Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu

tungttra

Verified Banker
Các bạn cho hỏi ?
Việc xử lý rủi ro cho món nợ xấu. Món nợ xấu trích lập dự phòng được nhiêu thì chỉ sử dụng nhiêu đó xử lý hay xử lý hết món nợ xấu đó các bạn.
 
Theo mình hiểu thì Allowance for Loan Losses chỉ là dự tính ban đầu (estimate) lúc khoản vay được lập mà thôi. Khi thực tế phát sinh thì phải phản ánh đúng thực tế, và khi nợ xấu lên cao thì phải tăng allowance lên (cho cả portfolio).
 
trích lập dự phòng có khi thừa và có khi thiếu
1. thừa: thì ko trích lập nữa
2. thiếu thì trích lập thêm

Tại sao thừa và tại sao thiếu
1. Thừa: khi đã trích lập dự phòng nhưng thu hồi được/tất toán khoản vay
2. trích thiếu: 1 Khách hàng Quý I thuộc nhóm II, nhưng quý II thuộc nhóm III. Như vậy theo quy định phải trích lập thêm phần thiếu (nhóm II trích 5%, nhóm III trích 20%). Như vậy ở đây phải trích thêm 15% nữa
 
Có 2 vấn đề đối với dự phòng nợ xấu (?):

1. Phần "nợ xấu" bị mất đi không phải biến mất vào không khí. Khi ngân hàng cho vay chính là sử dụng equity của shareholders và dùng đòn bẩy là tiền gửi (CD accounts) hoặc là huy động từ thị trường vốn dài hạn và ngắn hạn (money market & bond market). Khi khoản vay biến thành "nợ xấu", thì ngân hàng dù không đòi được tiền từ người đi vay vẫn phải trả nợ cho chủ nợ (mà ngân hàng vay tiền).

Nếu theo ý kiến của bạn, dự phòng bao nhiêu thì giảm dự phòng bấy nhiêu, dự phòng cho một khoản vay đấy hết thì thôi - thì giả sử như dự phòng 50%, mất hết 90% vốn. Vậy 40% đi đâu? Ai sẽ trả 40% này? Theo order of priority of claims in liquidation, thì được quyền hưởng claims of collateral đầu tiền là debt holders, chính là người gửi tiền (depositors) và trái chủ (debt holders). Tất cả các khoản lỗ đều do shareholders chịu đầu tiên. Trong tình huống này cũng thế thôi, nếu dự phòng không đủ thì 40% phải lấy từ shareholders' equity ra để bù vào, dưới hình thức là provision to expected loan losses, là một expense trong bảng P&L.

Khi ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, hoặc thực hiện "tái cấp vốn" (bơm tiền trực tiếp), thì chính là một hình thức tăng equity để ngân hàng không vỡ nợ vì nợ xấu tăng cao quá sức chịu.

2. Ngoài ra theo mình hiểu thì thường không có chuyện dự phòng nợ xấu theo từng khoản một (per loan) mà thường theo nhóm (per pool) tuỳ theo tính chất. Sở dĩ như vậy là vì ngân hàng cho vay nhiều thế mà dự phòng từng khoản thì riêng chi phí cho kế toán thôi cũng chết rồi. Chỉ khi write down hoặc write off, vì là actuals nên mới phải chính xác đến từng khoản. Còn provision là ước tính (estimate), vì chung cho một nhóm nên không có chuyện "hết dự phòng cho một khoản".
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
tay này học lý thuyết nhiều nhưng thực tế ở VN thi ko hẳn như vậy xin mời tham khảo Quyết địn 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN hoặc mới nhất sắp áp dụng là TT 02/2013/TT-NHNN nhé
 
tay này học lý thuyết nhiều nhưng thực tế ở VN thi ko hẳn như vậy xin mời tham khảo Quyết địn 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN hoặc mới nhất sắp áp dụng là TT 02/2013/TT-NHNN nhé

Có 2 điểm thế này:

1. Vấn đề mình đưa ra thuần tuý là nguyên tắc cơ bản về kế toán. Cho dù thông tư hay quyết định trời biển gì thì cũng dựa vào nền tảng khung báo cáo tài chính, có chăng chỉ là đưa ra chi tiết về hướng dẫn thực hiện để đảm bảo tính nhất quán giữa các tổ chức khác nhau.

2. Mình xem qua các quyết định mà bạn nêu ở trên (đang Thanksgiving nên mới rảnh việc mà làm chuyện này), thì không thấy có chỗ nào bảo là trích lập dự phòng bao nhiêu thì chỉ dừng đến thế thôi và không được phép vượt quá. Quyết định chỉ đưa ra phân loại nợ khác nhau (đưa từ performing sang non-accrual/performing và other assets owned). Như vậy theo mình hiểu là khi status của một khoản loan chuyển sang từng giai doạn delinquent khác nhau, từ nhẹ đến nặng (special mention --> substandard --> doubtful --> loss, ở VN thì là 1 -->5), thì tỉ lệ dự phòng cũng phải tăng lên tương ứng để phản ánh rủi ro mất vốn (tối đa là 100% - mất sạch vốn).

Mình không phải kế toán nên nếu hiểu sai chỗ nào thì bạn chỉ ra giùm.
 
Theo ý kiến của mình thì việc trích lập dự phòng rủi ro dựa trên nhóm nợ của khoản vay (cả định tính và định lượng). Tuy vào từng nhóm nợ mà có tỷ lệ trích khác nhau, phần còn lại sẽ dựa vào khả năng thu hồi nợ của khoản vay cũng như tài sản đảm bảo.
Khi tiến hành xử lý nợ xấu bằng quỹ trích lập dự phòng rủi ro, trước hết cần đánh giá vào thu hồi nợ thong qua giá trị tài sản đảm bảo của khoản vay.
+ Trong trường hợp giá trị tài sản đảm bảo bán đi không đủ thu hồi nợ thì NH sẽ sử dung quỹ dự phòng rủi ro để thu hồi.
+ Trường hợp giá trị tài sản đảm bảo bị giảm mạnh, cả tài sản đảm bảo và quỹ dự phòng rủi ro không đủ để thu hồi thì lúc đó cần xin ý kiến chỉ đạo của các sếp.
Có nhiều trường hợp xử lý nợ xấu trong đó ngoại bang là trường hợp được tách riêng do khi khoản vay chuyển hoàn toàn ra ngoại bang (cả gốc và lãi) thì khoản vay đó đã được trích lập dự phòng rủi ro 100%.
Có gì thiếu sót mọi người bổ sung cho mình nhé ! Thanks
 
Tình hình là thực tế:

- Thanh lý tài sản, thu hồi 1 phần.
- Sử dụng trích lập dự phòng: xử lý tiếp 1 phần.
- Treo tạm 1 thời gian chờ xử lý tài sản tiếp (nếu có), nhưng KH không còn tài sản khác => họp HĐ xử lý nợ để xoá nợ.

Xoá là trên sổ sách kế toán, còn đối với KH vẫn yêu cầu tiếp tục thi hành án với các TS khác (nếu là Cty TNHH mà hết tài sản thì nó giải thể luôn), nếu vẫn thu được thì chuyển vào LN bất thường.

Đó là thực tế NH đã áp dụng.

Còn lý thuyết thì mọi người cứ thảo luận theo quy định pháp lưật xem có cách nào hay hơn không.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,566
Thành viên mới nhất
nganhuynh130806
Back
Bên trên