hoangtungduy
Thành viên
[h=2]Nếu như vào năm 2000, khối ngân hàng quốc doanh chiếm đến gần 78% thị phần vốn huy động cũng như cho vay của nền kinh tế thì đến năm 2005, thị phần nói chung của khối này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 74%. Xu hướng giảm mạnh bắt đầu thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn năm năm gần đây.[/h]
Vậy rốt cuộc là sao đây?
Đến năm 2010, khối ngân hàng quốc doanh, trong đó bao gồm cả Ngân hàng Chính sách xã hội, chỉ còn chiếm 45% tổng vốn huy động và 51% tổng vốn cho vay nền kinh tế. Xu hướng này cho thấy vị trí ngày càng lớn mạnh và vai trò không thể thay thế của khối ngân hàng dân doanh.
NHTM nhà nước sẽ là công cụ huy động vốn cho DNNN
Vậy nhưng, bất chấp thực tế này, đề án tái cơ cấu ngân hàng vẫn đưa ra định hướng “nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước”. Định hướng này sẽ có ý nghĩa gì nếu như nó không xuất phát từ thực tế và đòi hỏi thực tiễn của quá trình tái cơ cấu ngân hàng trong thời gian tới? Dù muốn dù không, định hướng này chắc chắn sẽ có một tác động quan trọng trong việc phân bổ lại nguồn lực, mà thực chất là sự chia lại lợi ích, giữa Nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với tư nhân, và giữa các nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi.
http://vietstock.vn/ChannelID/757/T...ruc-ngan-hang-hay-la-su-chia-lai-loi-ich.aspxVậy nhưng, bất chấp thực tế này, đề án tái cơ cấu ngân hàng vẫn đưa ra định hướng “nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước”. Định hướng này sẽ có ý nghĩa gì nếu như nó không xuất phát từ thực tế và đòi hỏi thực tiễn của quá trình tái cơ cấu ngân hàng trong thời gian tới? Dù muốn dù không, định hướng này chắc chắn sẽ có một tác động quan trọng trong việc phân bổ lại nguồn lực, mà thực chất là sự chia lại lợi ích, giữa Nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với tư nhân, và giữa các nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi.
Vậy rốt cuộc là sao đây?
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: