[Thảo luận] Các tình huống kinh doanh trong ngân hàng

Ngơ Siêu Nhân

Lon ton chạy vặt
Với mục tiêu là để cho các bạn sinh viên đã và đang ngồi trên ghế nhà trường có thể tiếp xúc được với các tình huống phát sinh thực tế trong ngân hàng để có được 1 cái nhìn chắc chắn về các hoạt động ngân hàng , vì vậy mà topic này được lập nên , và bao gồm các phần sau :

1. Phần các câu hỏi tình huống :
- Ngoài các câu hỏi mình up lên thì mọi người cũng có thể tự up các câu hỏi tình huống của mình lên nhé :)
2. Phần thảo luận :
- Mọi người thoải mái thảo luận phía dưới câu hỏi để có thể hiểu hơn về tình huống cũng như đưa ra 1 đáp án hợp lý nhất
3. Phần gợi ý trả lời :
- Cũng sẽ được up lên hàng tuần cùng với câu hỏi mới


1. Tình huống 1 :
Công ty A được chi nhánh NHTM X xác định giới hạn tín dụng năm 2008 là 70 tỷ đồng. Ngày 4/12/2008 số dư tín dụng của Công ty A là 65 tỷ đồng. Công ty có nhu cầu mở L/C nhập khẩu nguyên liệu trị giá 500.000 USD nhưng đã được bảo đảm đầy đủ bằng chứng chỉ tiền gửi do NHTM X phát hành.CBTD xác định giới hạn tín dụng của công ty A là 73.5 tỷ đồng ( Tỷ giá ngày 4/12/2008 là 1 USD = 17.000 VND ) . Ý kiến của bạn về cách giải quyết của CBTD ? Tại sao ?

2.Tình huống 2:
Công ty B là khác hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Công ty B đề nghị chi nhánh NHCT B cho vay 50.000 USD để chuyển sang tiền việt nam đồng, phục vụ nhu cầu thu mua hàng xuất khẩu. Sau khi thẩm định CBTD nhận thấy khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu ngoại tệ ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ và đề nghị duyệt cho vay. Theo bạn, CBTD xử lý đúng hay chưa đúng? Hãy đưa ra ý kiến của mình.

Mọi người bắt đầu hoạt động bàn tán nào :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Tình huống 1:
Việc mở phát sinh nhu cầu mở LC 500,000 USD => CBTD đã vội xác định lại HMTD là 73,5 tỷ đồng là hoàn toàn không hợp lý. Vì:
Thứ nhất: Trong trường hợp này do 100% nhu cầu được bảo đảm 100% bằng tiền (do chính NHTM X phát hành). Do đó nhu cầu này không tính vào HM
Thứ hai: Việc phát sinh nhu cầu mở LC này liệu KH trên có phát sinh thường xuyên hay không? Hay chỉ là tại 1 thời điểm nhất định => phù hợp với cho vay theo món hơn
 
Tình huống 02:
Tại thời điểm khách hàng có nhu cầu vay vốn, việc vay vốn bằng ngoại tệ được quy định cụ thể trong pháp lệnh ngoại hối và các thông tư NHNN. Thông tư mới nhất 07/2011 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09.05.11
"các tổ chức tín dụng cho vay ngắn hạn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ để trả nợ vay từ nguồn thu xuất khẩu; trường hợp khách hàng vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn này để sử dụng trong nước, thì khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot)".
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay ngoại tệ, khách hàng B có nhu cầu vay 50.000 USD để thu mua hàng xuất khẩu là hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, CBTD phải kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng (thể hiện trên hồ sơ chứng từ: các hợp đồng đầu vào, đầu ra, hóa đơn, biên bản giao nhận hàng...)
Theo đề bài, CBTD đã thẩm định kỹ tình hình tài chính của khách hàng, phương án kinh doanh + có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng thu mua đảm bảo khả năng trả nợ do vậy đề xuất duyệt vay là đúng nhưng chưa đủ (thiếu đảm bảo tiền vay)
Lưu ý: Sau khi thực hiện giải ngân, khách hàng phải bán lại số ngoại tế đó cho ngân hàng B theo tỷ giá tại thời điểm mua bán (ngay sau khi giải ngân)
Ngân hàng sẽ chuyển tiền cho bên bán hàng cho cty B theo hồ sơ chứng từ bên B cung cấp.

---------- Post added at 09:51 PM ---------- Previous post was at 09:45 PM ----------

Tình huống 01:
Không đề cập đến L/C đến hạn thanh toán trong năm 2008 hay sang năm 2009.
L/C nhập khẩu được đảm bảo bằng 100% tiền (STK, giấy tờ có giá do chính ngân hàng phát hành) nên việc mở L/C không ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng năm 08 (giới hạn tín dụng năm 08) của khách hàng.
Việc mở L/C, xác định giới hạn tín dụng năm 08 cho cty A 73,5 tỷ đồng là không hợp lý.
 
Back
Bên trên