B
badday03
Guest
Học tập với điểm số khá cao, thế nhưng, khi đi phỏng vấn vào các ngân hàng, công ty chứng khoán…, không ít sinh viên không vượt qua được “cửa ải” kỹ năng phụ thêm, ngoại hình…
Ngày 20/10, Khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) đã tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp khoa Ngân hàng”. Đây là hoạt động thường niên của khoa với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên (SV) giao lưu với lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - chứng khoán.
Tại ngày hội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán cũng giới thiệu các hoạt động của đơn vị cũng như nhu cầu tuyển dụng đến SV thông qua hoạt động của các gian hàng. Đặc biệt, cuộc giao lưu trở nên “nóng” bởi các câu hỏi “hóc búa” từ các bạn SV.
Các nhà tuyển dụng nhấn mạnh “con người là yếu tố chính, quyết định thành công của tổ chức”. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi tổ chức có một phương thức, cách làm khác nhau. Lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực là làm sao cho tổ chức có hiệu quả về mục tiêu, năng suất.
Yêu cầu của nhà tuyển dụng ngành Ngân hàng đã cao, vậy mà để lọt vào “mắt xanh” của các công ty chứng khoán lại càng “gắt gao” hơn. Bà Thẩm Thị Thúy - Giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán MBS cho biết bà cần những ứng viên ngoài kiến thức chuyên sâu về tài chính, cần có cá tính, kiến thức xã hội, tư cách đạo đức tốt. Và quan trọng, SV phải có kiến thức mềm: giao tiếp khách hàng tốt, có khả năng thuyết trình, sáng tạo và thu hút khách hàng.
Trong khi đó, về quyền lợi cho người lao động, bà Trương Việt Nga, Công ty Chứng khoán FPT cho biết, FPT không chỉ chú ý đến yếu tố vật chất (lương, thưởng, chế độ đãi ngộ) mà luôn quan tâm đến yếu tố tinh thần cho CB-CNV như tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện. Luôn phát huy ý tưởng sáng tạo của mỗi người.
“Ứng viên có lòng yêu nghề, đam mê sự nghiệp thì mới dốc hết trái tim với doanh nghiệp. Ứng viên có đạo đức, tư cách nghề nghiệp thì mới gắn bó lâu dài với công ty”, bà Nga cho biết.
Trăn trở của SV Ngân hàng, Chứng khoán
Các nhà tuyển dụng thì luôn đưa ra những điều kiện gắt gao đối với ứng viên với mục đích làm sao phát huy hết chất xám, khả năng cống hiến của cá nhân đó cho tổ chức. Còn SV ngành Ngân hàng, Chứng khoán, họ cũng có nhiều trăn trở thổ lộ với nhà tuyển trạch trước khi “bước ra biển lớn”.
PGS.TS Trần Huy Hoàng - Trưởng khoa Ngân hàng, ĐH Kinh tế TPHCM cho biết, chứng khoán hiện nay đang ảm đạm. SV học ngành Chứng khoán đang có sự lo lắng chính đáng. Có SV ngành Chứng khoán ra trường làm chứng khoán nhưng thấy sống không nổi lại quay về làm ngân hàng.
Đại diện ngân hàng ACB cho biết, thống kê tại các ngân hàng, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. ACB không có chính sách trọng nam khinh nữ. “Có thể có những chi nhánh tỉ lệ nữ áp đảo. Cùng lúc có 3, 4 chị em sinh con, nhất là năm Thìn này nên gây sự bức xúc của giám đốc chi nhánh. Nên khi trên đưa nữ về thì họ nói sẽ không nhận. Nhưng thực tế, thậm chí có những công việc cứ tưởng chỉ dành cho nam giới như phòng quản lý rủi ro cũng có nữ làm”, ông Đàm Văn Tuấn chia sẻ.
Lãnh đạo Trust Bank cũng “trấn an” về tiêu chuẩn ngoại hình cho SV. Theo đó, mục tiêu của tuyển dụng là muốn tìm ở bạn một khối tri thức, năng lực, chuyên môn. “Yếu tố ngoại hình, duyên dáng chỉ có ở các cuộc thi người đẹp, không có trong mắt nhà tuyển dụng”, lãnh đạo Trust Bank chia sẻ.
PGS.TS Trần Huy Hoàng tâm sự: “Là người làm công tác đào tạo, chúng tôi cũng mong các ngân hàng chú ý đến năng lực, trình độ chuyên môn của SV nhiều hơn là đòi hỏi ngoại hình. Ngoài những bộ phận tiếp xúc khách hàng cần có ngoại hình thì các bộ phận nghiệp vụ, kế toán… các ngân hàng cần tuyển dụng những người có chuyên môn”.
Ngày 20/10, Khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) đã tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp khoa Ngân hàng”. Đây là hoạt động thường niên của khoa với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên (SV) giao lưu với lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - chứng khoán.
Tại ngày hội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán cũng giới thiệu các hoạt động của đơn vị cũng như nhu cầu tuyển dụng đến SV thông qua hoạt động của các gian hàng. Đặc biệt, cuộc giao lưu trở nên “nóng” bởi các câu hỏi “hóc búa” từ các bạn SV.
Các nhà tuyển dụng nhấn mạnh “con người là yếu tố chính, quyết định thành công của tổ chức”. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi tổ chức có một phương thức, cách làm khác nhau. Lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực là làm sao cho tổ chức có hiệu quả về mục tiêu, năng suất.
Ông Đàm Văn Tuấn - Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối quản trị nguồn nhân lực ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, chính sách tuyển dụng của ACB là các nguồn nhân lực được đào tạo từ các “lò” như: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngân hàng, ĐH Ngoại thương, Marketing. Các ngân hàng, công ty chứng khoán đều có chính sách, chương trình nâng cao toàn diện về quản trị nhân sự. ACB luôn chú trọng tìm kiếm nguồn nhân lực kế thừa từ thời điểm SV mới học năm 2, 3 bằng những chương trình quản trị viên tập sự…
Sinh viên khoa Ngân hàng ĐH Kinh tế TPHCM tặng hoa tri ân thầy cô nhân ngày kỷ niệm thành lập khoa
Trong khi đó, đại diện ngân hàng Đại tín - Trust Bank cho biết, họ ưu tiên tuyển dụng SV đúng chuyên ngành. Chính sách tuyển dụng của Trust Bank luôn chú ý đến từng điểm chuyên ngành, thành tích học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường của SV. Ngoài khả năng chuyên môn, Trust Bank còn chú ý đến khả năng hòa nhập văn hóa tổ chức của ứng viên…
Yêu cầu của nhà tuyển dụng ngành Ngân hàng đã cao, vậy mà để lọt vào “mắt xanh” của các công ty chứng khoán lại càng “gắt gao” hơn. Bà Thẩm Thị Thúy - Giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán MBS cho biết bà cần những ứng viên ngoài kiến thức chuyên sâu về tài chính, cần có cá tính, kiến thức xã hội, tư cách đạo đức tốt. Và quan trọng, SV phải có kiến thức mềm: giao tiếp khách hàng tốt, có khả năng thuyết trình, sáng tạo và thu hút khách hàng.
Trong khi đó, về quyền lợi cho người lao động, bà Trương Việt Nga, Công ty Chứng khoán FPT cho biết, FPT không chỉ chú ý đến yếu tố vật chất (lương, thưởng, chế độ đãi ngộ) mà luôn quan tâm đến yếu tố tinh thần cho CB-CNV như tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện. Luôn phát huy ý tưởng sáng tạo của mỗi người.
“Ứng viên có lòng yêu nghề, đam mê sự nghiệp thì mới dốc hết trái tim với doanh nghiệp. Ứng viên có đạo đức, tư cách nghề nghiệp thì mới gắn bó lâu dài với công ty”, bà Nga cho biết.
Trăn trở của SV Ngân hàng, Chứng khoán
Các nhà tuyển dụng thì luôn đưa ra những điều kiện gắt gao đối với ứng viên với mục đích làm sao phát huy hết chất xám, khả năng cống hiến của cá nhân đó cho tổ chức. Còn SV ngành Ngân hàng, Chứng khoán, họ cũng có nhiều trăn trở thổ lộ với nhà tuyển trạch trước khi “bước ra biển lớn”.
PGS.TS Trần Huy Hoàng - Trưởng khoa Ngân hàng, ĐH Kinh tế TPHCM cho biết, chứng khoán hiện nay đang ảm đạm. SV học ngành Chứng khoán đang có sự lo lắng chính đáng. Có SV ngành Chứng khoán ra trường làm chứng khoán nhưng thấy sống không nổi lại quay về làm ngân hàng.
Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngày hội hướng nghiệp
Một SV nữ bày tỏ niềm trăn trở khi cho rằng, thị trường lao động tuyển nam nhiều hơn nữ, các ngân hàng cũng vậy. “Em thấy phái nữ thiệt thòi nhiều khi đi tuyển dụng. Một số ngân hàng chú trọng ngoại hình, đưa ra chuẩn về chiều cao, nam 1,65m và nữ 1,58m. Thậm chí, có ngân hàng tuyển người hát hay, múa giỏi mà không chú ý đến kiến thức nghiệp vụ”, nữ sinh lo lắng.
Đại diện ngân hàng ACB cho biết, thống kê tại các ngân hàng, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. ACB không có chính sách trọng nam khinh nữ. “Có thể có những chi nhánh tỉ lệ nữ áp đảo. Cùng lúc có 3, 4 chị em sinh con, nhất là năm Thìn này nên gây sự bức xúc của giám đốc chi nhánh. Nên khi trên đưa nữ về thì họ nói sẽ không nhận. Nhưng thực tế, thậm chí có những công việc cứ tưởng chỉ dành cho nam giới như phòng quản lý rủi ro cũng có nữ làm”, ông Đàm Văn Tuấn chia sẻ.
Lãnh đạo Trust Bank cũng “trấn an” về tiêu chuẩn ngoại hình cho SV. Theo đó, mục tiêu của tuyển dụng là muốn tìm ở bạn một khối tri thức, năng lực, chuyên môn. “Yếu tố ngoại hình, duyên dáng chỉ có ở các cuộc thi người đẹp, không có trong mắt nhà tuyển dụng”, lãnh đạo Trust Bank chia sẻ.
PGS.TS Trần Huy Hoàng tâm sự: “Là người làm công tác đào tạo, chúng tôi cũng mong các ngân hàng chú ý đến năng lực, trình độ chuyên môn của SV nhiều hơn là đòi hỏi ngoại hình. Ngoài những bộ phận tiếp xúc khách hàng cần có ngoại hình thì các bộ phận nghiệp vụ, kế toán… các ngân hàng cần tuyển dụng những người có chuyên môn”.
Công Quang