haiduytran
Thành viên tích cực
Mọi người phân tích đúng sai trong trường hợp này cho mình với.
Doanh nghiệp A là:
Trường hợp 1: Công ty TNHH 3 thành viên
Trường hợp 2: Công ty tư nhân
Trường hợp 3: Công ty cổ phần
muốn vay vốn của ngân hàng B nhưng lấy tài sản thế chấp là hồ sơ nhà ở và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị ( hoặc tổng giám đốc)
Nếu doanh nghiệp A sử dụng tài sản thế chấp như vậy thì có được ngân hàng B chấp nhận hay không? Tại sao?
Trước hết, bạn cần hiểu tại sao lại có câu hỏi này. Đó là vì theo khoản 5 Điều 144 bộ luật dân sự quy định: "Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy, nếu chỉ đối chiếu với quy định trên thì cả 3 trường hợp trên đều không được.
Tuy nhiên, điều 59 Luật doanh nghiệp lại quy định những giao dịch trên sẽ được thông qua nếu có sự đồng ý của Hội đồng thành viên chấp thuận (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên - trường hợp 1). Như vậy, nó chính là rơi vào trường hợp "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" ở trên.
Tương tự đối với trường hợp 3 là Điều 120 Luật doanh nghiệp quy định.
Riêng đối với trường hợp 2 là công ty tư nhân thì ở đây chắc là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp đồng thời cũng là Giám đốc. Trong trường hợp này chỉ cần ký hợp đồng 2 bên là đúng với pháp luật.
Một điểm nữa, việc ủy quyền cho phó tổng giám đốc ký cũng là 1 cách hay nhưng chỉ là cách tạm thời. Bạn cần viện dẫn những điều trên để trả lời cho chính xác nhất.
Thân ái!