Gặp người tốt mình có kinh nghiệm tốt, gặp người xấu, việc xấu, lừa đảo... cũng vẫn cho mình trải nghiệm.
Xung quanh câu chuyện "Sinh viên có nên đi làm thêm để trải nghiệm?", nhiều độc giả VnExpress cho rằng những công việc làm thêm sẽ chỉ mang lại nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm quý giá cho các bạn trẻ:
Sinh viên nên đi làm thêm. Gặp người tốt mình có kinh nghiệm tốt, gặp người xấu, việc xấu, lừa đảo... cũng vẫn cho mình trải nghiệm để nhận ra mình nên theo hướng nào. Điều đó rèn cho các bạn sức chịu đựng, lại có thêm thu nhập nên cũng thoải mái hơn. Tất nhiên ra ngoài sẽ có nhiều cạm bẫy, thậm chí có thể đánh mất bản thân mình. Nhưng chính vì thế thì mới phải ra ngoài.
Sống ở trong nhà thì sẽ được coi là con ngoan, biết vâng lời... nhưng thực sự chỉ là người bảo đâu nghe đấy, đặt đâu ngồi đó. Cứ sống là chính mình. Còn những người xung quanh tự họ sẽ phải theo thời gian thích ứng với mình, nếu không thì cũng đành vậy. Ai cũng phải sống vì cuộc sống của chính mình. Bố mẹ, anh chị em, ngay cả vợ chồng, con cháu cũng còn không thể sống hộ mình được.
Thu7757
Tôi cũng từng trải qua thời sinh viên và cũng đã từng có những băn khoăn trăn trở như vậy nên qua một số kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ với sinh viên thì điều quan trọng nhất là học thật tốt chuyên môn của mình và tập trung học tốt ngoại ngữ và tin học. Đây là điều cơ bản và quan trọng nhất. Thời sinh viên nên dành 70- 80% cho việc học và khoảng 20% còn lại cho hoạt động đội nhóm để có thể hòa đồng, cởi mở và hoạt bát hơn.
Nếu thực sự muốn trải nghiệm công việc làm thêm thì hãy tranh thủ dịp nghỉ hè. Sau đó, qua khoảng cuối năm 3, khi đã có một ít kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ vững (nên thi lấy bằng trước) thì nên tìm công việc làm thêm nào thật sự có liên quan đến nghề nghiệp của mình sau này. Đây là giai đoạn nên trau dồi kiến thức chuyên ngành và lấy những kiến thức ở chỗ làm thêm để vừa học hỏi, bổ sung cho nhau. Khi đó lúc ra trường, nếu thuận lợi thì sẽ có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ vững, kinh nghiệm làm việc kha khá để có thể bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.
Le Be Ly
Tôi đã từng là sinh viên, từng đi làm thêm nhiều công việc để tự lo từ khi còn học phổ thông, đại học, rồi cao học. Tôi thấy đi làm thêm không những giải quyết được vấn đề chi tiêu hàng ngày, sách vở quần áo, mà còn rèn cho mình tính tự lập, các kỹ năng xã hội mà trường lớp không dạy. Kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm cũng được phát triển trong những giờ làm thêm.
Tất nhiên nhiều người vẫn chờ học xong rồi mới đi làm, nhưng theo tôi quan sát thì rất nhiều sinh viên không đi làm thêm nhưng không hoàn toàn dành thời gian cho việc học. Họ dành nhiều thời gian tụ tập nhậu nhẹt, chơi games online suốt ngày suốt đêm. Đây là thực tế chứ không phải quy chụp.Tuy nhiên, các bạn phải lựa chọn công việc phù hợp với mình để không ảnh hưởng đến việc học. Ngày xưa, công việc làm thêm của tôi là dạy kèm, vừa mất ít thời gian vừa kiếm được khá hơn nhiều công việc khác. Cuối tuần có thể đi phụ đám cưới, làm công việc chân tay. Thời đó, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là cần đi làm 2 ngày cuối tuần kiếm đủ ngày ba bữa cơm cho cả tuần, tại sao không? Ngoài ra, tiền kiếm được từ công việc dạy thêm còn đủ trang trải hết mọi thứ, mỗi tháng còn thừa thì gửi về ba má để lo cho mấy đứa em. Sau khi tốt nghiệp, tôi tự tin phỏng vấn hơn so với những bạn chưa đi làm.
Binhle
Có hai lựa chọn đều đi đến một kết quả như nhau:
1. Tập trung học xong, ra trường lấy bằng và bắt đầu đi làm, cày cật lực thì được cả kinh nghiệm lẫn tiền bạc.
2. Vừa học vừa làm, tích lũy kinh nghiệm và tiền bạc, đến lúc ra trường chỉ việc đi làm.
Bạn chỉ nên chọn phương án 2 nếu thấy mình thiếu kiến thức thực tế từ hồi đi học. Theo quan điểm của tôi, đi làm sớm giúp con người sống thực tế hơn, ra trường không bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc và dễ vượt qua khó khăn. Còn nếu để khó khăn cùng ập đến một lúc thì bạn sẽ rơi vào vùng xoáy rủi ro cao.
Lemanhhung1984
Xung quanh câu chuyện "Sinh viên có nên đi làm thêm để trải nghiệm?", nhiều độc giả VnExpress cho rằng những công việc làm thêm sẽ chỉ mang lại nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm quý giá cho các bạn trẻ:
Sinh viên nên đi làm thêm. Gặp người tốt mình có kinh nghiệm tốt, gặp người xấu, việc xấu, lừa đảo... cũng vẫn cho mình trải nghiệm để nhận ra mình nên theo hướng nào. Điều đó rèn cho các bạn sức chịu đựng, lại có thêm thu nhập nên cũng thoải mái hơn. Tất nhiên ra ngoài sẽ có nhiều cạm bẫy, thậm chí có thể đánh mất bản thân mình. Nhưng chính vì thế thì mới phải ra ngoài.
Sống ở trong nhà thì sẽ được coi là con ngoan, biết vâng lời... nhưng thực sự chỉ là người bảo đâu nghe đấy, đặt đâu ngồi đó. Cứ sống là chính mình. Còn những người xung quanh tự họ sẽ phải theo thời gian thích ứng với mình, nếu không thì cũng đành vậy. Ai cũng phải sống vì cuộc sống của chính mình. Bố mẹ, anh chị em, ngay cả vợ chồng, con cháu cũng còn không thể sống hộ mình được.
Thu7757
Tôi cũng từng trải qua thời sinh viên và cũng đã từng có những băn khoăn trăn trở như vậy nên qua một số kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ với sinh viên thì điều quan trọng nhất là học thật tốt chuyên môn của mình và tập trung học tốt ngoại ngữ và tin học. Đây là điều cơ bản và quan trọng nhất. Thời sinh viên nên dành 70- 80% cho việc học và khoảng 20% còn lại cho hoạt động đội nhóm để có thể hòa đồng, cởi mở và hoạt bát hơn.
Nếu thực sự muốn trải nghiệm công việc làm thêm thì hãy tranh thủ dịp nghỉ hè. Sau đó, qua khoảng cuối năm 3, khi đã có một ít kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ vững (nên thi lấy bằng trước) thì nên tìm công việc làm thêm nào thật sự có liên quan đến nghề nghiệp của mình sau này. Đây là giai đoạn nên trau dồi kiến thức chuyên ngành và lấy những kiến thức ở chỗ làm thêm để vừa học hỏi, bổ sung cho nhau. Khi đó lúc ra trường, nếu thuận lợi thì sẽ có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ vững, kinh nghiệm làm việc kha khá để có thể bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.
Le Be Ly
Tôi đã từng là sinh viên, từng đi làm thêm nhiều công việc để tự lo từ khi còn học phổ thông, đại học, rồi cao học. Tôi thấy đi làm thêm không những giải quyết được vấn đề chi tiêu hàng ngày, sách vở quần áo, mà còn rèn cho mình tính tự lập, các kỹ năng xã hội mà trường lớp không dạy. Kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm cũng được phát triển trong những giờ làm thêm.
Tất nhiên nhiều người vẫn chờ học xong rồi mới đi làm, nhưng theo tôi quan sát thì rất nhiều sinh viên không đi làm thêm nhưng không hoàn toàn dành thời gian cho việc học. Họ dành nhiều thời gian tụ tập nhậu nhẹt, chơi games online suốt ngày suốt đêm. Đây là thực tế chứ không phải quy chụp.Tuy nhiên, các bạn phải lựa chọn công việc phù hợp với mình để không ảnh hưởng đến việc học. Ngày xưa, công việc làm thêm của tôi là dạy kèm, vừa mất ít thời gian vừa kiếm được khá hơn nhiều công việc khác. Cuối tuần có thể đi phụ đám cưới, làm công việc chân tay. Thời đó, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là cần đi làm 2 ngày cuối tuần kiếm đủ ngày ba bữa cơm cho cả tuần, tại sao không? Ngoài ra, tiền kiếm được từ công việc dạy thêm còn đủ trang trải hết mọi thứ, mỗi tháng còn thừa thì gửi về ba má để lo cho mấy đứa em. Sau khi tốt nghiệp, tôi tự tin phỏng vấn hơn so với những bạn chưa đi làm.
Binhle
Có hai lựa chọn đều đi đến một kết quả như nhau:
1. Tập trung học xong, ra trường lấy bằng và bắt đầu đi làm, cày cật lực thì được cả kinh nghiệm lẫn tiền bạc.
2. Vừa học vừa làm, tích lũy kinh nghiệm và tiền bạc, đến lúc ra trường chỉ việc đi làm.
Bạn chỉ nên chọn phương án 2 nếu thấy mình thiếu kiến thức thực tế từ hồi đi học. Theo quan điểm của tôi, đi làm sớm giúp con người sống thực tế hơn, ra trường không bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc và dễ vượt qua khó khăn. Còn nếu để khó khăn cùng ập đến một lúc thì bạn sẽ rơi vào vùng xoáy rủi ro cao.
Lemanhhung1984
Lê Phạm tổng hợp
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.