB nào, nên Tôi xin trả lời như sau:
1. Ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn rủi ro, đặc biệt đối với các TSĐB thuộc những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm gồm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
đ) Các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định
Nếu TSĐB thuộc danh mục trên mà chưa đăng ký giao dịch Bảo đảm thì Hợp đồng thế chấp chưa có hiệu lực. Vì vậy, Ngân hàng không xử lý được TSĐB. Nếu khi Tòa Án xử, có khả năng Tòa án sẽ tuyên yêu cầu trả lại TSĐB cho Bên thế chấp.
2. Ngân hàng có thể chịu rủi ro, nhưng ở mức độ thấp hơn, nếu TSĐB không thuộc danh mục các TSĐB đã nêu ở trên.
+ Nếu TSĐB đã thế chấp tại Ngân hàng khác và Ngân hàng đó đã đăng ký giao dịch Bảo đảm: Ngân hàng sẽ không có quyền lợi gì trong TSĐB đó.
+ Nếu TSĐB đã thế chấp tại Ngân hàng khác và Ngân hàng đó chưa đăng ký giao dịch Bảo đảm: tùy thuộc vào thời điểm ký thế chấp, nếu Ngân hàng nào ký HĐTC trước sẽ được ưu tiên xử lý.
Ngân hàng bạn có thể khởi kiện Khách hàng lừa đảo thế chấp 01 TSĐB cho nhiều TCTD khác ở một vụ án khác, nhưng trước mắt Ngân hàng bạn có khả năng mất trắng TSĐB trên.
........Never say die ....... Never give up.......