Vất vả mãi cuối cùng cũng có một chỗ tuyển nó vào làm, đó là một quán cơm gần trường học. Nó mừng thầm trong bụng bởi từ giờ sẽ kiếm được tiền để đỡ đần bố mẹ ở quê.
Vừa lên Hà Nội nhập trường, nó đã vội vàng đi lùng việc làm thêm vì nghĩ thương bố mẹ nghèo ở quê. Hôm đi mẹ nó cười mãn nguyện lắm bởi thằng con học hành đỗ đạc nhưng cũng bắt đầu những mối lo.
Cả vụ thu hoạch lúa, gom hết cả thẩy được 4 triệu mẹ đưa cả cho nó mà không quên dặn dò : “Con cứ cầm tạm, tuần sau mẹ lại gửi ra thêm, chớ từng nớ đủ mần răng được”. Nghe mẹ nói, mắt nó cay xè thương mẹ đến thắt lòng nên càng quyết tâm đi làm thêm kiếm tiền đỡ đần gia đình.
Sau một vài ngày ổn định mọi thủ tục nhập học và chỗ trọ, nó lao ngay vào công cuộc tìm việc làm thêm. Trong suy nghĩ nó chỉ quan tâm điều duy nhất đó là chỉ cần người ta thuê thì bất cứ công việc gì dù vất vả đến mấy nó cũng làm. Nghĩ vậy nên đôi chân nó rong ruổi khắp các phố và miệt mài công cuộc kiếm tìm, cuối cùng cũng tìm được một chân chạy bàn ở quán ăn bình dân gần trường.
Bước vào ngày làm đầu tiên nó lớ ngớ như đứa trẻ lên ba. Quá nhiều việc từ khâu đưa menu cho thực khách đến khâu order và báo cáo các món khách gọi cho đầu bếp khiến nó không thể nhớ nổi.
Chân tay chân vụng về long ngóng, nó chạy bàn không kịp vào giờ cao điểm khiến chị chủ quán tỏ ra khó chịu và ném vào nó cái nhìn chán ngán “làm thế thì nhà hàng phá sản à, nhanh nhanh cái tay lên”. Nó ngoan ngoãn gật đầu và bắt đầu sắp xếp lại công việc cho dù cảm giác không thoải mái gì cho cam.
Ngày thứ hai công việc trôi chảy hơn bởi nó đã bắt đầu nhớ quy trình làm việc. Khi không có khách nó tự động dọn dẹp, lau chùi khiến chủ quán cũng tỏ ra hài lòng hơn hôm trước. Nó cũng thấy vui và tự nhủ phải cố gắng hơn nữa vì gia đình và cả vì bản thân nó nữa.
Đến ngày thứ 3, đang lúc đông khách nhốn nháo, một tiếng “xoảng” vang lên làm nó mặt mày đỏ ứng và đứng im như bị ai cột chặt chân. Bát canh trên tay rơi vỡ tan tành, nó sợ hãi và chuẩn bị tâm lí nghe chửi và quyết định đuổi việc nó.
Mọi ánh mắt đổ dồn về nó khiến nó vừa sợ, vừa lập cập tìm cách dọn thật nhanh nhưng vẫn liêng liếc về phía chị chủ nhà chờ đợi những câu trách móc. Nhưng trái lại với suy nghĩ của nó, chị chỉ nhắc nhở khéo: “Lần sau em phải cẩn thận, nếu khi vô ý làm rơi vỡ thì phải nhanh chóng dọn dẹp thật sạch sẽ và báo bếp nấu lại ngay lập tức để khách khỏi phải chờ lâu”.
Nghe chị chủ nói, nó không tin vào tai mình bởi nó đã chấp nhận sẽ bị đuổi việc ngay lập tức. Tuy nhiên để trấn an nó lần nữa, chị ôn tồn nói: “Hôm nay đông khách cũng khó tránh được sai sót, em không bị bỏng là may rồi. Lần sau em cố gắng làm việc tốt coi như để chuộc lỗi ngày hôm nay là được rồi”. Lần này thì nó khóc thật, đôi mắt đỏ hoe ươn ướt nó lí nhí nói câu cảm ơn mà trong lòng vẫn chưa kịp hoàn hồn.
Đến giờ thì nó đã sắp được nhận lương tháng đầu tiên và công việc đã vào quỹ đạo bình thường. Nó cũng đã sút mất hơn 1kg kể từ ngày đi làm nhưng nghĩ đến khoản tiền mua giáo trình và đóng quỹ lớp đầu năm không phải xin tiền mẹ nó lại càng thêm cố gắng.
Cuộc sống của nó phía trước sẽ còn nhiều khó khăn nhưng nó tự bảo mình phải cố gắng bởi con nhà nghèo đi học phải biết chấp nhận vất vả để vươn lên.
Vừa lên Hà Nội nhập trường, nó đã vội vàng đi lùng việc làm thêm vì nghĩ thương bố mẹ nghèo ở quê. Hôm đi mẹ nó cười mãn nguyện lắm bởi thằng con học hành đỗ đạc nhưng cũng bắt đầu những mối lo.
Cả vụ thu hoạch lúa, gom hết cả thẩy được 4 triệu mẹ đưa cả cho nó mà không quên dặn dò : “Con cứ cầm tạm, tuần sau mẹ lại gửi ra thêm, chớ từng nớ đủ mần răng được”. Nghe mẹ nói, mắt nó cay xè thương mẹ đến thắt lòng nên càng quyết tâm đi làm thêm kiếm tiền đỡ đần gia đình.
Sau một vài ngày ổn định mọi thủ tục nhập học và chỗ trọ, nó lao ngay vào công cuộc tìm việc làm thêm. Trong suy nghĩ nó chỉ quan tâm điều duy nhất đó là chỉ cần người ta thuê thì bất cứ công việc gì dù vất vả đến mấy nó cũng làm. Nghĩ vậy nên đôi chân nó rong ruổi khắp các phố và miệt mài công cuộc kiếm tìm, cuối cùng cũng tìm được một chân chạy bàn ở quán ăn bình dân gần trường.
Bước vào ngày làm đầu tiên nó lớ ngớ như đứa trẻ lên ba. Quá nhiều việc từ khâu đưa menu cho thực khách đến khâu order và báo cáo các món khách gọi cho đầu bếp khiến nó không thể nhớ nổi.
Chân tay chân vụng về long ngóng, nó chạy bàn không kịp vào giờ cao điểm khiến chị chủ quán tỏ ra khó chịu và ném vào nó cái nhìn chán ngán “làm thế thì nhà hàng phá sản à, nhanh nhanh cái tay lên”. Nó ngoan ngoãn gật đầu và bắt đầu sắp xếp lại công việc cho dù cảm giác không thoải mái gì cho cam.
Ngày thứ hai công việc trôi chảy hơn bởi nó đã bắt đầu nhớ quy trình làm việc. Khi không có khách nó tự động dọn dẹp, lau chùi khiến chủ quán cũng tỏ ra hài lòng hơn hôm trước. Nó cũng thấy vui và tự nhủ phải cố gắng hơn nữa vì gia đình và cả vì bản thân nó nữa.
Đến ngày thứ 3, đang lúc đông khách nhốn nháo, một tiếng “xoảng” vang lên làm nó mặt mày đỏ ứng và đứng im như bị ai cột chặt chân. Bát canh trên tay rơi vỡ tan tành, nó sợ hãi và chuẩn bị tâm lí nghe chửi và quyết định đuổi việc nó.
Mọi ánh mắt đổ dồn về nó khiến nó vừa sợ, vừa lập cập tìm cách dọn thật nhanh nhưng vẫn liêng liếc về phía chị chủ nhà chờ đợi những câu trách móc. Nhưng trái lại với suy nghĩ của nó, chị chỉ nhắc nhở khéo: “Lần sau em phải cẩn thận, nếu khi vô ý làm rơi vỡ thì phải nhanh chóng dọn dẹp thật sạch sẽ và báo bếp nấu lại ngay lập tức để khách khỏi phải chờ lâu”.
Nghe chị chủ nói, nó không tin vào tai mình bởi nó đã chấp nhận sẽ bị đuổi việc ngay lập tức. Tuy nhiên để trấn an nó lần nữa, chị ôn tồn nói: “Hôm nay đông khách cũng khó tránh được sai sót, em không bị bỏng là may rồi. Lần sau em cố gắng làm việc tốt coi như để chuộc lỗi ngày hôm nay là được rồi”. Lần này thì nó khóc thật, đôi mắt đỏ hoe ươn ướt nó lí nhí nói câu cảm ơn mà trong lòng vẫn chưa kịp hoàn hồn.
Đến giờ thì nó đã sắp được nhận lương tháng đầu tiên và công việc đã vào quỹ đạo bình thường. Nó cũng đã sút mất hơn 1kg kể từ ngày đi làm nhưng nghĩ đến khoản tiền mua giáo trình và đóng quỹ lớp đầu năm không phải xin tiền mẹ nó lại càng thêm cố gắng.
Cuộc sống của nó phía trước sẽ còn nhiều khó khăn nhưng nó tự bảo mình phải cố gắng bởi con nhà nghèo đi học phải biết chấp nhận vất vả để vươn lên.
Theo Dân Trí