haiduytran
Thành viên tích cực
Với mức tăng CPI được dự báo sẽ lại lên cao vào tháng 9/2012 (1,5% - 2%), lãi suất huy động đang trở lại 11%-12% (bán chính thức) cho thời hạn dưới 12 tháng và 13% (chính thức) cho thời hạn 13 tháng trở lên, và lãi suất cho vay đang có dấu hiệu sẽ "nóng" trở lại - đi ngược mong muốn của NHNN.
Vậy đâu là biện pháp bền vững cho khu vực tín dụng tiền tệ mà chúng ta vẫn luôn chờ đợi?
Tái cấu trúc NH: Bao giờ hết thời kỳ “thai nghén” chính sách”?
Đã một năm từ khi các mục tiêu tái cấu trúc NH, đầu tư công và DNNN được công bố. Và có thể nói trong hai năm qua, cả nước nô nức bàn về tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, xem lại thực trạng chính sách vào giữa tháng 9/2012, thực sự phải nhìn nhận các công việc trên chỉ vừa mới bắt đầu nếu không muốn nói còn đang trong thời kỳ “thai nghén chính sách”. Vì các trở ngại trong việc thực hiện tái cấu trúc NH trên thực tế vẫn còn nguyên ở đó, chưa được tháo dỡ và vì vậy tiến trình tái cấu trúc NH dường như vẫn ì ạch ở điểm thành tích đáng kể đầu tiên.
Như đã liệt kê ở trên, thành tích đáng kể nhất là việc NH Nhà nước (NHNN) đã kịp thời nhận định và ngăn chặn cuộc khủng hoảng thanh khoản của các NH nhỏ vào quý 4 năm 2011. Mới đây nhất là thành tựu tái cơ cấu - cho sáp nhập NH gần vỡ nợ HBB vào NH SHB. Và thị trường vẫn đang chờ đợi những cuộc sáp nhập tiếp theo, giữa những NH nhỏ với NH lớn, NH yếu với NH mạnh, hoặc thậm chí giữa một định chế tài chính là Cty tài chính với một NH, để lai tạo ra những định chế mới thường có tổng tài sản lớn hơn sự tách biệt trước đây của mỗi bên gấp bội, cũng như có sự bổ trợ của các chân rết, mạng lưới chi nhánh, các thay đổi về quản trị với sự hậu thuẫn và thường là cam kết của NHNN...
Nhưng tựu chung, những kết quả ban đầu còn khá khiêm nhường vì chưa có được các cải tổ toàn diện như được chờ đợi, nhất là các rủi ro hệ thống vẫn còn cho một khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bởi nợ xấu, cho dù các NH, tổ chức có thực thi sáp nhập lại với nhau, thì cũng chẳng vì thế mà triệt tiêu hay biến mất, nó vẫn còn nguyên vẹn ở đó.
Đó chính là mấu chốt khiến lãi suất cho vay khó xuống mạnh như NHNN mong muốn với các biện pháp mạnh và ồ ạt đưa lãi suất huy động trần từ 14% xuống 9% trong một thời gian ngắn. Biên độ lãi suất (NIM) 6% được coi là “khủng” trong hệ thống NH hiện đại vẫn không thể bị đẩy xuống do dự phòng tài chính đã được lập ở mức cao và lợi nhuận NH tiếp tục bị đe dọa bởi các món nợ BĐS lớn khó đòi. NHNN cũng chỉ dám hứa hẹn sẽ đẩy lãi suất huy động xuống thêm 1 điểm phần trăm nữa trong 3 tháng cuối năm. Và một kế hoạch giải trừ nợ xấu bằng một Cty mua bán nợ cấp quốc gia (AMC) như đã đề xuất, xem ra là rất khó khả thi, vì:
Thứ nhất, nguồn tiền để vận hành với ước tính khoảng 100.000 tỉ đồng không dễ dàng giải quyết. Nếu phát hành trái phiếu Chính phủ để lấy nguồn vốn cho AMC hoạt động, câu hỏi đặt ra là nợ công Chính phủ sẽ tăng lên bao nhiêu %, trong khi, nợ công hiện nay đang ở ngưỡng xấp xỉ 60% GDP.
Thứ hai, 100.000 tỉ đồng có giải quyết được vấn đề khi nợ xấu, theo thống kê chính thức của NHNN công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ chức tín dụng đưa ra vào ngày 7/7/2012 là 4,47%, tiếp theo là những con số cao hơn 8,6% từ Thanh tra NHNN và 10% từ Thống Đốc NHNN trước Quốc Hội, và sau cùng là 11,8% từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Như vậy, nợ xấu thực là bao nhiêu nếu không phải 202.000 tỉ đồng như con số thấp nhất ước tính?! (nguồn số liệu của thanh tra NHNN).
Thứ ba, với một thị trường liên tục áp dụng các chính sách hành chính trong suốt 2 năm qua và nạn sở hữu chéo lại chưa được làm rõ, nợ xấu khó thống kê chính xác, NHNN và cả AMC sẽ kiểm soát rủi ro ra sao? Đó cũng là câu hỏi mà chưa thực sự có lời giải đáp nào thỏa đáng.
Làm sao để thoát “kén” ?
Có thể nói, dù đã rất nỗ lực và đạt được một số thành tựu về chính sách, nhưng câu chuyện tái cấu trúc NH của hệ thống NH VN, vẫn đang như “tằm nằm trong kén”. Tình trạng xảy đến sẽ là các nhà hoạch định hay làm chính sách không dữ kiện (“economic planning or policy making without facts”), sẽ có thêm các chính sách “giật cục” về kinh tế tài chính, khiến thị trường khó có cơ hội thoát “kén”, hóa bướm. Vì vậy, giải pháp cần thiết nên làm là tái lập hoặc thực hiện lộ trình cơ chế thị trường, thả nổi lãi suất, để qua đó, NHNN dễ dàng kiểm tra “sức khoẻ” từng NH để có biện pháp đúng đắn, kịp thời. Mặt khác, phải tạo dựng hệ thống thông tin minh bạch, bắt buộc các NH phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ dựa trên thông tin đó. Đồng thời, tìm một nguồn lực để phóng giải cục máu đông gây nghẽn mạch hệ thống NH, cũng căn cứ trên tiêu chuẩn minh bạch và vì quyền lợi quốc gia, thay vì quyền lợi của các nhóm lợi ích (interest groups) hay nhóm tìm đặc lợi (rent-seekers).
Song song và tương tự như tình trạng tái cấu trúc chậm chạp trong hoàn cảnh thiếu dữ kiện, thông tin chính xác của hệ thống NH, là tái cấu trúc đầu tư công và tái cơ cấu DNNN. Mặc dù, cũng trong vòng gần 2 năm qua, chúng ta đã được tiếp cận khá nhiều các số liệu công bố một cách chính thức về các dự án và giá trị ước tính của khu vực đầu tư công được cắt giảm, các tập đoàn, TCty nhà nước sẽ tiếp tục tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu từ nay đến năm 2015, nhưng sự chuyển dịch tái cấu trúc của 2 lĩnh vực này đến nay dường như vẫn ở trên đà xuất phát.
Trong khi đó, theo quan điểm của tôi, nền kinh tế VN vẫn đang có rất nhiều lợi thế. Và các quyết định để tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế có thể mang lại kết quả rõ ràng cho người dân, vẫn đang nằm trong tay các nhà làm chính sách. Đơn cử, việc quyết định một cơ chế thị trường thay vì can thiệp hành chính là biện pháp ở trong tầm tay của NHNN. Hơn thế, với những thành tựu bước đầu về dự trữ ngoại hối tăng lên, cán cân thanh toán thặng dư và tỉ giá đã ổn định trong một thời gian khá lâu, VN hoàn toàn có thể đẩy mạnh tái cấu trúc toàn phần nền kinh tế, mà trong đó quan trọng nhất là tháo nút thắt ở hệ thống NH, mà chưa nhất thiết phải vay mượn vốn liếng từ bên ngoài để giải quyết nợ xấu như một số nguồn tin đưa ra. Đặc biệt, việc vay mượn của một tổ chức như IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), theo quan điểm của một chuyên gia gần 30 năm làm việc ở IMF, tôi cho rằng là chưa cần thiết. Chỉ những quốc gia bên bờ vực phá sản tài chínhvới tỉ giá bị phá giá liên tiếp và cán cân thanh toán thâm hụt triền miên cùng nguồn dự trữ ngoại hối cạn kiệt, mới phải vay mượn và viện dẫn tới sự can thiệp cấp thời của định chế tài chính quốc tế này như trường hợp Hy Lạp, Bồ Đào Nha lún sâu trong nợ công 2 năm gần đây. VN chưa ở trong tình trạng đó.
Dù vậy, tôi cũng cho rằng quan trọng hơn sự vay mượn, hệ thống NH VN nên hướng tới sự hỗ trợ kỹ thuật của những định chế tài chính quốc tế khác trong quá trình tái cơ cấu. Ví dụ như hiện nay, NH Thế giới luôn có chương trình hỗ trợ kỹ thuật kèm theo cho vay tín dụng “adjustment credit” với các nền kinh tế đang trong quá trình tái cơ cấu, rất phù hợp với mục tiêu của VN. Quan trọng là chúng ta có cái nhìn cởi mở về việc vay mượn các định chế tài chính bên ngoài và có tránh được những thiên kiến là nền kinh tế VN đang “có vấn đề” và buộc phải vay mượn hay không. Với sự hỗ trợ kỹ thuật như vai trò xúc tác giúp phối hợp chính chính sách của một nhạc trưởng, hay ngay cả nguồn vốn, cũng như sự giám sát độc lập từ bên ngoài, tôi tin rằng quá trình tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, và quá trình tái cơ cấu ngân hàng nói riêng sẽ có cơ sở, động lực thực hiện hiệu quả cùng gia tăng sự minh bạch. Qua đó, người dân có được những nhận diện rõ ràng hơn về kết quả tái cơ cấu toàn phần nền kinh tế, theo từng lộ trình!
[TABLE="width: 453, align: center"]
[TR]
[TD]TS. Phạm Thế Anh - Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách công và quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội trong một nghiên cứu cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP cho biết: Cấu trúc nợ của VN (%/GDP) tính đến cuối năm 2011 bao gồm tổng nợ là 145,6%. Trong đó có nợ nước ngoài, tổng nợ công và nợ trong nước lần lượt chiếm 42,2%; 58,7% và 103,4%. Nợ nước ngoài bao gồm nợ công nước ngoài (nợ chính phủ chiếm 26,7%, nợ được chính phủ bảo lãnh là 4,4%) và nợ tư nước ngoài với 11,1%. Tổng nợ công bao gồm nợ công nước ngoài, nợ công trong nước và nợ tư trong nước. khoản mục sau có tỉ lệ 17,6%. Nợ trong nước cũng được cấu thành từ nợ công trong nước, nợ tư trong nước; trong đó nợ tư trong nước là 86,9% và bao gồm 16,5% nợ của DNNN, 70,4% còn lại là nợ khác. Nợ của DNNN cũng được tính cấu thành vào nợ công trong nước.
Thống kê này lấy nguồn từ nợ nước ngoài và nợ công, thuộc Bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài chính (2011); nợ trong nước được tính toán từ tổng dư nợ tín dụng của NHNN; nợ của DNNN được lấy từ đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ tài chính (2012) cơ cấu kỳ hạn và lãi suất.
Với những gánh nợ nặng nề và chồng chéo kể trên, đã đến lúc chúng ta phải lo đến gánh nợ công trung hạn, không phải của riêng Chính phủ phải kể cả món nợ lớn của các DNNN.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Vậy đâu là biện pháp bền vững cho khu vực tín dụng tiền tệ mà chúng ta vẫn luôn chờ đợi?
Tái cấu trúc NH: Bao giờ hết thời kỳ “thai nghén” chính sách”?
Đã một năm từ khi các mục tiêu tái cấu trúc NH, đầu tư công và DNNN được công bố. Và có thể nói trong hai năm qua, cả nước nô nức bàn về tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, xem lại thực trạng chính sách vào giữa tháng 9/2012, thực sự phải nhìn nhận các công việc trên chỉ vừa mới bắt đầu nếu không muốn nói còn đang trong thời kỳ “thai nghén chính sách”. Vì các trở ngại trong việc thực hiện tái cấu trúc NH trên thực tế vẫn còn nguyên ở đó, chưa được tháo dỡ và vì vậy tiến trình tái cấu trúc NH dường như vẫn ì ạch ở điểm thành tích đáng kể đầu tiên.
Như đã liệt kê ở trên, thành tích đáng kể nhất là việc NH Nhà nước (NHNN) đã kịp thời nhận định và ngăn chặn cuộc khủng hoảng thanh khoản của các NH nhỏ vào quý 4 năm 2011. Mới đây nhất là thành tựu tái cơ cấu - cho sáp nhập NH gần vỡ nợ HBB vào NH SHB. Và thị trường vẫn đang chờ đợi những cuộc sáp nhập tiếp theo, giữa những NH nhỏ với NH lớn, NH yếu với NH mạnh, hoặc thậm chí giữa một định chế tài chính là Cty tài chính với một NH, để lai tạo ra những định chế mới thường có tổng tài sản lớn hơn sự tách biệt trước đây của mỗi bên gấp bội, cũng như có sự bổ trợ của các chân rết, mạng lưới chi nhánh, các thay đổi về quản trị với sự hậu thuẫn và thường là cam kết của NHNN...
Nhưng tựu chung, những kết quả ban đầu còn khá khiêm nhường vì chưa có được các cải tổ toàn diện như được chờ đợi, nhất là các rủi ro hệ thống vẫn còn cho một khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bởi nợ xấu, cho dù các NH, tổ chức có thực thi sáp nhập lại với nhau, thì cũng chẳng vì thế mà triệt tiêu hay biến mất, nó vẫn còn nguyên vẹn ở đó.
Đó chính là mấu chốt khiến lãi suất cho vay khó xuống mạnh như NHNN mong muốn với các biện pháp mạnh và ồ ạt đưa lãi suất huy động trần từ 14% xuống 9% trong một thời gian ngắn. Biên độ lãi suất (NIM) 6% được coi là “khủng” trong hệ thống NH hiện đại vẫn không thể bị đẩy xuống do dự phòng tài chính đã được lập ở mức cao và lợi nhuận NH tiếp tục bị đe dọa bởi các món nợ BĐS lớn khó đòi. NHNN cũng chỉ dám hứa hẹn sẽ đẩy lãi suất huy động xuống thêm 1 điểm phần trăm nữa trong 3 tháng cuối năm. Và một kế hoạch giải trừ nợ xấu bằng một Cty mua bán nợ cấp quốc gia (AMC) như đã đề xuất, xem ra là rất khó khả thi, vì:
Thứ nhất, nguồn tiền để vận hành với ước tính khoảng 100.000 tỉ đồng không dễ dàng giải quyết. Nếu phát hành trái phiếu Chính phủ để lấy nguồn vốn cho AMC hoạt động, câu hỏi đặt ra là nợ công Chính phủ sẽ tăng lên bao nhiêu %, trong khi, nợ công hiện nay đang ở ngưỡng xấp xỉ 60% GDP.
Thứ hai, 100.000 tỉ đồng có giải quyết được vấn đề khi nợ xấu, theo thống kê chính thức của NHNN công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ chức tín dụng đưa ra vào ngày 7/7/2012 là 4,47%, tiếp theo là những con số cao hơn 8,6% từ Thanh tra NHNN và 10% từ Thống Đốc NHNN trước Quốc Hội, và sau cùng là 11,8% từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Như vậy, nợ xấu thực là bao nhiêu nếu không phải 202.000 tỉ đồng như con số thấp nhất ước tính?! (nguồn số liệu của thanh tra NHNN).
Thứ ba, với một thị trường liên tục áp dụng các chính sách hành chính trong suốt 2 năm qua và nạn sở hữu chéo lại chưa được làm rõ, nợ xấu khó thống kê chính xác, NHNN và cả AMC sẽ kiểm soát rủi ro ra sao? Đó cũng là câu hỏi mà chưa thực sự có lời giải đáp nào thỏa đáng.
Làm sao để thoát “kén” ?
Có thể nói, dù đã rất nỗ lực và đạt được một số thành tựu về chính sách, nhưng câu chuyện tái cấu trúc NH của hệ thống NH VN, vẫn đang như “tằm nằm trong kén”. Tình trạng xảy đến sẽ là các nhà hoạch định hay làm chính sách không dữ kiện (“economic planning or policy making without facts”), sẽ có thêm các chính sách “giật cục” về kinh tế tài chính, khiến thị trường khó có cơ hội thoát “kén”, hóa bướm. Vì vậy, giải pháp cần thiết nên làm là tái lập hoặc thực hiện lộ trình cơ chế thị trường, thả nổi lãi suất, để qua đó, NHNN dễ dàng kiểm tra “sức khoẻ” từng NH để có biện pháp đúng đắn, kịp thời. Mặt khác, phải tạo dựng hệ thống thông tin minh bạch, bắt buộc các NH phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ dựa trên thông tin đó. Đồng thời, tìm một nguồn lực để phóng giải cục máu đông gây nghẽn mạch hệ thống NH, cũng căn cứ trên tiêu chuẩn minh bạch và vì quyền lợi quốc gia, thay vì quyền lợi của các nhóm lợi ích (interest groups) hay nhóm tìm đặc lợi (rent-seekers).
Song song và tương tự như tình trạng tái cấu trúc chậm chạp trong hoàn cảnh thiếu dữ kiện, thông tin chính xác của hệ thống NH, là tái cấu trúc đầu tư công và tái cơ cấu DNNN. Mặc dù, cũng trong vòng gần 2 năm qua, chúng ta đã được tiếp cận khá nhiều các số liệu công bố một cách chính thức về các dự án và giá trị ước tính của khu vực đầu tư công được cắt giảm, các tập đoàn, TCty nhà nước sẽ tiếp tục tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu từ nay đến năm 2015, nhưng sự chuyển dịch tái cấu trúc của 2 lĩnh vực này đến nay dường như vẫn ở trên đà xuất phát.
Trong khi đó, theo quan điểm của tôi, nền kinh tế VN vẫn đang có rất nhiều lợi thế. Và các quyết định để tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế có thể mang lại kết quả rõ ràng cho người dân, vẫn đang nằm trong tay các nhà làm chính sách. Đơn cử, việc quyết định một cơ chế thị trường thay vì can thiệp hành chính là biện pháp ở trong tầm tay của NHNN. Hơn thế, với những thành tựu bước đầu về dự trữ ngoại hối tăng lên, cán cân thanh toán thặng dư và tỉ giá đã ổn định trong một thời gian khá lâu, VN hoàn toàn có thể đẩy mạnh tái cấu trúc toàn phần nền kinh tế, mà trong đó quan trọng nhất là tháo nút thắt ở hệ thống NH, mà chưa nhất thiết phải vay mượn vốn liếng từ bên ngoài để giải quyết nợ xấu như một số nguồn tin đưa ra. Đặc biệt, việc vay mượn của một tổ chức như IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), theo quan điểm của một chuyên gia gần 30 năm làm việc ở IMF, tôi cho rằng là chưa cần thiết. Chỉ những quốc gia bên bờ vực phá sản tài chínhvới tỉ giá bị phá giá liên tiếp và cán cân thanh toán thâm hụt triền miên cùng nguồn dự trữ ngoại hối cạn kiệt, mới phải vay mượn và viện dẫn tới sự can thiệp cấp thời của định chế tài chính quốc tế này như trường hợp Hy Lạp, Bồ Đào Nha lún sâu trong nợ công 2 năm gần đây. VN chưa ở trong tình trạng đó.
Dù vậy, tôi cũng cho rằng quan trọng hơn sự vay mượn, hệ thống NH VN nên hướng tới sự hỗ trợ kỹ thuật của những định chế tài chính quốc tế khác trong quá trình tái cơ cấu. Ví dụ như hiện nay, NH Thế giới luôn có chương trình hỗ trợ kỹ thuật kèm theo cho vay tín dụng “adjustment credit” với các nền kinh tế đang trong quá trình tái cơ cấu, rất phù hợp với mục tiêu của VN. Quan trọng là chúng ta có cái nhìn cởi mở về việc vay mượn các định chế tài chính bên ngoài và có tránh được những thiên kiến là nền kinh tế VN đang “có vấn đề” và buộc phải vay mượn hay không. Với sự hỗ trợ kỹ thuật như vai trò xúc tác giúp phối hợp chính chính sách của một nhạc trưởng, hay ngay cả nguồn vốn, cũng như sự giám sát độc lập từ bên ngoài, tôi tin rằng quá trình tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, và quá trình tái cơ cấu ngân hàng nói riêng sẽ có cơ sở, động lực thực hiện hiệu quả cùng gia tăng sự minh bạch. Qua đó, người dân có được những nhận diện rõ ràng hơn về kết quả tái cơ cấu toàn phần nền kinh tế, theo từng lộ trình!
[TABLE="width: 453, align: center"]
[TR]
[TD]TS. Phạm Thế Anh - Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách công và quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội trong một nghiên cứu cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP cho biết: Cấu trúc nợ của VN (%/GDP) tính đến cuối năm 2011 bao gồm tổng nợ là 145,6%. Trong đó có nợ nước ngoài, tổng nợ công và nợ trong nước lần lượt chiếm 42,2%; 58,7% và 103,4%. Nợ nước ngoài bao gồm nợ công nước ngoài (nợ chính phủ chiếm 26,7%, nợ được chính phủ bảo lãnh là 4,4%) và nợ tư nước ngoài với 11,1%. Tổng nợ công bao gồm nợ công nước ngoài, nợ công trong nước và nợ tư trong nước. khoản mục sau có tỉ lệ 17,6%. Nợ trong nước cũng được cấu thành từ nợ công trong nước, nợ tư trong nước; trong đó nợ tư trong nước là 86,9% và bao gồm 16,5% nợ của DNNN, 70,4% còn lại là nợ khác. Nợ của DNNN cũng được tính cấu thành vào nợ công trong nước.
Thống kê này lấy nguồn từ nợ nước ngoài và nợ công, thuộc Bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài chính (2011); nợ trong nước được tính toán từ tổng dư nợ tín dụng của NHNN; nợ của DNNN được lấy từ đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ tài chính (2012) cơ cấu kỳ hạn và lãi suất.
Với những gánh nợ nặng nề và chồng chéo kể trên, đã đến lúc chúng ta phải lo đến gánh nợ công trung hạn, không phải của riêng Chính phủ phải kể cả món nợ lớn của các DNNN.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
TS Phạm Đỗ Chí
(Nguyên cố vấn cao cấp, chuyên viên kinh tế của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.
Hiện là chuyên gia Kinh tế cao cấp của Star Plus, dự án Hỗ trợ Thi hành pháp luật về
Hội nhập Kinh tế tại VN do USAID - Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ)
(Nguyên cố vấn cao cấp, chuyên viên kinh tế của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.
Hiện là chuyên gia Kinh tế cao cấp của Star Plus, dự án Hỗ trợ Thi hành pháp luật về
Hội nhập Kinh tế tại VN do USAID - Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ)