Rủi ro liên quan khi cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

mdky777

Kartos
Bữa trước đi PV, tình cờ gặp được câu hỏi này. Bác nào kinh qua nhiều về rủi ro liên quan đến cho vay cầm cố STK chia sẽ với.
 
Đối với STK được cầm cố tại chính ngân hàng phát hành khi CBTD cho vay đã tính toán phần lãi suất huy động, lãi suất cho vay và thời hạn vay để khi đáo hạn thì ngân hàng có thể tự tất toán sổ tiết kiệm thu nợ. Nhưng một điều xảy ra là nếu khách hàng để quá hạn thì khi tất toán sẽ không đủ tiền để thu nợ. Nếu khách hàng hợp tác thanh toán phần thiếu này thì không nói gì, còn không hợp tác thì cả một vấn đề !!!
Chi tiết này hợp lý, nhưng thường xảy ra rủi ro với khoản vay lớn, do lúc đó thanh toán chênh lệch sẽ nảy sinh chênh lệch lớn.
Thường thì cho vay STK hay áp dụng cho những người muốn rút sổ sớm hơn kỳ hạn (do kỳ hạn còn lại ít) nhưng không muốn mất nhiều lãi. Phương án an toàn sẽ là chiết khấu luôn để khỏi phải đòi nợ hoặc yêu cầu khách hàng quay lại tất toán sổ.
 
cho vay thấp hơn hoặc tối đa 100% giá trị sổ thì sao có chuyện KH không đủ tiền thanh toán nhỉ?vì quy định đều có tỷ lệ cho vay tối đa mà, bên NH mình vẫn có SP cho vay cầm cố STK Ngân hàng khác nè
 
Bên vpbank cho vay STK ( tất nhiên sổ VP phát hành ) GDV bên mình tính luôn tối đa vay được bao nhiêu cho KH ( k có vay 100% giá trị sổ đâu ).
 
Để hạn chế tối đa những rủi ro này thì không nên để giao dịch viên làm hết từ a đến z (vừa cấp sổ vừa cho vay) mà phải ký chéo tay
 
Đây là rủi ro không có hoặc có rất ít yếu tố nhân viên NH nè:
Cty A dụ dỗ KH B, hãy cho em vay tiền để em chứng minh tài chính đi đấu thầu/thanh toán....., chỉ cần 1-2 tuần em chi lãi cho chị. KH B, ok, nhưng chỉ đồng ý để công ty lập 1 sô tiết kiệm đứng tên công ty và chỉ được phép rút tiền khi có sự đồng ý, xác nhận của B. Có nghĩa là tiền trong sổ là của B, đứng tên công ty, nhưng không thể rút tiền ra nếu ko có sự đồng ý của B.
Tiếp theo, Cty A, mang sổ đó đi bảo lãnh thanh toán lô hàng trong 5 ngày, tại chi nhánh/phòng giao dịch khác hoặc chính chi nhánh đó. Về nguyên tắc NH vẫn chấp nhận hình thức bảo lãnh thanh toán này do STK đứng tên Cty A. Sau đó, cty A ko thanh toán nữa, tới hạn NH tự động trừ toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm mà ko cần thông qua B.
Rủi ro xảy ra ở đây là
-Tiền không thể rút ra trực tiếp từ sỏ thì rút ra gián tiếp bằng con đường khác, sau vụ này B vác đơn đi kiện thì tiền cũng đã mất rồi.
 
VCB hiện vẫn cho vay thế chấp sổ của Ngân hàng khác nhưng chỉ là của các NH: Vietinbank, BIDV, Agribank thôi. Về cơ bản nếu đã là sổ của chính ngân hàng mình phát hành thì khi cho vay hoàn toàn yên tâm, gần như ko có rủi ro gì vì có tiền thật trên tài khoản, ngân hàng kiểm soát được. Rủi ro chỉ phát sinh đối với sổ của ngân hàng khác phát hành thôi.
 
Đây là rủi ro không có hoặc có rất ít yếu tố nhân viên NH nè:
Cty A dụ dỗ KH B, hãy cho em vay tiền để em chứng minh tài chính đi đấu thầu/thanh toán....., chỉ cần 1-2 tuần em chi lãi cho chị. KH B, ok, nhưng chỉ đồng ý để công ty lập 1 sô tiết kiệm đứng tên công ty và chỉ được phép rút tiền khi có sự đồng ý, xác nhận của B. Có nghĩa là tiền trong sổ là của B, đứng tên công ty, nhưng không thể rút tiền ra nếu ko có sự đồng ý của B.
Tiếp theo, Cty A, mang sổ đó đi bảo lãnh thanh toán lô hàng trong 5 ngày, tại chi nhánh/phòng giao dịch khác hoặc chính chi nhánh đó. Về nguyên tắc NH vẫn chấp nhận hình thức bảo lãnh thanh toán này do STK đứng tên Cty A. Sau đó, cty A ko thanh toán nữa, tới hạn NH tự động trừ toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm mà ko cần thông qua B.
Rủi ro xảy ra ở đây là
-Tiền không thể rút ra trực tiếp từ sỏ thì rút ra gián tiếp bằng con đường khác, sau vụ này B vác đơn đi kiện thì tiền cũng đã mất rồi.
Trường hợp này bạn nêu k đúng lắm.
Khi Công ty gửi tiền thì sẽ làm làm HĐ tiền gửi chứ k phải STK. Trong đó sẽ quy định rõ các điều kiện liên quan, nếu Công ty đã cam kết k rút tiền khi k có sự đồng ý của bên B thì điều này sẽ được ghi rõ trong HĐ tiền ưửi. Lúc này HĐ tiền gửi sẽ là HĐ 3 bên chứ k phải 2 bên. Vậy khi Công ty A mang HĐ tiền gửi đi phát hành BL thì đương nhiên bên B sẽ phải xác nhận trong HĐ thế chấp TS đảm bảo cho BL rồi.
 
cái này mình chưa từng gặp bao giờ nhưng mình đọc được trong cuốn sách nói về rủi ro ngân hàng, do luật sư- kiêm giám đốc pháp chế của NH viết, có thể bây giờ các ngân hàng đã có biện pháp để phòng tránh rủi ro này rồi. Mình ko nhớ rõ tên sách khi nào tìm được bạn có thể tham khảo lại trường hợp này
 
cái này mình chưa từng gặp bao giờ nhưng mình đọc được trong cuốn sách nói về rủi ro ngân hàng, do luật sư- kiêm giám đốc pháp chế của NH viết, có thể bây giờ các ngân hàng đã có biện pháp để phòng tránh rủi ro này rồi. Mình ko nhớ rõ tên sách khi nào tìm được bạn có thể tham khảo lại trường hợp này
Cuốn sách mà bạn miêu tả là cuốn "Hiểu nghề giữ nghiệp", mình cũng đọc cuốn này nên bạn nêu phát mình nhận ra ngay :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,502
Thành viên mới nhất
dagathomocam
Back
Bên trên