Thắc mắc liên quan đến Đăng ký giao dịch bảo đảm

  • Bắt đầu Bắt đầu yukihara
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

yukihara

Thành viên
Đối với việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm thì trong trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm, việc đăng ký giao dịch bảo đảm do ai thực hiện và cái đó có được tính vào list hồ sơ hay ko
Anh chị và các bạn giải đáp giúp em vấn đề này nhé :)
 
Đối với việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm thì trong trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm, việc đăng ký giao dịch bảo đảm do ai thực hiện và cái đó có được tính vào list hồ sơ hay ko
Anh chị và các bạn giải đáp giúp em vấn đề này nhé :)
Đối với BĐS, trường hợp nào cũng phải đăng ký giao dịch đảm bảo. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo có 2 ý nghĩa:
1. Xác định thứ tự ưu tiên phát mại trong trường hợp có nhiều hơn 1 ngân hàng cùng nhận thế chấp tài sản đó.
2. Để đảm bảo rằng tài sản đó không bị làm lại giấy tờ (giả sử KH báo mất sổ đỏ rồi yêu cầu làm lại nhưng thực tế sổ đỏ đang trong kho của Ngân hàng).

Ngoài BDS, tất cả các trg hợp TSĐB khác cũng đều phải đăng ký giao dịch đảm bảo hoặc phong toản tại nơi phát hành ra nó hoặc trung tâm đăng ký tài sản đảm bảo.

Về hồ sơ thì có 1 cái đơn Yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo, tuy nhiên đơn này có mẫu và do ngân hàng cung cấp, KH chỉ việc ký thôi bạn ạ.
 
góp ý

Đối với việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm thì trong trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm, việc đăng ký giao dịch bảo đảm do ai thực hiện và cái đó có được tính vào list hồ sơ hay ko
Anh chị và các bạn giải đáp giúp em vấn đề này nhé :)

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (mới nhất) thì các trường hợp phải đăng ký GDBĐ là:

1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, tài sản đảm bảo là BĐS thì mọi trường hợp phải đăng ký GDBD.

Người đăng ký thì theo điều 5 của Nghị định này được hiểu là ngân hàng hoặc khách hàng (người bảo đảm hoặc người nhận bảo đảm)..Bạn có thể xem rõ hơn ở văn bản này. Lưu ý: hiện nay đa phần các ngân hàng thực hiện đăng ký nhưng cũng có nhiều ngân hàng để khách hàng tự đi đăng ký. Đây là trường hợp cần thận trọng vì thực tế đã có khách hàng giả GCN QSD đất và giả xác nhận đăng ký của cơ quan đăng ký GDBĐ.
 
Đúng là có nhiều trường hợp khách hàng đã làm giả GCN QSDĐ và giả xác nhận đăng ký GDBĐ. Do đó nvien ngân hàng làm nhiệm vụ đi đăng ký GDBĐ fai thực sự thận trọng điều này
 
Hxxx: Nếu khách hàng làm giả GCN QSDĐ và giả xác nhận DKBĐ thì khách hàng cũng có thể làm giả CMND và sổ hộ khẩu. Giả sử bạn xuống kiểm tra tài sản mà chủ tài sản giả giấy tờ đấy thì làm sao bây giờ. hixx
 
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì ai làm cũng đc, miễn là trên tờ đăng ký phải có chữ ký của người sở hữu tài sản. Đương nhiên cái này nằm trong list hồ sơ rùi.
 
Hxxx: Nếu khách hàng làm giả GCN QSDĐ và giả xác nhận DKBĐ thì khách hàng cũng có thể làm giả CMND và sổ hộ khẩu. Giả sử bạn xuống kiểm tra tài sản mà chủ tài sản giả giấy tờ đấy thì làm sao bây giờ. hixx

CMND và hộ khẩu ngân hàng có thể kiểm tra được còn CN QSD đất thì mới là chịu. Khi nào bỏ vài trăm triệu ra đền thì sẽ hiểu đấy. Vụ Trần Thái Vũ là ví dụ điển hình, NVTD đền 600tr, TP.Tín dụng là 200 đấy.
Cách làm của mỗi người ko giống nhau mà.
 
Đăng ký GDBĐ được phân ra thành 2 trường hợp là đăng ký đối với động sản và bất động sản. Đối với quyền sử dụng đất, chúng ta tiến hành đăng ký tại VPĐK quyền sử dụng đất quận huyện hoặc VP thuộc sở tài nguyên môi trường. Còn đối với động sản mà không phải là tàu bay, tàu biển thì được đăng ký tại TT ĐK giao dịch tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ tư pháp). Có 1 trường hợp cần lưu ý là loại tài sản là quyền tài sản phát sinh từ 1 hợp đồng mua bán nào đấy (dạng tài sản hình thành trong tương lai như trường hợp thế chấp các căn hộ chung cư chưa hình thành, đã có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư) thì chúng ta cũng đăng ký tại trung tâm đăng ký GDTS, sau khi hình thành, có giấy tờ đầy đủ thì chúng ta đăng ký lại ở VPDKQSDĐ.
 
Các anh chị cho em hỏi giá trị sử dụng đất trong giao dịch đảm bảo được xác định như thế nào?
 
Các bạn giải đáp giúp em vần đề này nhé
1, KH dùng TS thế chấp cầm cố để vay vốn tại NH Agribank và Vietinbank(TS được đánh giá là 5 tỷ). Khoản vay 1,5 tỷ tại Ngân hàng agribank đến hạn vào ngày 25/10/209. Khoản vay 1,7 tỷ tại Ngân hàng Vietinbank đến hạn vào ngàu 25/12/2009. Đến hạn trả nợ tại NH Agribank, KH ko thực hiện được nghĩa vụ trả nợ nên NH đã tiến hành xử lý TSTC . Vậy khi NH Agri xử lý TSTC đó thì khoản vay 1,7 tỷ tại NH Vietinbank có được coi là đến hạn ko? Và NH Vietinbank có được tham gia xử lý TS đó ko?
2, Ông X có nhu cầu vay vốn tại NH Y, TSTC là 1 ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông X.Trong trường hợp này NHTM X có được thu tiền thuê nhà hàng tháng của ông X ko?
3,KH A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền tại NH X.Đến hạn trả KH A ko trả được nợ. NH X tiến hành bán đấu giá TS đó để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà 2 tầng, (ko ghi TSTC).NHTM X cho rằng khi thế chấp quyến sử dụng đất ko cần thỏa thuận thế chấp nhà vì nhà phải theo đất. Quan điểm đó của NHTM X đúng hay ko?
 
Back
Bên trên