Thanh toán Quốc tế theo tiêu chuẩn điện SWIFT

GIAO DỊCH THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) THEO TIÊU CHUẨN ĐIỆN SWIFT

swift-code.png


Trong quá trình làm thanh toán quốc tế, chắc hẳn các bạn nhiều lúc đặt câu hỏi như SWIFT là gì, swift code là gì và mục đích của chúng ra sao.

I. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ SWIFT

1- Các phương tiện truyền tin sử dụng trong Thanh toán quốc tế

Các phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng trong Thanh toán quốc tế gồm:

– Truyền thông tin qua Thư tín: Đây là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, đến nay phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng. Đặc điểm của phương tiện này là chậm vì phải mất một khoảng thời gian luân chuyển trên đường thường chi phí cao, không an toàn.

– Truyền thông tin qua Telex: Việc thực hiện các giao dịch Thanh toán quốc tế thông qua phương tiện Telex. Đặc điểm của phương tiện Telex là chậm (thời gian truyền một bức điện dài, nếu là L/C phải mất 10-20 phút) chi phí điện tín cho một giao dịch cao. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không an toàn, chưa có một chuẩn chung cho các giao dịch Thanh toán quốc tế

– Truyền thông tin qua SWIFT

– Các phương tiện khác….



2- SWIFT là gì?

– SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế (Viết tắt của Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication).

– Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải là lợi nhuận.



3- Tại sao nên sử dụng SWIFT trong hoạt động Thanh toán quốc tế

Lý do sử dụng SWIFT của các ngân hàng trên thế giới là dựa vào những ưu điểm của nó, gồm:

– Là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.

– Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.

– Chi phí cho một điện giao dịch thấp.

– Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế giới

Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin Thanh toán quốc tế chính, bên cạnh vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác:

Ví dụ: Khi chuyển bộ chứng từ Thanh toán quốc tế vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được. Hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở Myanmar chưa tham gia SWIFT.



4- Địa chỉ SWIFT

Mỗi ngân hàng tham gia vào SWIFT đều được xác định bởi một địa chỉ BIC cụ thể (Bank Identifier Code). Thông qua địa chỉ này mà các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp.

Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác.

Kết cấu của địa chỉ SWIFT gồm hai loại

– Loại 8 ký tự:

XXXX XX XX

Bank Country area

Code Code Code

Ví dụ: Địa chỉ BIC của Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt, Trụ sở chính, Hà nội

LVBK VN VX

Code Code Code

NHLiên Việt Việt Nam Hà nội

– Loại 11 ký tự: Là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh.

XXXX XX XX XXX

Bank Country Area Branch

Code Code Code Code

thanh toán quốc tế Swift Codes


5- Cách phân chia Mẫu điện SWIFT.

– Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 9 nhóm điện, mỗi nhóm điện được sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc tế

Ví dụ: Nhóm 3: Sử dụng cho mua bán ngoại tệ

Nhóm 7: Sử dụng cho Thư tín dụng và Bảo lãnh

Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng

Nhóm 2: Sử dụng cho chuyển tiền thanh toán cho các tổ chức tài chính.

………………………………….

– Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp khác nhau:

Ví dụ ở nhóm 7:

Để phát hành thư tín dụng dùng mẫu điện 700 và 701
Để tu chỉnh thư tín dụng dùng mẫu điện 707
……………………………………

6- Cấu trúc của một Mẫu điện SWIFT.

Mỗi một bức điện SWIFT gồm 3 phần:

* Phần đầu điện chứa các thông tin sau:

+ Loại điện giao dịch

+ Ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện.

+ Giờ gửi và giờ nhận điện.

+ Xác nhận tình trạng điện.

+ Tham chiếu điện gửi và điện nhận



* Phần nội dung điện (Text)

Phần này chứa đựng nội dung giao dịch, nó bao gồm các trường với các khuôn định dạng và các tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức SWIFT



– Phần kiểm tra khóa SWIFT

Phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT tại TT TTQT và ngân hàng đại lý.

+ Điện ACK: Là điện giao dịch TTQT được hệ thống SWIFT xác nhận gửi đi tốt

+ Điện NAK: Là điện giao dịch TTQT bị hệ thống SWIFT trả lại do điện có lỗi cần phải sửa và gửi lại.

+ Điện UAK: Là điện giao dịch TTQT do ngân hàng đại lý gửi tới cho TT TTQT qua mạng SWIFT.



Hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về Swift, cách dùng của chúng trong thanh toán quốc tế.

Chúc các bạn học tập và làm việc tốt!


Nguồn Trung tâm kiến tập
 
Chỉnh sửa lần cuối:


Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,468
Thành viên mới nhất
go88wiki
Back
Bên trên