Rủi ro của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng

cungvi

Verified Banker
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn luôn tìm ẩn chứa đựng các rủi ro. Nhìn nhận nguyên nhân thì ai cũng đều biết. Một quy chế, một quy trình chưa chuẩn tắc, không thiết chế được tất cả các điều kiện phòng và chống thì tất yếu không thể loại trừ được tất cả các trường hợp rủi ro. Nếu một quy trình hợp lý, hiệu quả thì rủi ro phát sinh chỉ do yếu tố con người thực thi. Loại trừ các trường hợp bất khả kháng, khi nói về yếu tố con người sẽ có 02 khả năng: (a) trình độ cán bộ nhân viên; (b) đạo đức nghề nghiệp. Như vậy giải quyết vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng đến đây sẽ là:

Thứ nhất, cần xóa bỏ ngay tư tưởng dễ dãi trong việc thẩm định đối với những khách hàng vay có Tài Sản Bảo Đảm của cán bộ Ngân hàng có liên quan. Cần phải hiểu, rủi ro là một tình huống xác xuất không mong muốn của cả hai bên, mà khi tình huống này sảy ra thì dẫn đến một kết cục tất yếu là mục tiêu cuối cùng trong giao kết hợp đồng tín dụng không đạt được như mong muốn và đương nhiên cả hai bên đều ít nhiều chịu thiệt hại. Như thế, chẳng có ngân hàng nào lại muốn thu được tiền từ hoạt ôộng cho vay bằng con đường bán Tài sản thế chấp của khách hàng vay, mà phải bằng con đường, phương án như đã thẩm định. Vì vậy, việc xem xét đánh giá nguồn trả nợ là cộng việc hết sức quan trọng trong công tác thẩm định của mỗi cán bộ ngân hàng có liên quan, chứ không phải khách hàng vay nào có TSĐB thì xem nhẹ công việc thẩm định. Hơn nữa, với những quy định của pháp luật hiện hành thì việc xử lý TSĐB để thu nợ là 01 việc không hề dễ dàng cho bất kỳ ngân hàng nào đang còn hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt TSĐB là Bất động sản, với Nghị định 163/2006 có hiệu lực ngày 27/1/2007 chưa có thông tư hướng dẫn thi hành thì Ngân hàng sẽ cầm chắc phần "Thật thà, thẳn thắn thì thường thất thế thua thiệt" nếu khách hàng vay không hợp tác.

Thứ hai, như ta đã biết đạo đức là một vấn đề tối quan trọng trong cuộc sống nói chung, và trong công tác tín dụng nói riêng. Một cán bộ tín dụng khi yếu về chuyên môn nghiệp vụ thì có thể được đào tạo thêm, nhưng nếu một cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà lại tha hóa về mặt đạo đức thì quả là một vấn đề hết sức nguy hiểm trong công tác tín dụng. Không riêng gì trong hoạt động tín dụng, ngày nay trong cuộc sống có một bộ phận không nhỏ sống bằng thủ đoạn chứ không phải bằng chính năng lực và kinh nghiệm của mình. Vì vậy thực hiện việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để giảm thiểu rủi ro mới chỉ là điều kiện cần của những người lãnh đạo (ngay ở vị trí của cấp lãnh đạo cũng vướng phải vấn đề đạo đức, vấn đề giữa người chủ và người quản lý) và điều kiện đủ ở đây là giải quyết vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng. Nhưng đạo đức hình thành từ đâu? trong công việc có tạo nên đạo đức được biểu hiện thông qua các hành vi ứng xử của mỗi nhân viên? đạo đức có gắn liền với kế hoạch cuộc đời của mỗi nhân viên ví dụ như nhân viên A làm việc tại ngân hàng B với định hướng chỉ làm lấy kinh nghiệm thì rõ ràng ít nhiều các vấn đề đạo đức sẽ phát sinh).

Đến đây, rõ ràng đạo đức là một phạm trù rất rộng trong cuộc sống và như vậy trong hoạt động ngân hàng giải quyết vần đề đạo đức của mỗi cán bộ tín dụng không thể thoát ra khỏi ngoài phạm vi của những quy định, nội quy làm việc, và hơn bao giờ hết, nếu mỗi cán bộ tín dụng không tự mình nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với các công việc mình đang làm thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm do hậu quả của mình gây ra. Về phía Ngân hàng, cần phải có cơ chế trách nhiệm quyền lợi rõ ràng và phải đảm bảo rằng nó được thực thi một cách nghiêm khắc. Những nhân viên có dấu hiệu làm trái hoặc đạo đức kém thì cần phải chấm dứt ngay công việc đang làm. Việc Ngân hàng không chịu "thay máu" vì những lí do khác, để loại bỏ những con sâu bệnh bị tha hóa, thì về lâu dài Ngân hàng gặp nguy cơ...là điều đương nhiên. Vì những viên gạch xấu không thể xây dựng nên được bức tường thành vững chắc. Hơn nữa, nếu ngân hàng không mạnh tay trong chuyện này, thì công việc của những cán bộ tín dụng này đem lại không phải là kết quả mà là hậu quả, hậu quả này được tích lũy dần theo năm tháng và tất yếu trở thành khôn lường.

Tóm lại, cần phải nhanh chóng phát hiện ra và chấm dứt ngay những hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng của các cán bộ ngân hàng có liên quan và đồng thời phải có những biện pháp kỷ luật thích đáng. Vì trên hết, tính kỷ luật là tối quan trọng trong hoạt động của một tập thể nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng. Đây cũng là một cách trả lời cho 3 câu hỏi trên, góp phần giải quyết vấn đề đạo đức của mỗi cán bộ ngân hàng có liên quan. Dù biết rằng giải quyết vấn đề đạo đức nghề nghiệp là chuyện không hề dễ dàng nhưng không có nghĩa là không thể giải quyết.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn sống chung với lũ rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Trên đây chỉ là một phần nhỏ cho câu trả lời về vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng. Với tinh thần học hỏi, trao đổi, bình loạn, mình mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn trong vấn đề này.
 
Tóm tắt lại nội dung chính:

1- Làm sao để khắc phục tình trạng "thẩm định qua loa" khi cán bộ tín dụng ỷ vào TSBĐ

2- Làm sao hạn chế vi phạm đạo đức nghề tín dụng ( Cụ thể là: Hạn chế sự thiếu trung thực khi thẩm định, thiếu minh bạch khi quan hệ và thực hiệu hợp đồng với khách hàng.....)

Subject mà bạn đưa ra khá lý thú, nó bắt chúng ta phải tìm hiểu kỹ về nghiệp vụ tín dụng, quy trình tín dụng, tâm lý của cán bộ và khách hàng khi tham gia hợp đồng tín dụng.

Tớ chưa kinh qua thực tế về tín dụng, nên hiện tại chỉ tìm hiểu trên nền lý thuyết, vì thế sẽ bàn tiếp với bạn trong vài ngày tới.
 
Đó là vấn đề muôn thủa của các ngân hàng rồi. Còn việc giải quyết nó ngoài các văn pháp lý do nhà nước quy định. Thì còn phải có sự vào cuộc của các ngân hàng. Phải chăng cán bộ ngân hàng đang chịu áp lực về doanh số và chạy theo những lợi ích cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm. Một ngân hàng khó có thể mà cải thiện được tình hình chung. Chừng nào các ngân hàng cùng vào cuộc thì vấn đề có lẽ được giải quyết một phần. Tại sao không áp dụng những biện pháp mạnh tay đối với những người có tư chất như vậy. Mà rủi ro của một ngân hàng cũng có thể gây ra rủi ro của cả hệ thống ngân hàng. Thử nghi nếu hệ thống ngân hàng gặp vấn đề thì điều gì sẽ xảy ra nó lướt qua như một cơn gió hay là sau cơn gió thì có vực được không ? Mình nghỉ phải đợi đến thời xã hội chủ nghĩa thực sự.
Vấn đề chúng ta bàn ở đây chỉ là khía cạnh trong nền kinh tế. Còn xét trong nền kinh tế vĩ mô (trong phạm vi một đất nước) thì cần phải có sự tham gia của toàn xã hội
 
Hôm nay mới có thời gian chút bàn luận về chủ đề này.

Theo tớ: để khắc phục tình trạng và quản trị tốt credit risk thì cần phải có một lộ trình và kế hoạch cụ thể.

- Phân tách thành các nhóm tín dụng khác nhau: Ví dụ như có các cán bộ chuyên thẩm định tín dụng cá nhân, chuyên tín dụng doanh nghiệp... để đảm bảo các nhân viên tín dụng không kiêm quá nhiều việc, ngoài ra còn đảm bảo đúng với năng lực của từng cán bộ tín dụng.

Có một điểm mà tớ nghĩ tới là xây dựng khối trưởng nhóm tín dụng. Thường xuyên kiểm tra chéo các hợp đồng tín dụng của nhau. Ví dụ sẽ có 2 nhóm tín dụng là A(tín dụng cá nhân), B(tín dụng doanh nghiệp)... thì sẽ có một bộ phận trưởng nhóm phối hợp với kiểm toán và trưởng phòng thực hiện kiểm tra chéo rà soát liên tục.

- Nâng cao và xây dựng đội ngũ "kiểm toán nội bộ" tốt. Đề cao kiểm toán nội bộ trong ban ngành sẽ giúp cho bộ phận kiểm toán thấy mình được tôn trọng và làm việc hết sức công minh. "kiểm toán" giống như kiểu một bộ phận điều tra, nếu trọng dụng và đề cao bộ phận này thì sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát được các hoạt động và dự án mà cán bộ tín dụng tham gia.

- Cần có một khung quản lý với điều luật chặt chẽ để nâng cao trách nhiệm cũng như tính pháp lý của cán bộ tín dụng với ngân hàng (cái này tớ chưa thể tìm ra biện pháp cụ thể và đi sâu vì chưa kinh qua )

- Ngoài ra còn một số biện pháp mà đã được triển khai như : phê duyệt tín dụng tập trung... các bạn có thể tìm hiểu thêm.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,630
Thành viên mới nhất
lilpeejmerch
Back
Bên trên