Sếp nam và sếp nữ, ai tốt hơn?

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Nếu đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm và trải qua nhiều đời sếp, bạn hẳn sẽ nhận ra giữa sếp nam và sếp nữ sẽ có sự khác biệt rõ rệt cả về mặt quản lý lẫn cách thức tương tác với nhân viên. Phong cách đặc thù này tưởng như không liên quan nhưng thật ra lại tác động rất lớn đến hiệu suất làm việc của nhân viên và là yếu tố then chốt khiến họ quyết định ở lại trung thành với công ty hay ra đi tìm kiếm cơ hội mới.

1. Khuyến khích nhân viên phát triển bản thân

Nếu như các sếp nam thường để nhân viên chủ động trong việc lựa chọn định hướng phát triển bản thân thì các sếp nữ lại là người thường xuyên khuyến khích và khơi dậy tiềm năng của các nhân viên cấp dưới. Họ luôn cố gắng giao những nhiệm vụ mang tính thử thách để nhân viên có cơ hội học hỏi và phát huy tài năng, đồng thời giúp nhân viên nắm bắt các cơ hội thăng tiến.

2. Tần suất khen ngợi nhân viên
21080

Sếp nam không để ý nhiều đến tiểu tiết, nếu như nhân viên có hoàn thành tốt công việc thì họ cũng chỉ xem đó như một chuyện thường tình. Chỉ khi kết quả thật sự đạt mức xuất sắc thì họ mới khen ngợi nhân viên trước mặt mọi người. Nhưng sếp nữ thì hoàn toàn ngược lại, tần suất khen ngợi nhân viên của họ cao hơn hẳn sếp nam.

Mỗi khi nhân viên có biểu hiện tốt hoặc thậm chí dù kết quả có không như mong đợi (nhưng nhân viên có thái độ làm việc hăng say), sếp nữ sẽ ngay lập tức đưa ra những nhận xét tích cực. Điều này giúp cho nhân viên cảm thấy được trân trọng và những cống hiến của họ bỏ ra cho công ty là hoàn toàn xứng đáng.


3. Mức độ theo sát nhân viên trong công việc

Với bản tính vốn sẵn quan tâm của phái yếu, không quá ngạc nhiên khi một báo cáo tại Mỹ chỉ ra rằng sếp nữ là những người thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình công việc của nhân viên trong suốt quá trình làm việc thay vì đại diện của phái mạnh – sếp nam.

Hành động này không nhằm mục đích giám sát mà để giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc và khó khăn của nhân viên, cho họ những lời góp ý, nhận xét hữu ích; đây còn là cách giúp sếp nữ nắm được tiến độ chung của cả nhóm, từ đó xác định kế hoạch phát triển trong tương lai. Thông qua quá trình dài quan sát và tiếp xúc với nhân viên, sếp nữ cũng sẽ dễ dàng phát hiện được những gương mặt ưu tú, xứng đáng để tiến cử cho vị trí còn đang bỏ ngỏ.


4. Mối quan hệ với nhân viên

21081
Chính vì khả năng lắng nghe và nắm bắt tâm lý vượt trội mà sếp nữ là những người “chiêu dụ” được cho mình rất nhiều nhân viên trung thành và mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Mối quan hệ giữa họ và nhân viên hiển nhiên cũng vô cùng thân thiết. Đối với sếp nam thì nhân viên thường cảm thấy tôn trọng, ngưỡng mộ hơn là kiểu quan hệ gần gũi, khăng khít.

5. Sự thoải mái trong công việc

Không phải lúc nào nhân viên cũng có thể tập trung 100% cho công việc, họ có vô số các chuyện phiếm để bàn tán trong giờ làm. Nào là chuyện gia đình, trang phục, ẩm thực đến cả chuyện cô đồng nghiệp kia hôm nay mặc đồ chẳng hợp mốt, anh đồng nghiệp kia để mái tóc “ngố tàu”…

Sếp nữ thường không thích cấp dưới của mình tán dóc những câu chuyện đó. Dù biết rằng nhân viên cần được giải tỏa khỏi căng thẳng nhưng họ lại có tâm lý lo ngại nhân viên sẽ chểnh mảng công việc hoặc mình sẽ trở thành chủ đề bàn tán trong những lời xì xầm nhỏ to kia. Trừ khi sếp nữ chủ động nói về các vấn đề này, còn lại, họ sẽ rất nghiêm khắc trong giờ làm việc.

Sếp nam hoàn toàn không quan tâm tất cả những điều này, nhân viên có thể thoải mái chia sẻ với nhau hoặc thậm chí là đùa giỡn với họ, miễn là chất lượng công việc vẫn được đảm bảo và hoàn thành đúng tiến độ. Chính sự cởi mở của sếp nam khiến cho không khí làm việc luôn dễ chịu và nhân viên không cảm thấy áp lực.


6. Mức độ cảm tính

graphic-CV-S%E1%BA%BFp-nam-v%C3%A0-s%E1%BA%BFp-n%E1%BB%AF-3.jpg
21082
Phụ nữ thường làm việc theo cảm tính thay vì lý trí và các sếp nữ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Họ là những người rất nhạy cảm với ngôn từ và có xu hướng thích nghe những lời “mật ngọt”. Để công việc được thuận lợi hơn, nhân viên thỉnh thoảng cũng nên lấy lòng sếp, tuy nhiên, hãy thể hiện sự tinh tế và ý nhị để không bị đánh giá là giả tạo. Nói tóm lại, làm việc dưới trướng của sếp nữ, nhân viên phải dè chừng trong từng câu nói, nếu không sẽ dễ mắc phải sai lầm.

Đối với những ai không tự tin vào khả năng giao tiếp của mình cũng như không quen nói những lời có cánh thì làm việc với sếp nam có lẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cho sự nghiệp. Sếp nam thường hành động theo lý trí, ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, đa số các đánh giá của họ mang tính khách quan cao và tương xứng với năng lực thực sự của từng nhân viên.

Dù là sếp nam hay sếp nữ cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, quyết định lựa chọn làm việc cho ai còn phụ thuộc vào tính cách và vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy học hỏi những điểm nổi trội trong cách quản lý của cấp trên và đừng mắc lại sai lầm họ đã từng mắc phải, khoảng thời gian làm nhân viên sẽ là trải nghiệm quý báu giúp bạn xây dựng hình tượng “vị sếp quốc dân” nếu sau này có cơ hội thăng tiến.
 

Đính kèm

  • 1555330862353.png
    1555330862353.png
    5.9 KB · Xem: 93
  • 1555330904453.png
    1555330904453.png
    476.3 KB · Xem: 534
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,542
Thành viên mới nhất
combat84merch
Back
Bên trên