Tại sao đồng nội tệ yếu lại làm khuyến khích xuất khẩu ???

haibangstar

Thành viên tích cực
Mọi người cho mình hỏi tí Tại sao đồng nội tệ yếu lại làm khuyến khích xuất khẩu ?
cái này mình mơ hồ quá.hihi
 
Đồng nội tệ yếu tức là 1$ đổi được nhiều đồng Việt Nam hơn
Ví dụ nhé:
Tỉ giá ban đầu là 1$=20000
Đồng nội tệ yếu => 1$=22000
giá hàng hóa A xuất khẩu ra nc ngoài là 20000VND. Nếu như hồi xưa họ mất 1$ để mua dc hàng hóa này, nhưng nay cũng với 1$ họ mua dc nhiều hàng hóa hơn, tức là hàng hóa VN dc tiêu thụ nhiều hơn; giá hàng hóa VN rẻ hơn tương đối so với các hàng hóa khác => khuyến khích xuất khẩu là ở chỗ này :D
 
Đồng nội tệ yếu tức là 1$ đổi được nhiều đồng Việt Nam hơn
Ví dụ nhé:
Tỉ giá ban đầu là 1$=20000
Đồng nội tệ yếu => 1$=22000
giá hàng hóa A xuất khẩu ra nc ngoài là 20000VND. Nếu như hồi xưa họ mất 1$ để mua dc hàng hóa này, nhưng nay cũng với 1$ họ mua dc nhiều hàng hóa hơn, tức là hàng hóa VN dc tiêu thụ nhiều hơn; giá hàng hóa VN rẻ hơn tương đối so với các hàng hóa khác => khuyến khích xuất khẩu là ở chỗ này :D
Bạn này trả lời đúng rồi. Cái đoạn bold đọc ở sách nào nói về tỷ giá đều có:D
 
ờ, tớ cũng nghĩ thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại lại thấy "mơ hồ" nên mới hỏi lại ae.
nếu phá giá, hàng hóa XK sẽ rẻ đi, đồng nghĩa với việc nhập khẩu về sẽ đắt lên. đầu vào của nguyên vật liệu nhập về sẽ đắt lên, khiến cho giá bán của hàng hóa cũng sẽ tăng lên => cạnh tranh giảm, doanh số bán ra giảm sút....
nếu thế thì nó cũng loanh quanh như thế mãi, chả thấy cái gì đột phá cả :)
 
Giá xuất khẩu rẻ đi, giá thành nhập Nvl đầu vào đắt lên
=> Lợi nhuận biên chẳng đáng kể, nói cách khác Value added rất thấp
=> DN XK của VN Vẫn chịu thiệt thòi đủ thứ :))
VD: 1 cái áo Nike Mỹ thuê Cty VN gia công (processing), tiền NVL +nhân công ~$4, rồi xuất khẩu ngược trở lại Mỹ @ contract price tầm $5/cái.
Các Stores Nike bên Mỹ nhận áo gia công, bán ra cho dân của họ vs giá trên dưới $100/cái => Đủ thấy Strategic Value added của Mỹ nó lớn đến tnao!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Giá xuất khẩu rẻ đi, giá thành nhập Nvl đầu vào đắt lên
=> Lợi nhuận biên chẳng đáng kể, nói cách khác Value added rất tháp
=> DN XK của VN Vẫn chịu thiệt thòi đủ thứ :))
VD: 1 cái áo Nike Mỹ thuê Cty VN gia công (processing) @ contract price tầm $3-5/cái rồi xuất khẩu ngược trở lại Mỹ.
Các Store Nike Mỹ bán ra cho dân của họ vs giá trên dưới $100/cái => Đủ thấy Strategic Value added của Mỹ nó lớn đến tnao!
chuẩn ròi, :D
nhưng mà thấy báo chí cứ suốt ngày "phá giá VNĐ khuyến khích XK", chả thấy đề cập đến cái vế còn lại là giá NK cũng tăng nên mới lăng xăng chạy lên hỏi ae cho nó chắc.
VN toàn nhập NVL về sản xuất thì phá giá nó cũng có có làm được cái giề đâu nhể ;)
 
Chính sách nào mà chẳng có tính 2 mặt của nó :D
Hơn nữa khuyến khích XK => thu ngoại tệ => dự trữ ngoại hối tăng :D Và 1 trong số các vai trò của dự trữ ngoại hối là "Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia" :D
- XK tăng => giảm thâm hụt ngân sách
Nhưng khổ nỗi cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. 90% hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước. cơ cấu này không thay đổi và duy trì quá lâu lại bộc lộ yếu điểm quan trọng là Việt Nam không phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ. Vì vậy, nền kinh tế vẫn bị lệ thuộc quá nhiều vào nhóm hàng đầu vào nhập khẩu, dễ tổn thương trước những cú sốc bên ngoài và khiến nhập khẩu khó giảm.
Thế nên chính sách tỉ giá vẫn tạo nên hiệu quả chưa cao :))
Gọi chung điều chỉnh tỉ giá lên xuống thế nào cho hợp lý, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của chính sách gây nên là 1 nghệ thuật, NN có thể là 1 nghệ sĩ nhưng VN chưa phải là môi trường phù hợp để nghệ sĩ bộc lộ tài năng :))
 
Back
Bên trên