Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

nicky chang

Verified Banker
Trong thời gian gần đây, mình nhận thấy các NHTM đã quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng (chứ không chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng như trước). Bằng chứng là trong quá trình tái cơ cấu, Khối QTRR (tên gọi ở các NHTM có thể khác nhau) đã được thành lập và dần có tiếng nói không kém các Khối kinh doanh.

Tuy nhiên, tài liệu về QTRR cũng những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nhất định. Mình không biết trên đây có ai đang công tác trong lĩnh vực này có thể chia sẻ kinh nghiệm để cùng học hỏi và cùng phát triển?

Theo một giáo viên người Đức (trước đây từng làm GĐ rủi ro cho ABM Amro) chia sẻ thì rủi ro ngân hàng được chia thành 04 mảng lớn:
1. Rủi ro tín dụng.
2. Rủi ro thị trường.
3. Rủi ro thanh khoản.
4. Rủi ro vận hành.
 
cái này phải làm thực tế, chứ chia sẽ cũng rất mơ hồ.
Đôi khi có những cái chỉ cần đọc hoặc nghe người khác kể lại thì có thể lấy làm kinh nghiệm được. Nhưng có những cái phải làm trực tiếp, tiếp xúc nhiều thì kinh nghiệm mới có. Mấy cái quản lý rủi ro này cũng vậy, vì quản lý rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào con người, mà con người thì lúc này lúc khác...
 
Bác nói sai rồi. Ví dụ như chuyện đang ồn ào là NH Phương Tây đang tăng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng lên 14%/năm. Dĩ nhiên ai cũng thấy bề nổi của tảng băng là lãi suất huy động cao quá và thế nào cũng bị NHNN "vịn" lại. Nhưng thật ra, vấn đề lại nằm ở chỗ lãi suất cho vay. Đối với các HĐTD đã ký khi đến kỳ điều chỉnh lãi suất sẽ áp dụng công thức lãi suất huy động cộng 1 biên độ nhất định. Rủi ro là ở chỗ này, nghĩa là khi lãi suất danh nghĩa (trần) thấp hơn lãi suất thực thì các NH sẽ bị lỗ "chổng cẳng". Vì vậy, khi xóa bỏ cơ chế trần thì các NH sẽ tăng lãi suất huy động lên nhằm tăng lãi suất cho vay đến mức kỳ vọng. Đây là bài học rút ra được từ những năm 2008, 2009 (khi đó, ngân hàng cho vay cũng đều lỗ).

Dân VN mình có cái dở là mình biết thì phải dấu làm của riêng, nên xét trên từng cá nhân thì dân VN mình không thua ai. Nhưng khi làm việc tập thể thì lại thua xa người khác.
 
Trong thời gian gần đây, mình nhận thấy các NHTM đã quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng (chứ không chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng như trước). Bằng chứng là trong quá trình tái cơ cấu, Khối QTRR (tên gọi ở các NHTM có thể khác nhau) đã được thành lập và dần có tiếng nói không kém các Khối kinh doanh.

Tuy nhiên, tài liệu về QTRR cũng những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nhất định. Mình không biết trên đây có ai đang công tác trong lĩnh vực này có thể chia sẻ kinh nghiệm để cùng học hỏi và cùng phát triển?

Theo một giáo viên người Đức (trước đây từng làm GĐ rủi ro cho ABM Amro) chia sẻ thì rủi ro ngân hàng được chia thành 04 mảng lớn:
1. Rủi ro tín dụng.
2. Rủi ro thị trường.
3. Rủi ro thanh khoản.
4. Rủi ro vận hành.


Đúng là tài liệu còn hạn chế nhiều lắm, nhất là RRTT và TK, động đến xác suất thống kế rất nhiều.
Mình đang mày mò học các kỹ thuật phân tích rủi ro sử dụng công cụ excel, sẽ sớm post bài trao đổi.

(Mình thấy trang www.giaiphapexcel.com có nhiều thứ để đọc hỗ trợ cho phân tích rủi ro đó, ai cần thì vào tham khảo nhé)
 
hy vọng anh em chia sẻ thêm vì mỗi người sẽ gặp những trường hợp khác nhau, điều quý báu là chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
 
Rủi ro trong hoạt động có thể đến từ những nguyên nhận trực tiếp hay gián tiếp; tuy nhiên, cách thức, phương pháp ở mỗi ngân hàng lại có sự khác biệt nhất định. Hãy nói về Hệ thống quản trị rủi ro ở Ngân hàng bạn xem sao? :D
 
NHNN đang soạn dự thảo hệ thống QLRR ngân hàng. Mình đã đọc dự thảo này, bạn nào quan tâm thì có thể lên trang SBV để xem. Dự thảo quy định khá đầy đủ về hệ thống qlrr và các loại rủi ro mà NH cần quản lý. Lâu nay, QLRR của các NH mỗi nơi làm theo một cách và có thể nói là còn chưa chú trọng một phần cũng do NHNN chưa có một quy định cụ thể để thống nhất thực hiện. Mình cho rằng, thông tư mới sẽ giúp thay đổi từ từ việc tổ chức QLRR của các NH và công tác QLRR sẽ được các NH tập trung đầu tư xây dựng bài bản hơn.
 
Back
Bên trên