cocghe266
Administrator
Nợ xấu 8,6%, trong đó, có tài sản đảm bảo lên tới 86%, dư nợ bất động sản và chứng khoán thấp là những con số "đẹp"...
Cuối năm 2011, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 3,39%. Báo cáo gần đây của các tổ chức tín dụng cho biết, đến ngày 31/5, nợ xấu là 4,47%. Tổ chức quốc tế - Fitch Rating cho rằng, con số nợ hiện là 13%.
Ngày 7/6, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu 10%. Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31/3 là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế hiện là 2,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 197.000 tỷ (7,58%) . Dư nợ cho vay chứng khoán là 12.000 tỷ (0,46%).
Nợ xấu có tài sản đảm bảo là 84%, không có tài sản đảm bảo là 16%. Theo quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu khoảng 135%. Các khoản nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản đạt tỷ lệ 180%.
Đến cuối tháng 5/2012, số tiền các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 67.300 tỷ đồng, tương đương với khoảng 57,2% nợ xấu.
Lãi suất huy động đã giảm 4 lần từ đầu năm. Hiện, lãi huy động ở mức 9% một năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-13% một năm.
Tính đến ngày 30/6, tín dụng tăng 0,76% so với cuối năm 2011 (nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác thì tăng khoảng 1,4%).
Đến 31/5, tín dụng xuất khẩu tăng 12,63%, nông nghiệp nông thôn tăng 3%, công nghiệp hỗ trợ ước tăng 7,13%; riêng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 13,69%. Dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 5,25% so với tổng dư nợ cho vay, giảm -5,91% so với tỷ trọng cuối năm 2011 (11,16%).
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay giảm khoảng 3-6% một năm so với cuối năm 2011; trong đó tập trung chủ yếu đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh. Hiện, lãi cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-13% một năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17% một năm.
Cuối năm 2011, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 3,39%. Báo cáo gần đây của các tổ chức tín dụng cho biết, đến ngày 31/5, nợ xấu là 4,47%. Tổ chức quốc tế - Fitch Rating cho rằng, con số nợ hiện là 13%.
Ngày 7/6, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu 10%. Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31/3 là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế hiện là 2,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 197.000 tỷ (7,58%) . Dư nợ cho vay chứng khoán là 12.000 tỷ (0,46%).
Nợ xấu bất động sản là 12.000 tỷ đồng. Còn nợ xấu chứng khoán là 485 tỷ đồng.
Nợ xấu có tài sản đảm bảo là 84%, không có tài sản đảm bảo là 16%. Theo quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu khoảng 135%. Các khoản nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản đạt tỷ lệ 180%.
Đến cuối tháng 5/2012, số tiền các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 67.300 tỷ đồng, tương đương với khoảng 57,2% nợ xấu.
Lãi suất huy động đã giảm 4 lần từ đầu năm. Hiện, lãi huy động ở mức 9% một năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-13% một năm.
Tính đến ngày 30/6, tín dụng tăng 0,76% so với cuối năm 2011 (nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác thì tăng khoảng 1,4%).
Đến 31/5, tín dụng xuất khẩu tăng 12,63%, nông nghiệp nông thôn tăng 3%, công nghiệp hỗ trợ ước tăng 7,13%; riêng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 13,69%. Dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 5,25% so với tổng dư nợ cho vay, giảm -5,91% so với tỷ trọng cuối năm 2011 (11,16%).
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay giảm khoảng 3-6% một năm so với cuối năm 2011; trong đó tập trung chủ yếu đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh. Hiện, lãi cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-13% một năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17% một năm.
Tuấn Lân
Theo VnExpress
Theo VnExpress