Chí Chuột
Thành viên tích cực
Thất nghiệp danh nghĩa - Một cụm từ mới có thể tạo tiếng vang kinh khủng khiếp và được nhiều người biết đến hoặc sẽ lụi tàn trong quên lãng như bao phát minh khác. Tôi tự hỏi có bao nhiêu cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm trong cái thời ấy đã vùi sâu trong đất, để rồi, để dành một khoảng kha khá rộng cho một sự may mắn bất chợt cho cô gái 20 tuổi kia. Bằng những lý luận ương ngạnh và sự duy lý cực độ, phát minh không dành cho những người khó chấp nhận cái mới, vì vậy hãy cân nhắc. Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Năm rồng, năm của sự lồng lộn, oằn oại và quằn quại, chứng kiến những biến đổi về kinh tế (như cơm bữa), văn hóa, và chính trị. Bạn tôi đã từng nghĩ năm nay là năm rồng, có khi sẽ đổi vua, nhưng mà các bác xin lỗi hay quá nên có khi, họa chăng, chờ 21/12 vậy. Cái năm mà đại đa số Canh Ngọ bị đát đít ra khỏi trường đại học và lao đầu vào công cuộc kiếm cơm. Một trong số đó, một thiểu số, đã có hoặc tìm được thảo nguyên xanh rờn cho mình. Còn lại, những mảnh đất cằn cỗi và già nua bạc màu xin nhường cho đẳng cấp mang trong mình gien lặn hay nói theo một cách cổ vũ là chưa may mắn. Tất cả là nhờ kinh tế - con trai ruột của chính trị. Nhưng thôi, vấn đề đó không giành cho lớp người tầng trung “uống trà bàn chuyện quốc gia”, tôi xin đi thẳng vào vấn đề mặc dù viết đến đây cũng dài quá rồi. Chắc bạn đang thắc mắc tại sao tôi lại viết nhăng viết cuội mà chưa đi vào vấn đề chính như thế? Đơn giản tôi chỉ muốn xem bạn có muốn đọc tiếp không mà thôi.
Xin mời!
Lần đầu tiên trong đời tôi google cụm “Thất nghiệp danh nghĩa” mà không có kết quả hiển thị liền mạch của nó – có nghĩa là bổ đề này chưa có ai chứng minh. Tôi bắt tay vào suy nghĩ với ham muốn trở thành Ngô Bảo Châu thứ nhất của Việt Nam và Ngô Bảo Châu thứ hai của thế giới. Đơn giản tôi chỉ nghĩ, thất nghiệp thì là không có việc, còn danh nghĩa có nghĩa là chỉ trên giấy tờ, chưa tính đến ảnh hưởng của lạm dục (Lạm dục ở đây không phải là lạm dụng tình dục mà hàm ý là việc đại học hóa xã hội, quá nhiều nhà cung cấp tri thức trong khi không đáp ứng được nhu cầu chất lượng con người của nhà tuyển dụng). Vậy thất nghiệp danh nghĩa ở đây có thể tạm định nghĩa là “ Tình trạng người lao động có công việc nhưng chưa thực sự làm việc, chưa có mã số thuế, chưa có bảo hiểm, chưa có tương lai, làm việc để cầm hơi thì đúng hơn”.
Vì là một sinh viên ngành kinh tế mới tốt nghiệp nên tôi xin phép được giới hạn góc nhìn của mình chỉ vỏn vẹn trong giới những người “dưới 1 năm kinh nghiệm” – Số người mà theo tôi , nó chiếm đa số các diễn đàn, các cộng đồng của dân kinh tế mở ra với mục đích chia sẻ kiến thức nhưng giờ đây lại là kênh chính để tìm việc dễ hơn (trừ vietnamwork ra). Tôi không bàn nhiều về giáo dục hay đem so sánh giữa nước lọ với nước chai. Tôi chỉ đơn thuần nhìn lại con đường mình đã đi và nhận ra một điều, một sự thật đáng thương là tôi đang cố tồn tai đúng hơn là đang sống. Ba hành trang lớn nhất mà một sinh viên thời hiện đại cần có là bằng cử nhân, tiếng Anh và tin học, kỹ năng mềm. Tất cả những thứ đó thì bạn tôi và tôi cũng không thiếu, thậm chí trên cả mức chuẩn của nhà tuyển dụng, thế nhưng tại sao sinh viên vẫn thất nghiệp đầy rẫy?. Câu trả lời đúng như nhà tuyển dụng nói, họ chưa phù hợp với công việc, tiêu chí của nhà tuyển dụng không phải tìm ra người giỏi nhất mà tìm ra người phù hợp nhất. Phù hợp ở đây không có nghĩa họ phải giỏi ở lĩnh vực đó, họ phải hiểu biết nhiều nhặn gì mà đơn giản là họ cho người ta thấy được niềm đam mê và hứng khởi trong công việc mình đang làm. Như ai đó nói, để tiếp tục làm một công việc bạn cần có một trong hai điều, một là đam mê, hai là mục đích. Mục đích cũng chỉ làm điểm dừng để bước tới đam mê. Càng lớn tôi càng hiểu ra rằng “ Một người đàn ông không thể chết vì chiến tranh nhưng họ sẽ chết vì vấn đề tài chính”, sự kiện phố Wall đã chứng minh cho thấy sức mạnh kinh tế đã khiến bao người phải nhảy lầu. Đam mê nếu không đủ lớn để vượt qua nỗi sợ hãi về áp lực tài chính, áp lực từ gia đình, áp lực từ bạn bè đồng lứa thì bạn sẽ phải chấp nhận đeo lên mình một chiếc mặt nạ để tươi cười với đời. Nó cố nhiên dẫn đến một hệ quả là bạn phải oằn mình ra, bóp miệng để nói phét với nhà tuyển dụng rằng mình như thế này như thế kia. Nếu bạn chưa thực sự hiểu công việc đó cần gì thì việc trượt là tất nhiên. Điều này khiến bạn suy sụp chưa từng thấy, càng nóng lòng muốn tìm một công việc cho mình bạn càng trở thành một chú thiêu thân đến mức, bạn thậm chí còn không nhớ nổi những nơi mà mình đã nộp hồ sơ. Vấn đề công việc mình thích giờ đã không còn quan trọng nữa, mà ưu tiên hàng đầu bây giờ là “có việc” để lấp đầy khoảng thời gian trống huếch trống hoác hoặc áp lực đè nặng tâm lý. Nói đến đây nhiều có thể nhiều người sẽ có cái nhìn cực kỳ tiêu cực về tôi giống như việc tôi lên các diễn đàn để bổ thẳng vào mặt những đứa vênh mặt với đời mà không thương tiếc chỉ trích những tiếng kêu ca từ những người thất nghiệp. Thay vì giúp họ có định hướng đúng cho sự nghiệp của mình thì những người này có 1 khuôn mẫu ko hề thay đổi là “ Xin đừng kêu ca về giáo dục, tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Nhưng hỡi ơi, các người quá tự tin về cái trí não đã được bơm đầy lý tưởng (hoặc trống rỗng). Có 1 sự thật phơi bày ra là “ Môi trường cố nhiên tác động cực lớn đến ý thức con người”. Hội nhập, hòa nhập về kinh tế nhưng giáo dục và hệ tư tưởng không đi theo kịp thì con người sẽ giẫm đạp lên nhau mà sống, để chọn lọc tự nhiên như tổ tiên chúng ta vậy, chỉ có điều, nó khốc liệt hơn nhiều.
Trên mạng đã có nào là “Những đứa con 9x thành thị”, “Thế hệ tôi một thế hệ vứt đi”. Nó khiến tôi không khỏi suy nghĩ về những con đường ngoằn ngoèo và méo mó mà các con Lạc cháu Hồng đang đi liệu có dẫn tới đâu khi mà thậm chí người ta còn chưa lo nổi cho cái mồm huống chi nghĩ đến đam mê cá nhân hay vì mục tiêu chung của toàn xã hội.
Cuối cùng, bài viết không phải của một người thất nghiệp dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa, nó chỉ là một tiếng nói trong một phút bột phát của tuổi trẻ theo cái kiểu bố đời để giải tỏa bức bối cá nhân, mong được lượng thứ nếu có đụng chạm vào nỗi sĩ diện của ai đó. Tôi không phải là một người tế nhị. Chúc một ngày tốt lành!
Năm rồng, năm của sự lồng lộn, oằn oại và quằn quại, chứng kiến những biến đổi về kinh tế (như cơm bữa), văn hóa, và chính trị. Bạn tôi đã từng nghĩ năm nay là năm rồng, có khi sẽ đổi vua, nhưng mà các bác xin lỗi hay quá nên có khi, họa chăng, chờ 21/12 vậy. Cái năm mà đại đa số Canh Ngọ bị đát đít ra khỏi trường đại học và lao đầu vào công cuộc kiếm cơm. Một trong số đó, một thiểu số, đã có hoặc tìm được thảo nguyên xanh rờn cho mình. Còn lại, những mảnh đất cằn cỗi và già nua bạc màu xin nhường cho đẳng cấp mang trong mình gien lặn hay nói theo một cách cổ vũ là chưa may mắn. Tất cả là nhờ kinh tế - con trai ruột của chính trị. Nhưng thôi, vấn đề đó không giành cho lớp người tầng trung “uống trà bàn chuyện quốc gia”, tôi xin đi thẳng vào vấn đề mặc dù viết đến đây cũng dài quá rồi. Chắc bạn đang thắc mắc tại sao tôi lại viết nhăng viết cuội mà chưa đi vào vấn đề chính như thế? Đơn giản tôi chỉ muốn xem bạn có muốn đọc tiếp không mà thôi.
Xin mời!
Lần đầu tiên trong đời tôi google cụm “Thất nghiệp danh nghĩa” mà không có kết quả hiển thị liền mạch của nó – có nghĩa là bổ đề này chưa có ai chứng minh. Tôi bắt tay vào suy nghĩ với ham muốn trở thành Ngô Bảo Châu thứ nhất của Việt Nam và Ngô Bảo Châu thứ hai của thế giới. Đơn giản tôi chỉ nghĩ, thất nghiệp thì là không có việc, còn danh nghĩa có nghĩa là chỉ trên giấy tờ, chưa tính đến ảnh hưởng của lạm dục (Lạm dục ở đây không phải là lạm dụng tình dục mà hàm ý là việc đại học hóa xã hội, quá nhiều nhà cung cấp tri thức trong khi không đáp ứng được nhu cầu chất lượng con người của nhà tuyển dụng). Vậy thất nghiệp danh nghĩa ở đây có thể tạm định nghĩa là “ Tình trạng người lao động có công việc nhưng chưa thực sự làm việc, chưa có mã số thuế, chưa có bảo hiểm, chưa có tương lai, làm việc để cầm hơi thì đúng hơn”.
Vì là một sinh viên ngành kinh tế mới tốt nghiệp nên tôi xin phép được giới hạn góc nhìn của mình chỉ vỏn vẹn trong giới những người “dưới 1 năm kinh nghiệm” – Số người mà theo tôi , nó chiếm đa số các diễn đàn, các cộng đồng của dân kinh tế mở ra với mục đích chia sẻ kiến thức nhưng giờ đây lại là kênh chính để tìm việc dễ hơn (trừ vietnamwork ra). Tôi không bàn nhiều về giáo dục hay đem so sánh giữa nước lọ với nước chai. Tôi chỉ đơn thuần nhìn lại con đường mình đã đi và nhận ra một điều, một sự thật đáng thương là tôi đang cố tồn tai đúng hơn là đang sống. Ba hành trang lớn nhất mà một sinh viên thời hiện đại cần có là bằng cử nhân, tiếng Anh và tin học, kỹ năng mềm. Tất cả những thứ đó thì bạn tôi và tôi cũng không thiếu, thậm chí trên cả mức chuẩn của nhà tuyển dụng, thế nhưng tại sao sinh viên vẫn thất nghiệp đầy rẫy?. Câu trả lời đúng như nhà tuyển dụng nói, họ chưa phù hợp với công việc, tiêu chí của nhà tuyển dụng không phải tìm ra người giỏi nhất mà tìm ra người phù hợp nhất. Phù hợp ở đây không có nghĩa họ phải giỏi ở lĩnh vực đó, họ phải hiểu biết nhiều nhặn gì mà đơn giản là họ cho người ta thấy được niềm đam mê và hứng khởi trong công việc mình đang làm. Như ai đó nói, để tiếp tục làm một công việc bạn cần có một trong hai điều, một là đam mê, hai là mục đích. Mục đích cũng chỉ làm điểm dừng để bước tới đam mê. Càng lớn tôi càng hiểu ra rằng “ Một người đàn ông không thể chết vì chiến tranh nhưng họ sẽ chết vì vấn đề tài chính”, sự kiện phố Wall đã chứng minh cho thấy sức mạnh kinh tế đã khiến bao người phải nhảy lầu. Đam mê nếu không đủ lớn để vượt qua nỗi sợ hãi về áp lực tài chính, áp lực từ gia đình, áp lực từ bạn bè đồng lứa thì bạn sẽ phải chấp nhận đeo lên mình một chiếc mặt nạ để tươi cười với đời. Nó cố nhiên dẫn đến một hệ quả là bạn phải oằn mình ra, bóp miệng để nói phét với nhà tuyển dụng rằng mình như thế này như thế kia. Nếu bạn chưa thực sự hiểu công việc đó cần gì thì việc trượt là tất nhiên. Điều này khiến bạn suy sụp chưa từng thấy, càng nóng lòng muốn tìm một công việc cho mình bạn càng trở thành một chú thiêu thân đến mức, bạn thậm chí còn không nhớ nổi những nơi mà mình đã nộp hồ sơ. Vấn đề công việc mình thích giờ đã không còn quan trọng nữa, mà ưu tiên hàng đầu bây giờ là “có việc” để lấp đầy khoảng thời gian trống huếch trống hoác hoặc áp lực đè nặng tâm lý. Nói đến đây nhiều có thể nhiều người sẽ có cái nhìn cực kỳ tiêu cực về tôi giống như việc tôi lên các diễn đàn để bổ thẳng vào mặt những đứa vênh mặt với đời mà không thương tiếc chỉ trích những tiếng kêu ca từ những người thất nghiệp. Thay vì giúp họ có định hướng đúng cho sự nghiệp của mình thì những người này có 1 khuôn mẫu ko hề thay đổi là “ Xin đừng kêu ca về giáo dục, tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Nhưng hỡi ơi, các người quá tự tin về cái trí não đã được bơm đầy lý tưởng (hoặc trống rỗng). Có 1 sự thật phơi bày ra là “ Môi trường cố nhiên tác động cực lớn đến ý thức con người”. Hội nhập, hòa nhập về kinh tế nhưng giáo dục và hệ tư tưởng không đi theo kịp thì con người sẽ giẫm đạp lên nhau mà sống, để chọn lọc tự nhiên như tổ tiên chúng ta vậy, chỉ có điều, nó khốc liệt hơn nhiều.
Trên mạng đã có nào là “Những đứa con 9x thành thị”, “Thế hệ tôi một thế hệ vứt đi”. Nó khiến tôi không khỏi suy nghĩ về những con đường ngoằn ngoèo và méo mó mà các con Lạc cháu Hồng đang đi liệu có dẫn tới đâu khi mà thậm chí người ta còn chưa lo nổi cho cái mồm huống chi nghĩ đến đam mê cá nhân hay vì mục tiêu chung của toàn xã hội.
Cuối cùng, bài viết không phải của một người thất nghiệp dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa, nó chỉ là một tiếng nói trong một phút bột phát của tuổi trẻ theo cái kiểu bố đời để giải tỏa bức bối cá nhân, mong được lượng thứ nếu có đụng chạm vào nỗi sĩ diện của ai đó. Tôi không phải là một người tế nhị. Chúc một ngày tốt lành!
Trích FB Dang Nguyen Hai