Rủi ro đạo đức trong nghề buôn tiền.

namhbhvtc

Thành viên tích cực
[h=2]Có lẽ chưa có lúc nào, “nghề buôn tiền” lại đối mặt với nhiều rủi ro về đạo đức đến như vậy. Năm 2011 có tới 48/63 tỉnh, thành đã xảy ra các vụ án liên quan đến tín dụng, bao gồm cả tín dụng đen và hoạt động ngân hàng với sai phạm lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.[/h] Theo báo CAND, ngày 13/4, Trưởng Bộ phận Quan hệ khách hàng thuộc ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Cần Thơ bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền là 8 tỷ đồng.
Cùng thời điểm trên, Giám đốc Phòng giao dịch và chuyên viên quan hệ doanh nghiệp của một chi nhánh ngân hàng Techcombank tại TPHCM nhận mức án 7 năm tù về tội nhận hối lộ với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Mới đây nhất, ngày 14/4, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã khởi tố thêm 4 cán bộ của ngân hàng Viettinbank chi nhánh TP HCM trong vụ vỡ nợ tín dụng hơn 4.000 tỷ đồng (theo báo Tuổi Trẻ)
Những vụ phạm tội liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về rủi ro quản trị nhân sự trong ngành ngân hàng hiện nay.
Có lẽ chưa có lúc nào, “nghề buôn tiền” lại đối mặt với nhiều rủi ro về đạo đức đến như vậy. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham những, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, năm 2011 đã nổi lên những vụ việc rất nghiêm trọng.
Báo Pháp luật cho hay, có tới 48/63 tỉnh, thành đã xảy ra các vụ án liên quan đến tín dụng, bao gồm cả tín dụng đen và hoạt động ngân hàng với sai phạm lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46), trong 2 năm vừa qua, Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng nhưng số tiền thu hồi chưa đến 2.000 tỉ đồng (theo Người Lao động)
Nói thế để thấy rằng, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đã trở nên “nóng” và tinh vi hơn bao giờ hết. Lòng tham, sự yếu kém trong khâu quản lý cán bộ, buông lỏng việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đã gây nên những hệ lụy vô cùng lớn trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Một thực trạng đang xảy ra, không ít cán bộ tín dụng, danh tính thì có nhưng năng lực và đạo đức nghề nghiệp lại rất kém. Bằng chứng cho thấy, có vài nhân viên tín dụng làm việc tại một ngân hàng chưa được một năm lại “nhảy việc” qua chỗ khác sau khi “đánh quả” được nhiều bộ hồ sơ cho vay.
Do vậy, tỷ lệ nợ xấu cao, những khoản tín dụng khó thu hồi được thường rơi vào những ngân hàng có nhiều cán bộ vô trách nhiệm, đạo đức kém.
Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn, gây thất thoát tài sản của công dân và quốc gia.
Điều đáng lo ngại nhất là thực trạng luân chuyển cán bộ kiểu “bình mới, rượu cũ”. Cán bộ làm thất thoát tài sản ở ngân hàng này, địa bàn này nhưng lại dễ dàng tìm được vị trí tốt ở ngân hàng khác, địa bàn khác, nhiều khi còn giữ nguyên chức vụ trong nhiều năm.
Cán bộ đúng ra bị khởi tố nhưng nội bộ ngân hàng chỉ xử lý cho thôi việc hoặc chuyển công tác. Cần có một chế tài thật nghiêm khắc xử lý lãnh đạo ngân hàng có những hành vi “chạy” hoặc dùng mối quan hệ vận động hành lang, không chuyển vụ việc sang cơ quan chức năng để “ém thông tin”.
Về việc này, một lãnh đạo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho rằng, vì sợ giảm uy tín trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, sợ liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu nên một số tổ chức đã e ngại tố giác vi phạm... cũng như công khai thông tin.
Nhiều vi phạm trong nội bộ bị bưng bít hoặc xử lý nội bộ, không chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt, chú trọng các chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, lợi nhuận nên sẵn sàng áp dụng mọi hình thức để thu hút khách hàng.
Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ ngân hàng không vững về chuyên môn, nghiệp vụ, yếu kém về phẩm chất đạo đức nên dễ bị mua chuộc, lôi kéo và xảy ra phạm tội.
Sự phát triển quá nóng của hệ thống ngân hàng đã tạo ra những hệ lụy không nhỏ. Nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp còn thiếu nhiều và chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Công tác tuyển dụng, đào tạo lại chưa được coi trọng đúng mức, nên rủi ro tác nghiệp và đạo đức gia tăng.
Và như thế, đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay.
Việc thiếu những quy định rõ ràng, chế tài nghiêm khắc sẽ tạo ra “rủi ro đạo đức” trên thị trường tiền tệ. Đối với từng cán bộ ngân hàng, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bản thân mỗi ngân hàng phải tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh nhằm nâng cao và giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng.
Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là các nhà hoạch định chính sách phải tạo ra một môi trường kinh doanh nhất quán, đồng bộ và bình đẳng. Có như thế, chúng ta mới giảm thiểu những rủi ro về đạo đức trong kinh doanh tiền tệ, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nguồn http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/04/rui-ro-dao-duc-trong-nghe-buon-tien/
 
Nghề nào cũng có rủi ro nhưng ngân hàng thì mang nhiều rủi ro nhất, vì tất cả các vấn đề liên quan đến tiền bạc thì đều rủi ro cả.
 
nghề buôn tiền nghe cứ ảo thế nào ấy
thế này ai hỏi làm gì thì bảo là buôn tiền à... =))
 
đúng là như thế mà :D vay tiền mà cho vay tiền :)) không là buôn tiền là gì
Nói chung là lợi nhuận đi liền với rủi ro :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên