SV năm cuối cần trang bị gì cho sự nghiệp tương lai

vinguyen1205

Thành viên gắn bó
Bạn đang là sinh viên năm cuối, bạn chuẩn bị tốt nghiệp ra trường và đang băn khoăn không biết sẽ phải chuẩn bị những gì để có thể dễ dàng tìm được một công việc như mong muốn.Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn chuẩn bị hành trang tìm việc:Việc nắm vững kiến thức chuyên môn là điều cần thiết nhưng ngoài ra bạn cần trang bị các kỹ năng mềm quan trọng mà các nhà tuyển dụng quan tâm ở sinh viên mới ra trường, chẳng hạn như khả năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích - giải quyết vấn đề, làm việc nhóm - độc lập…
Bạn có thể tích lũy các kỹ năng này bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, công tác Đoàn, trường lớp, hay làm các công việc bán thời gian và tham khảo sách báo. Hãy rèn luyện các kỹ năng mềm để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên năng động, có thái độ và kỹ năng làm việc tốt. Các hoạt động mà bạn tham gia, nhất là các công việc liên quan chuyên ngành bạn theo học, sẽ là kinh nghiệm bạn có thể trình bày trong hồ sơ tìm việc và bước đầu thuyết phục nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, ngoại ngữ cũng là một yếu tố quan trọng, bạn nên trau dồi cả tiếng Anh chuyên ngành lẫn tiếng Anh giao tiếp. Sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn khi bạn thành thạo ngoại ngữ.

Cách hiệu quả nhất để trúng tuyển vào công việc mơ ước là bạn đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Để làm được điều này, ngay từ bây giờ bạn có thể tham khảo đa dạng các kênh tìm việc như báo chí, website việc làm và người quen (đây cũng là các kênh bạn sử dụng để tìm việc trong tương lai).

Thông tin có thể sẽ rất nhiều và phần nào làm bạn hoang mang nên bạn cần sàng lọc thông tin. Bạn cần biết chính xác muốn tìm một công việc như thế nào (ngành nghề gì, tính chất công việc, chức danh công việc, môi trường làm việc, địa điểm, mức lương?...). Khi đó, danh sách việc làm bạn cần tham khảo sẽ được rút ngắn lại và chắc chắn phù hợp với mong đợi của bạn hơn.

Tiếp theo, bạn cần đọc kỹ bản mô tả công việc để xác định đâu là công việc phù hợp nhất với sở thích và sở trường bản thân; đọc kỹ bản yêu cầu công việc để hiểu nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu gì ở ứng viên. Từ đó, bạn lên ngay kế hoạch “chinh phục” các yêu cầu đó.

Mỗi công ty có kế hoạch tuyển dụng riêng, tùy theo chiến lược, nhu cầu nhân sự, quy mô… của công ty đó. Bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng và ứng tuyển ngay vào công việc phù hợp. Đối với những công ty không có trang web tuyển dụng riêng, họ sẽ đăng tuyển trên các phương tiện khác (các kênh chúng tôi đã liệt kê ở trên). Mặt khác, bạn có thể liên lạc trực tiếp với phòng nhân sự của công ty để hỏi thăm nhu cầu tuyển dụng của họ.

Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy cô trong khoa công nghệ thực phẩm và các anh chị khóa trước về việc học thêm chứng chỉ liên quan: có cần học không và nên học gì…

Giờ đây bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc chuẩn bị hành trang cho bước đường sự nghiệp tương lai.
http://proview.vn/bai-viet/9114/sv-nam-cuoi-can-trang-bi-gi-cho-su-nghiep-tuong-lai
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy cô trong khoa công nghệ thực phẩm và các anh chị khóa trước về việc học thêm chứng chỉ liên quan: có cần học không và nên học gì…
Hình như câu ni ko phù hợp với UB lắm ;)) :p
 
sinh viên năm cuối cần trang bị TIỀN và CÁC MỐI QUAN HỆ cho sự nghiệp tương lai.
 
sinh viên năm cuối cần trang bị TIỀN và CÁC MỐI QUAN HỆ cho sự nghiệp tương lai.[/QUOTE
Thật sự thì tiền và mối quan hệ cũng rất cần thiết nhưng ko phải là tất cả. Mình thấy bạn suy nghĩ hơi tiêu cực quá rùi. Ko phủ nhận tác dụng của 2 thứ mà bạn nói rất to lớn nhưng thực tế cũng rất nhiều người đã thành công từ bàn tay trắng đấy chứ. Tiền và mối quan hệ sau đó mới giúp họ ngày càng thành công hơn chứ ko phải tiền đề duy nhất để họ có được thành công đâu.
 
Sinh viên năm cuối chuẩn bị lên list những địa điểm du lịch nổi tiếng và những người đi cùng là hợp lí nhất!
 
theo những điều mình đúc kết dc từ 3 năm trên giảng đường ĐH thì thấy đa số tồn tại trường hợp sinh viên có bảng điểm đẹp thì rất ít tham gia hoạt động đoàn hội, còn những cô cậu hăng hái, năng nổ hoạt động đoàn hội thì thường vắng mặt trong giờ học và thi rớt rất nhìu môn, học lại vẫn rớt.
 
Bài viết rất đúng về tư tưởng chỉ đạo. Tuy nhiên, t thấy hơi chung chung.
- T đồng ý với bạn những quan điểm như sau:Ngoại ngữ (rất quan trọng, tuy nhiên, ngoài kỹ năng giao tiếp, bạn nên trau dồi thêm tiếng anh chuyên môn thông qua các chứng chỉ học và thi bằng tiếng anh như CFA, CAT,ACCA,...)
Thực sự phải nói với bạn là qua các website bây giờ rất khó để có thể định hướng được nghề nghiệp của mình bạn ah, mình chỉ có thể biết được tên công việc đó, những mô tả tổng quát, chứ thực sự mình cũng chẳng hiểu gì qua các thông tin trên mạng đâu. => Giải pháp của mình, nên đến các buổi hội thảo, định hướng nghề nghiệp, làm quen với chính những người làm ở những vị trí đấy, tìm hiểu về công việc thường ngày của họ, sau đó có những định hướng riêng cho mình về công việc.
Đối với sinh viên mới ra trường, có bạn nói rất đúng là chúng ta cần phải có tiền và quan hệ, tuy nhiên đó là chưa đủ. Chúng ta cần tích lũy 4 thứ KIẾN THỨC, KINH NGHIỆM, VỐN VÀ QUAN HỆ. Bạn chỉ có tiền và quan hệ thì bạn có thể may mắn có được một chức vụ nào đó nhưng nó sẽ mãi mãi không bền vững đâu.
 
đầu tiên là chuẩn bị về kiến thức, cái này phải tích lũy qua 4 năm đại học rồi, bây giờ mà chuẩn bị liệu có kịp ko nhỉ? có chăng là chuẩn bị cái thể hiện ra kiến thức của mình : bảng điểm, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan.
theo mình, ngoài cái bằng đại học ra, có 2 thứ chắc chắn cần thiết: tiếng anh và tin học văn phòng.
dù tin học khá rồi nhưng cũng nên có cái thể hiện ra (ít nhất là cho đầy đủ thủ tục hồ sơ một số nơi yêu cầu)
còn tiếng anh thì chắc chắn rồi, cơ bản nhất là tiếng anh thương mại, còn có thêm tiếng anh chuyên ngành thì càng tốt.

thứ hai, mình nghĩ là quan hệ. có cái này chắc chắn xin việc hay làm gì cũng dễ dàng hơn bao nhiêu. nhưng thực sự thì không phải ai cũng có quan hệ, mà có thì có khi chưa chắc đã dễ nhờ vả người ta. thế nên đi kèm cùng cái này thường là tiền!

thứ ba, kinh nghiệm. sinh viên ra trường gần như là mới tinh, chưa có kinh nghiệm gì. cái này mình nghĩ là khó chung. Nhưng cũng có những bạn rất năng động, tranh thủ thời gian thực tập trước đó lấy kinh nghiệm và xin vài nhận xét vào cái CV hay nếu làm tốt thì được giữ lại luôn.
nhưng chẳng phải ai cũng may mắn như thế!

cuối cùng, là vận may. đôi khi có những thứ bất ngờ xảy đến mà chúng ta không ngờ tới.
liệu chúng ta có nên tin tưởng quá vào may mắn ko? =.=
thế nên phải kiên nhẫn chờ đợi và tự thân vận động thôi!
 
Mình nghĩ sinh viên nên đi làm thêm để lấy kinh nghiệm cũng như rèn luyện kĩ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử... tìm kiếm công việc yêu thích và phù hợp với khả năng của mình.:)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,528
Thành viên mới nhất
caiwinvn
Back
Bên trên