Quan điểm khi thành lập công ty mua bán nợ: các bạn cùng vào bình luận cho vui.

  • Bắt đầu Bắt đầu CuWin
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

CuWin

Verified Banker
Theo quan điểm của mình hiện tại nếu Nhà nước mua lại nợ xấu (dĩ nhiên là nợ có TSBĐ nha, vì không phải cứ xử lý nợ là nợ nào cũng mua), chủ yếu là bất động sản sẽ giải quyết các vấn đề:

1. Lành mạnh hóa NH: có TSBĐ đã được công ty mua bán nợ mua để thu hồi vốn, hòan trích lập dự phòng (nếu có). Còn các khoản không có TSBĐ thì NH phải dùng trích lập xử lý ngay.

2. Cty mua bán nợ sẽ thành lập công ty con để thanh lý bất động sản đã mua: làm các công trình xã hội (trường học, bệnh viện, nhà mở, viện dưỡng lão, văn phòng cơ quan NN, ...) hoặc bán lại cho người có nhu cầu với giá hợp lý, chấp nhận được (vì mua nợ sẽ mua với giá hợp lý chứ không mua theo giá thị trường hay giá thế chấp), hoặc làm nhà cho thuê (các nước phát triển vẫn đang làm đấy).

3. Việc mua bán nợ sẽ làm cho TT BĐS ấm lại, do các BĐS đã được mua xử lý và sẽ đưa ra thị trường để kinh doanh, không bị tồn đọng hàng tồn kho và áp lực lãi vay nên tâm lý tiếp tục chờ giá giảm, và tâm lý neo giá của nhà đầu tư sẽ được cởi bỏ. Người có tiền và có nhu cầu mua nhà sẽ xác định thời điểm này là hợp lý nên sẽ bắt đầu mua thay vì gửi Ngân hàng chờ giảm giá. Như vậy một phần nợ xấu sẽ tiếp tục giải quyết. NH có thể tái tài trợ cho người mua để chuyển khoản nợ xấu kia thành nợ tốt (một công hai việc).

4. Về nguồn vốn: vì là mua lại nợ xấu của NH nên có thể phát hành trái phiếu cho chính các NH đó mua lại, LS dĩ nhiên là thấp hoặc dùng các nguồn khác chưa sử dụng để đưa vào. Dĩ nhiên là khó khăn nhưng công ty mua bán nợ hoạt động kinh doanh nên dĩ nhiên sau khi bán được tài sản sẽ thanh toán lại trái phiếu đó. Sẽ không có chuyện lấy tiền của dân đi xử lý nợ xấu đâu.

5. Công ty mua bán nợ đã mua các nợ xấu tồn đọng có TSBĐ, dĩ nhiên nợ xấu chỉ còn là các khoản tín chấp, các khoản có khả năng mất vốn vì không có TSBĐ: NH phải tự chịu trách nhiệm xử lý ngay bằng dùng trích lập dự phòng. Các khoản lỗ sẽ phân bổ hàng năm trong thời hạn bao nhiêu năm đó.

6. Kiểm soát chặt chẽ quy trình phân loại nợ kể từ khi lành mạnh hóa hệ thống để bảo đảm các khoản vay phát sinh.

7. Công ty mua bán nợ lúc này sẽ có 1 lượng lớn bất động sản trong tay. Có thể kiểm soát giá BĐS trên thị trường. Do đó cần kết hợp với các bộ ngành liên quan thành lập một tổ chức định giá tài sản độc lập, đưa ra khung giá hợp lý làm khung chuẩn cho các NH tham khảo để khi định giá cho vay không bị rủi ro. (có thể bán phần mềm hay thông tin định giá như CIC để có chi phí duy trì hoạt động).

8. ...

(chý kiến, quan điểm mọi người)

Những ý kiến trên chỉ là suy nghĩ cá nhân về lợi ích và những điều cần làm khi thành lập công ty Mua bán nợ của mình. Dĩ nhiên là mỗi người một quan điểm nên sẽ không ai giống ai.

Còn quan điểm các bạn thì thế nào? Ở đây mong các bạn chỉ cần nêu quan điểm mình ra, đừng bình luận quan điểm người khác là không làm được hay khó làm được. Vì ngày xưa khi 493 ra đời cũng có nhiều người phản đối nhưng cuối cùng nó lại có ích cho hệ thống NH.
 
Back
Bên trên