cocghe266
Administrator
Nợ xấu của một số Ngân hàng thương Việt Nam (NHTM) hiện nay đã đến ngưỡng báo động (trên 10%/ tổng dư nợ và có xu hướng tăng lên), nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ rất nguy hiểm cho cả hệ thống ngân hàng, cho nền kinh tế, bởi đây là rào cản lớn nhất vốn tín dụng đến với doanh nghiệp (DN). Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này, thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn.
Để xảy ra nợ xấu trong kinh doanh ngân hàng, trách nhiệm chính trong việc thu hồi nợ xấu là chủ nợ - NHTM và con nợ - DN vay vốn. Thực tế các NHTM vẫn đang nỗ lực giải quyết trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình. Nhưng khi nợ xấu đã đến ngưỡng báo động, nếu cứ để các NHTM và DN tự xử lý, thì thời gian kéo dài, số lượng DN không có vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản sẽ tiếp tục gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng, trong khi hàng hóa lại chậm tiêu thụ.
Như vậy, nền kinh tế sẽ mất đi một lượng vốn lớn, do vốn không được quay, dòng tiền trong nền kinh tế không lưu thông được, hệ thống ngân hàng tiếp tục khó khăn về thanh khoản. Điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia. Khi nợ xấu quá ngưỡng cho phép (nợ xấu khoảng dưới 5%/tổng dư nợ là bình thường), thì phải có biện pháp xử lý nợ xấu từ nhiều phía, trong đó có biện pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Để xử lý nợ xấu có nhiều biện pháp, nhưng biện pháp từ nội tại các NHTM phải được coi là chủ yếu thông qua việc nâng cao quản trị rủi ro và trích đúng, đủ dự phòng theo qui định. Còn xử lý nợ qua “Công ty mua bán nợ xấu (AMC) trực thuộc NHNN”, hay qua Công ty “Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – DATC” của Bộ Tài chính, chúng tôi cho rằng không phải là giải pháp tối ưu cho các NHTM hiện nay.
Một trong những vấn đề được nhiều ý kiến bàn luận là nguồn lực để xử lý nợ xấu từ đâu? Có ý kiến cho rằng phát hành trái phiếu chính phủ để mua nợ; cũng có ý kiến cho rằng nguồn này lấy từ ngân sách, suy cho cùng là dùng tiền thuế của dân; còn ý kiến “thành lập AMC trực thuộc NHNN với số vốn khoảng 100.000 tỷ đồng”... Dù nguồn từ đâu để mua nợ xấu của các NHTM đều làm người dân bức xúc. Điều cần phải làm rõ là: Ai là người để xảy ra nợ xấu – đầu tiên là NHTM (do nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại), nhưng các NHTM không thể tự tạo ra nợ xấu. Nợ xấu là do các con nợ - DN/người dân vay vốn đến hạn không trả được nợ, mà việc không trả được nợ cho các NHTM không chỉ do yếu kém chủ quan của DN, mà còn có nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách quản lý. Vì vậy, xử lý nợ xấu lúc này không chỉ là trách nhiệm đơn lẻ của các NHTM, DN, mà cần có sự tham gia của Nhà nước.
Để xử lý nợ xấu của NHTM hiện nay phải bằng nhiều nguồn, nhưng phải khẳng định nguồn cơ bản nhất phải từ dự phòng rủi ro của chính NHTM. Còn nguồn từ NHNN cũng rất quan trọng, nhưng nguồn này nên thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn/ hoặc ứng vốn để các NHTM cơ cấu lại danh mục tài sản và bù đắp những tổn thất rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Biện pháp này NHNN thực hiện được ngay, vì thuộc thẩm quyền của NHNN.
Không phải nợ xấu nào cũng được xử lý, các khoản nợ xấu của NHTM được xử lý phải là những khoản nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Các NHTM nằm trong diện xử lý nợ xấu, phải có phương án xử lý nợ xấu thông qua AMC của chính mình và ở một chừng mực nhất định có thể mua nợ từ các NHTM khác. Khi nợ xấu tại các NHTM được cải thiện, thì NHNN cũng từng bước thu hồi khoản vốn cho vay dưới hình thức tái cấp vốn hay ứng vốn này.
Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vì thế cần triển khai đồng bộ để các giải pháp phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế đến mức tối thiểu những bất lợi nảy sinh.
Để xử lý nợ xấu, có ý kiến cho rằng nên thực hiện tách bạch nợ xấu thành từng nhóm, mỗi nhóm sẽ có phương án xử lý riêng. Theo tôi, việc tách bạch từng nhóm nợ trong khối nợ xấu của mỗi NHTM là để có cách xử lý là cần thiết, nhưng không có nghĩa là tách ra là xử lý được ngay. Việc thành lập AMC (nếu có), cũng chỉ là một trong các giải pháp.
Mục tiêu phải đạt được trong việc xử lý nợ xấu là: Tạo điều kiện để các NHTM thiết lập quan hệ tín dụng mới, có cơ sở để những DN còn khả năng hoạt động vay vốn; đồng thời thanh lọc những DN, ngân hàng yếu kém trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác thông qua xử lý nợ xấu, các NHTM mới có điều kiện hạ nhanh hơn lãi suất tiền vay. Lãi suất cho vay trong thời gian qua giảm chậm cũng có nguyên nhân từ nợ xấu không được xử lý, buộc các NHTM phải tính một phần chi phí từ nợ xấu vào lãi suất cho vay.
Để việc xử lý nợ xấu được minh bạch, tránh tình trạng thiên vị cho NHTM này hay DN kia, cần thiết đưa ra nhưng qui định cụ thể về khoản nợ xấu được xử lý, cách xử lý đối với khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm và nợ xấu không có tài sản bảo đảm, thời hạn xử lý cho từng loại… và thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông. Trong quá trình triển khai cần tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm./.
Để xảy ra nợ xấu trong kinh doanh ngân hàng, trách nhiệm chính trong việc thu hồi nợ xấu là chủ nợ - NHTM và con nợ - DN vay vốn. Thực tế các NHTM vẫn đang nỗ lực giải quyết trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình. Nhưng khi nợ xấu đã đến ngưỡng báo động, nếu cứ để các NHTM và DN tự xử lý, thì thời gian kéo dài, số lượng DN không có vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản sẽ tiếp tục gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng, trong khi hàng hóa lại chậm tiêu thụ.
Như vậy, nền kinh tế sẽ mất đi một lượng vốn lớn, do vốn không được quay, dòng tiền trong nền kinh tế không lưu thông được, hệ thống ngân hàng tiếp tục khó khăn về thanh khoản. Điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia. Khi nợ xấu quá ngưỡng cho phép (nợ xấu khoảng dưới 5%/tổng dư nợ là bình thường), thì phải có biện pháp xử lý nợ xấu từ nhiều phía, trong đó có biện pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Để xử lý nợ xấu có nhiều biện pháp, nhưng biện pháp từ nội tại các NHTM phải được coi là chủ yếu thông qua việc nâng cao quản trị rủi ro và trích đúng, đủ dự phòng theo qui định. Còn xử lý nợ qua “Công ty mua bán nợ xấu (AMC) trực thuộc NHNN”, hay qua Công ty “Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – DATC” của Bộ Tài chính, chúng tôi cho rằng không phải là giải pháp tối ưu cho các NHTM hiện nay.
Một trong những vấn đề được nhiều ý kiến bàn luận là nguồn lực để xử lý nợ xấu từ đâu? Có ý kiến cho rằng phát hành trái phiếu chính phủ để mua nợ; cũng có ý kiến cho rằng nguồn này lấy từ ngân sách, suy cho cùng là dùng tiền thuế của dân; còn ý kiến “thành lập AMC trực thuộc NHNN với số vốn khoảng 100.000 tỷ đồng”... Dù nguồn từ đâu để mua nợ xấu của các NHTM đều làm người dân bức xúc. Điều cần phải làm rõ là: Ai là người để xảy ra nợ xấu – đầu tiên là NHTM (do nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại), nhưng các NHTM không thể tự tạo ra nợ xấu. Nợ xấu là do các con nợ - DN/người dân vay vốn đến hạn không trả được nợ, mà việc không trả được nợ cho các NHTM không chỉ do yếu kém chủ quan của DN, mà còn có nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách quản lý. Vì vậy, xử lý nợ xấu lúc này không chỉ là trách nhiệm đơn lẻ của các NHTM, DN, mà cần có sự tham gia của Nhà nước.
Để xử lý nợ xấu của NHTM hiện nay phải bằng nhiều nguồn, nhưng phải khẳng định nguồn cơ bản nhất phải từ dự phòng rủi ro của chính NHTM. Còn nguồn từ NHNN cũng rất quan trọng, nhưng nguồn này nên thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn/ hoặc ứng vốn để các NHTM cơ cấu lại danh mục tài sản và bù đắp những tổn thất rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Biện pháp này NHNN thực hiện được ngay, vì thuộc thẩm quyền của NHNN.
Không phải nợ xấu nào cũng được xử lý, các khoản nợ xấu của NHTM được xử lý phải là những khoản nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Các NHTM nằm trong diện xử lý nợ xấu, phải có phương án xử lý nợ xấu thông qua AMC của chính mình và ở một chừng mực nhất định có thể mua nợ từ các NHTM khác. Khi nợ xấu tại các NHTM được cải thiện, thì NHNN cũng từng bước thu hồi khoản vốn cho vay dưới hình thức tái cấp vốn hay ứng vốn này.
Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vì thế cần triển khai đồng bộ để các giải pháp phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế đến mức tối thiểu những bất lợi nảy sinh.
Để xử lý nợ xấu, có ý kiến cho rằng nên thực hiện tách bạch nợ xấu thành từng nhóm, mỗi nhóm sẽ có phương án xử lý riêng. Theo tôi, việc tách bạch từng nhóm nợ trong khối nợ xấu của mỗi NHTM là để có cách xử lý là cần thiết, nhưng không có nghĩa là tách ra là xử lý được ngay. Việc thành lập AMC (nếu có), cũng chỉ là một trong các giải pháp.
Mục tiêu phải đạt được trong việc xử lý nợ xấu là: Tạo điều kiện để các NHTM thiết lập quan hệ tín dụng mới, có cơ sở để những DN còn khả năng hoạt động vay vốn; đồng thời thanh lọc những DN, ngân hàng yếu kém trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác thông qua xử lý nợ xấu, các NHTM mới có điều kiện hạ nhanh hơn lãi suất tiền vay. Lãi suất cho vay trong thời gian qua giảm chậm cũng có nguyên nhân từ nợ xấu không được xử lý, buộc các NHTM phải tính một phần chi phí từ nợ xấu vào lãi suất cho vay.
Để việc xử lý nợ xấu được minh bạch, tránh tình trạng thiên vị cho NHTM này hay DN kia, cần thiết đưa ra nhưng qui định cụ thể về khoản nợ xấu được xử lý, cách xử lý đối với khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm và nợ xấu không có tài sản bảo đảm, thời hạn xử lý cho từng loại… và thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông. Trong quá trình triển khai cần tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm./.
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
VietinBank
VietinBank