thuybank1
Try my best ^^
Chào các bạn,
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã nghe rất nhiều chuyện về những người được lành bệnh một cách kỳ lạ, hoặc là “phép lạ” do cầu nguyện, hoặc là tin rằng mình uống “thuốc thần” trong các trắc nghiệm về tâm lý. Tư tưởng tích cực có khả năng tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn nhiểm, đôi khi đến mức trở thành phép lạ. Vì vậy, ngày nay bác sĩ thường khuyến khích các bệnh nhân nên cầu nguyện (nếu họ có lòng tin tôn giáo), và khuyến khích thân nhân người bệnh nên chăm nom, làm cho họ yêu đời, để chống bệnh. Cũng vì vậy mà thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người làm chứng rất thành thật rằng “Thầy Năm Ngải này đã chữa tôi lành bệnh kinh niên, 20 năm nay không ai chữa hết,” mặc dù là điều tra ra thì thầy chỉ có một cách chữa cho mọi bệnh nhân là phun nước lã vào người của họ. Hôm nay, chúng ta sẽ nói đến việc sử dụng sức mạnh phi thường này của tư tưởng vào cuộc sống hằng ngày để tạo nên thành công trong cuộc sống.
I. Tư tưởng có thể ảnh hưởng đến đời sống và thành công (hay thất bại) của ta trên rất nhiều cấp độ khác nhau. Cấp đầu tiên là tư tưởng ảnh hưởng hết mức độ tập trung năng lực của mình. Nếu cậu học trò tin rằng mình sẽ thi đậu, quyết tâm thi đậu, thì đương nhiên là cậu ta học hành chăm chỉ hơn cậu học trò cứ tin là mình sẽ rớt. Một người tin rằng mình có nhiều cái hay, cái giỏi, và chắc chắn là sẽ thành công trong đời, thì họ sẽ có thái độ tích cực, vui vẻ, yêu đời mỗi ngày. Điều này làm chính họ năng động hơn và người khác cũng thích thú họ hơn—người vui vẻ tích cực luôn luôn hấp dẫn người khác, dù là cùng phái hay khác phái—vì vậy, họ đương nhiên là sẽ nhiều cơ hội thành công trong đời.
Tại đây ta có thể nghe một thắc mắc quen thuộc: “Mấy đứa người mẫu, trời sinh chúng nó đẹp, cho nên dù dốt hay giỏi thì vẫn thành công, còn em thì cái gì cũng trung bình hay dưới trung bình, làm sao mà bì được?” Dĩ nhiên rồi, làm sao mà bì được? Ở đời không nên so bì với người khác, vì mỗi người chúng ta là một chủ thể đặc biệt, với một con đường sống đặc biệt. So bì với người khác thì chẳng khác nào so sánh quả cam với quả táo. Thành công của người khác không phải là thành công của mình. Hơn nữa, ngay cả từ “thành công” cũng rất là tương đối về ý nghĩa. Thông thường người ta nghĩ rằng tiền bạc, địa vị, tên tuổi là thành công. Nhưng nếu hỏi các vị tài tử nổi tiếng đã tự tử chết, và nếu có thể mấp máy được vài câu bây giờ, có lẽ là chẳng vị nào đồng ý với định nghĩa thành công đó.
Mỗi người chúng ta có một mục đích trong đời sống, như thành bác sĩ giải phẩu, làm chủ một tiệm phở, thành người mẫu, v.v… Đạt được mục đích đó thì tạm gọi là thành công. Nhưng đó chỉ là “tạm” thôi, vì một lúc nào đó, có thể là sau bao năm tranh đấu trên đường đời, ta sẽ thấy rằng mục đích thật mà ai cũng muốn là “hạnh phúc,” mà hạnh phúc không phải từ đâu ra cả, hạnh phúc chỉ là một trạng thái bình an trong tâm tưởng. Chúng ta sẽ nói thêm về hạnh phúc trong những dịp khác, hôm nay ta chỉ nhắc đến một tí để nói rằng “thành công” là một ý niệm rất tương đối, đừng có so bì mình với thành công của người khác, đó là một so sánh cực kỳ sai lầm.
Và so bì rằng cái gì của mình—từ sắc đẹp đến giọng hát đến trí thông mình—đều trung bình hay dưới trung bình, cho nên khó mà thành công, thì lại là một sai lầm rất lớn khác. Ông trời rất công bình, đa số mọi người trên thế giới đều sàn sàn như nhau, chẳng ai thực sự trội hơn người khác, được cái này mất cái kia. Bạn có thể có năng khiếu nào đó hơn người mà chưa khám phá ra thôi. Ở đời có cả nghìn công việc khác nhau, chứ đâu chỉ có một hai nghề. Hơn nữa, một vị tướng tài vẫn có thể điều khiển một đoàn quân chỉ toàn là người trung bình thành một đoàn quân bách chiến bách thắng. Những thứ trung bình có thể được tổng hợp thành một tổng hợp phi thường nếu ta biết tổng hợp. Tất cả các món ăn tuyệt hảo bạn thấy trong tiệm chung qui cũng chỉ là mắm muối tiêu tỏi ai cũng biết, nhưng các bác đầu bếp biết cách tổng hợp mà ta không biết. Vậy thôi.
Mỗi người chúng ta được tạo ra với một số vốn liếng thể chất và tinh thần. Nhiệm vụ của ta là dùng vốn liếng đó một cách thông minh để sinh lời. Nếu người đi buôn mà cứ cho rằng vốn liếng mình không đủ để làm ăn, thì đó là “chưa đánh đã thua”, làm sao mà làm ăn gì được? Đa số các đại gia thương mãi đều kể cho bạn rằng lúc khởi đầu họ chẳng có một tí vốn liếng nào cả.
Việt Nam Vô Địch
II. Tư duy tích cực làm cho chính mình trở thành vui vẻ, tích cực, năng động. Từ đó mình có năng lực tự nhiên làm cho người khác tin tưởng và cảm phục, và họ sẽ mang đến công việc và cơ hội cho mình. Nhưng, tư duy tích cực cũng có nhiều cấp độ. Ta cần phải biết mình đang ở cấp nào, và cố gắng đến cấp cao hơn. Ví dụ: “Tôi không muốn nghèo” thì không tích cực bằng “tôi muốn giàu.” “Tôi không muốn béo” thì không tích cực bằng “tôi muốn người thon thả.” “Tôi không muốn nóng giận” thì không tích cực bằng “tôi muốn luôn luôn dịu dàng.” Trong các ví dụ trên đây, mỗi câu có hai vế. Vế đầu tiên là vế tiêu cực vì dùng thể phủ định (“không”) và những chữ tiêu cực, tức là chữ chỉ đến “cái ta không muốn” (nghèo, béo, nóng giận). Ngược lại, vế sau của mỗi câu rất tích cực vì dùng thể xác định (“muốn”) và những chữ tích tực, tức là chữ chỉ đến “cái ta muốn” (giàu, thon thả, dịu dàng). Nếu bạn cứ tự bảo mình “tôi không muốn béo” có thể là bạn sẽ còn béo rất lâu, vì tiềm thức bạn cứ bị nhồi vào chữ “béo”, từ đó tiềm thức cứ hoạt động theo lối “béo”, làm cho bạn không đủ hăng hái và nghị lực để đi hướng “thon”. “Không muốn nghèo” hay “không muốn nóng giận” cũng thế. Chữ nào ta nhồi vào tiềm thức (béo, nghèo, nóng giận), thì tiềm thức cứ theo hướng đó mà làm.
Vì vậy, tất cả mọi suy tư, mọi chữ dùng trong cách suy nghĩ, mọi định luật văn phạm trong những câu nói âm thầm trong đầu mình, đều phải tích cực. Thể xác định là thể tích cực nhất, ví dụ thường xuyên nhất là “Tôi muốn…” Và chữ nào xác định cái ta muốn là chữ tích cực nhất, ví dụ, giàu, thon thả, dịu dàng. Khi tiềm thức nhận các chữ này thường xuyên, tiềm thức cứ theo hướng đó mà đi, và tự nhiên là ta sẽ thấy hăng hái vui sướng đi theo hướng đó.
III. Tư duy tích cực còn đi xa hơn nửa và cho rằng tương lai vẫn còn rất yếu so với hiện tại, vì hiện tại thường là những gì ta sờ mó được. Vì vậy, “tôi muốn giàu” (tương lai) vẫn chưa đủ tích cực, ta phải nghĩ rằng “tôi đang giàu” (hiện tại) thì mới đủ mạnh mẽ. “Cư xử như một bà hoàng, và người ta sẽ cư xử với bạn như một bà hoàng.” Có nghĩa là, cứ nghĩ rằng mình là người đã thành công, ăn nói đi đứng suy tư như người đã thành công, rồi tự nhiên cuộc đời sẽ mang đến thành công cho mình.
Điều này mới nói ra nghe có vẻ hơi lạ lùng. Tuy nhiên, trong thực tế nó lại cực kỳ hiệu quả. Ví dụ: Thay vì ngồi đọc sách quản lý cả đời để hy vọng “sẽ” thành nhà lãnh đạo giỏi, ngày hôm nay bạn cứ đứng ra mời gọi bạn bè tổ chức một CLB gì đó, đương nhiên bạn thành người lãnh đạo “hôm nay” của nhóm (dù trên thực tế chức danh đó là gì, kể cả chức danh “chạy lăng xăng đủ chuyện”). Việc tự đặt trên vai mình gánh nặng người xây dựng nhóm sẽ biến bạn thành một lãnh đạo tài ba một ngày nào đó, mà nếu có đọc sách 50 năm thì cũng không làm được.
Ở đây ta thấy tiến trình tập luyên đã qua một bước nhảy vọt rất lớn. Từ việc tập trung tư tưởng tích cực về “tôi muốn …” trong tương lai, ta đổi tư duy thành “tôi đang…” trong hiện tại, và “tôi đang…” tự nhiên thúc đẩy ta đến hành động ngay. Từ tư duy đến hành đông là một bước nhảy, xem ra rất giản dị với một số người, nhưng đối với nhiều người, đó là bước nhảy mà cả đời họ, cho đến khi nhắm mắt, họ vẫn không dám làm.
Nếu bạn có lòng tin nhỏ chỉ bằng một hạt cải, bạn có thể bảo ngọn núi này dời đi nơi khác, và nó sẽ dời đi. Bạn nghe câu này có quen thuộc không? Bạn có tin vào chính mình, dù với lòng tin chỉ bằng một hạt cải không?
Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã nghe rất nhiều chuyện về những người được lành bệnh một cách kỳ lạ, hoặc là “phép lạ” do cầu nguyện, hoặc là tin rằng mình uống “thuốc thần” trong các trắc nghiệm về tâm lý. Tư tưởng tích cực có khả năng tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn nhiểm, đôi khi đến mức trở thành phép lạ. Vì vậy, ngày nay bác sĩ thường khuyến khích các bệnh nhân nên cầu nguyện (nếu họ có lòng tin tôn giáo), và khuyến khích thân nhân người bệnh nên chăm nom, làm cho họ yêu đời, để chống bệnh. Cũng vì vậy mà thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người làm chứng rất thành thật rằng “Thầy Năm Ngải này đã chữa tôi lành bệnh kinh niên, 20 năm nay không ai chữa hết,” mặc dù là điều tra ra thì thầy chỉ có một cách chữa cho mọi bệnh nhân là phun nước lã vào người của họ. Hôm nay, chúng ta sẽ nói đến việc sử dụng sức mạnh phi thường này của tư tưởng vào cuộc sống hằng ngày để tạo nên thành công trong cuộc sống.
I. Tư tưởng có thể ảnh hưởng đến đời sống và thành công (hay thất bại) của ta trên rất nhiều cấp độ khác nhau. Cấp đầu tiên là tư tưởng ảnh hưởng hết mức độ tập trung năng lực của mình. Nếu cậu học trò tin rằng mình sẽ thi đậu, quyết tâm thi đậu, thì đương nhiên là cậu ta học hành chăm chỉ hơn cậu học trò cứ tin là mình sẽ rớt. Một người tin rằng mình có nhiều cái hay, cái giỏi, và chắc chắn là sẽ thành công trong đời, thì họ sẽ có thái độ tích cực, vui vẻ, yêu đời mỗi ngày. Điều này làm chính họ năng động hơn và người khác cũng thích thú họ hơn—người vui vẻ tích cực luôn luôn hấp dẫn người khác, dù là cùng phái hay khác phái—vì vậy, họ đương nhiên là sẽ nhiều cơ hội thành công trong đời.
Tại đây ta có thể nghe một thắc mắc quen thuộc: “Mấy đứa người mẫu, trời sinh chúng nó đẹp, cho nên dù dốt hay giỏi thì vẫn thành công, còn em thì cái gì cũng trung bình hay dưới trung bình, làm sao mà bì được?” Dĩ nhiên rồi, làm sao mà bì được? Ở đời không nên so bì với người khác, vì mỗi người chúng ta là một chủ thể đặc biệt, với một con đường sống đặc biệt. So bì với người khác thì chẳng khác nào so sánh quả cam với quả táo. Thành công của người khác không phải là thành công của mình. Hơn nữa, ngay cả từ “thành công” cũng rất là tương đối về ý nghĩa. Thông thường người ta nghĩ rằng tiền bạc, địa vị, tên tuổi là thành công. Nhưng nếu hỏi các vị tài tử nổi tiếng đã tự tử chết, và nếu có thể mấp máy được vài câu bây giờ, có lẽ là chẳng vị nào đồng ý với định nghĩa thành công đó.
Mỗi người chúng ta có một mục đích trong đời sống, như thành bác sĩ giải phẩu, làm chủ một tiệm phở, thành người mẫu, v.v… Đạt được mục đích đó thì tạm gọi là thành công. Nhưng đó chỉ là “tạm” thôi, vì một lúc nào đó, có thể là sau bao năm tranh đấu trên đường đời, ta sẽ thấy rằng mục đích thật mà ai cũng muốn là “hạnh phúc,” mà hạnh phúc không phải từ đâu ra cả, hạnh phúc chỉ là một trạng thái bình an trong tâm tưởng. Chúng ta sẽ nói thêm về hạnh phúc trong những dịp khác, hôm nay ta chỉ nhắc đến một tí để nói rằng “thành công” là một ý niệm rất tương đối, đừng có so bì mình với thành công của người khác, đó là một so sánh cực kỳ sai lầm.
Và so bì rằng cái gì của mình—từ sắc đẹp đến giọng hát đến trí thông mình—đều trung bình hay dưới trung bình, cho nên khó mà thành công, thì lại là một sai lầm rất lớn khác. Ông trời rất công bình, đa số mọi người trên thế giới đều sàn sàn như nhau, chẳng ai thực sự trội hơn người khác, được cái này mất cái kia. Bạn có thể có năng khiếu nào đó hơn người mà chưa khám phá ra thôi. Ở đời có cả nghìn công việc khác nhau, chứ đâu chỉ có một hai nghề. Hơn nữa, một vị tướng tài vẫn có thể điều khiển một đoàn quân chỉ toàn là người trung bình thành một đoàn quân bách chiến bách thắng. Những thứ trung bình có thể được tổng hợp thành một tổng hợp phi thường nếu ta biết tổng hợp. Tất cả các món ăn tuyệt hảo bạn thấy trong tiệm chung qui cũng chỉ là mắm muối tiêu tỏi ai cũng biết, nhưng các bác đầu bếp biết cách tổng hợp mà ta không biết. Vậy thôi.
Mỗi người chúng ta được tạo ra với một số vốn liếng thể chất và tinh thần. Nhiệm vụ của ta là dùng vốn liếng đó một cách thông minh để sinh lời. Nếu người đi buôn mà cứ cho rằng vốn liếng mình không đủ để làm ăn, thì đó là “chưa đánh đã thua”, làm sao mà làm ăn gì được? Đa số các đại gia thương mãi đều kể cho bạn rằng lúc khởi đầu họ chẳng có một tí vốn liếng nào cả.
II. Tư duy tích cực làm cho chính mình trở thành vui vẻ, tích cực, năng động. Từ đó mình có năng lực tự nhiên làm cho người khác tin tưởng và cảm phục, và họ sẽ mang đến công việc và cơ hội cho mình. Nhưng, tư duy tích cực cũng có nhiều cấp độ. Ta cần phải biết mình đang ở cấp nào, và cố gắng đến cấp cao hơn. Ví dụ: “Tôi không muốn nghèo” thì không tích cực bằng “tôi muốn giàu.” “Tôi không muốn béo” thì không tích cực bằng “tôi muốn người thon thả.” “Tôi không muốn nóng giận” thì không tích cực bằng “tôi muốn luôn luôn dịu dàng.” Trong các ví dụ trên đây, mỗi câu có hai vế. Vế đầu tiên là vế tiêu cực vì dùng thể phủ định (“không”) và những chữ tiêu cực, tức là chữ chỉ đến “cái ta không muốn” (nghèo, béo, nóng giận). Ngược lại, vế sau của mỗi câu rất tích cực vì dùng thể xác định (“muốn”) và những chữ tích tực, tức là chữ chỉ đến “cái ta muốn” (giàu, thon thả, dịu dàng). Nếu bạn cứ tự bảo mình “tôi không muốn béo” có thể là bạn sẽ còn béo rất lâu, vì tiềm thức bạn cứ bị nhồi vào chữ “béo”, từ đó tiềm thức cứ hoạt động theo lối “béo”, làm cho bạn không đủ hăng hái và nghị lực để đi hướng “thon”. “Không muốn nghèo” hay “không muốn nóng giận” cũng thế. Chữ nào ta nhồi vào tiềm thức (béo, nghèo, nóng giận), thì tiềm thức cứ theo hướng đó mà làm.
Vì vậy, tất cả mọi suy tư, mọi chữ dùng trong cách suy nghĩ, mọi định luật văn phạm trong những câu nói âm thầm trong đầu mình, đều phải tích cực. Thể xác định là thể tích cực nhất, ví dụ thường xuyên nhất là “Tôi muốn…” Và chữ nào xác định cái ta muốn là chữ tích cực nhất, ví dụ, giàu, thon thả, dịu dàng. Khi tiềm thức nhận các chữ này thường xuyên, tiềm thức cứ theo hướng đó mà đi, và tự nhiên là ta sẽ thấy hăng hái vui sướng đi theo hướng đó.
III. Tư duy tích cực còn đi xa hơn nửa và cho rằng tương lai vẫn còn rất yếu so với hiện tại, vì hiện tại thường là những gì ta sờ mó được. Vì vậy, “tôi muốn giàu” (tương lai) vẫn chưa đủ tích cực, ta phải nghĩ rằng “tôi đang giàu” (hiện tại) thì mới đủ mạnh mẽ. “Cư xử như một bà hoàng, và người ta sẽ cư xử với bạn như một bà hoàng.” Có nghĩa là, cứ nghĩ rằng mình là người đã thành công, ăn nói đi đứng suy tư như người đã thành công, rồi tự nhiên cuộc đời sẽ mang đến thành công cho mình.
Điều này mới nói ra nghe có vẻ hơi lạ lùng. Tuy nhiên, trong thực tế nó lại cực kỳ hiệu quả. Ví dụ: Thay vì ngồi đọc sách quản lý cả đời để hy vọng “sẽ” thành nhà lãnh đạo giỏi, ngày hôm nay bạn cứ đứng ra mời gọi bạn bè tổ chức một CLB gì đó, đương nhiên bạn thành người lãnh đạo “hôm nay” của nhóm (dù trên thực tế chức danh đó là gì, kể cả chức danh “chạy lăng xăng đủ chuyện”). Việc tự đặt trên vai mình gánh nặng người xây dựng nhóm sẽ biến bạn thành một lãnh đạo tài ba một ngày nào đó, mà nếu có đọc sách 50 năm thì cũng không làm được.
Ở đây ta thấy tiến trình tập luyên đã qua một bước nhảy vọt rất lớn. Từ việc tập trung tư tưởng tích cực về “tôi muốn …” trong tương lai, ta đổi tư duy thành “tôi đang…” trong hiện tại, và “tôi đang…” tự nhiên thúc đẩy ta đến hành động ngay. Từ tư duy đến hành đông là một bước nhảy, xem ra rất giản dị với một số người, nhưng đối với nhiều người, đó là bước nhảy mà cả đời họ, cho đến khi nhắm mắt, họ vẫn không dám làm.
Nếu bạn có lòng tin nhỏ chỉ bằng một hạt cải, bạn có thể bảo ngọn núi này dời đi nơi khác, và nó sẽ dời đi. Bạn nghe câu này có quen thuộc không? Bạn có tin vào chính mình, dù với lòng tin chỉ bằng một hạt cải không?
Chúc các bạn một ngày vui vẻ!