Quá hạn lãi có chuyển vào nhóm nợ quá hạn không?

  • Bắt đầu Bắt đầu TiVi
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

TiVi

Thành viên tích cực
Chào mọi người!
Mình có câu hỏi này mong mọi người giải đáp giùm mình nhé!

1. Nhóm nợ quá hạn có bao gồm nợ lãi không? hay chỉ là nợ gốc? Nếu 1 khách hàng quá hạn lãi (chưa quá hạn gốc) thì có bị chuyển món vay vào nhóm nợ quá hạn không?

2. Dư nợ bao gồm cả nợ quá hạn, vậy nợ quá hạn đó là nợ gốc thôi đúng ko?

3. Nợ xấu hạch toán nội bảng hay ngoại bảng? những trường hợp nào hạch toán ngoại bảng?

Trên đây là 1 số thắc mắc của mình, mong mọi người giúp đỡ! Cảm ơn mọi người nhiều.
 
mình nghĩ thế này:
ở câu 1, do lãi mà doanh nghiệp phải trả cũng là phần nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng và nó là căn cứ để ngân hàng dự đoán được DN có trả được nợ gốc hay không, nên nếu doanh nghiệp không trả được lãi hay nợ lãi thì các khoản vay đó đều cho vào nợ quá hạn (cái này bạn vào web NHNN nhé, có đầy đủ đó)
câu 2, mình nghĩ là dư nợ bao gồm cả nợ gốc và lãi bởi dư nợ là tổng số tiền mà doanh nghiệp nợ với ngân hàng, nếu doanh nghiệp chưa thanh toán tiền lãi thì dư nợ đó sẽ có cả lãi còn nếu đã thanh toán lãi thì dư nợ chỉ là nợ gốc thôi!
câu 3, mình nghĩ hạch toán ở ngoại bảng, bởi ngoại bảng là các chỉ tiêu cần chú ý xem xét, nếu hạch toán trong bảng có thể xẩy ra một số nhầm lẫn...
mọi người tham gia góp ý nhé!^^
 
1. Có chứ bạn. Nợ quá hạn kể cả nợ gốc và lãi mà
2. Câu này chả hiểu bạn mún nói j???
3. Khi dc xử lý rủi ro thì hạch toán ngoại bảng và sau này thu dc thì hạch toán vào lợi nhuận
 
Câu 3: NHTM hạch toán ngoại bảng Nợ xấu khi xác định nợ đó là khó đòi, khó được hoàn trả, lúc này NH sẽ thanh lý TSĐB hoặc trích dự phòng để bù đắp( trong TH k có TSĐB). Nợ xấu trong nội bảng sẽ mất và món nợ này được hạch toán ngoại bảng để theo dõi.
 
Theo mình thì:
1. Khi KH chậm trả gốc/ lãi hoặc có dấu hiệu không thanh toán được thì toàn bộ dư nợ hiện tại sẽ bị chuyển nhóm nợ và chỉ phần nợ gốc quá hạn mới bị coi là nợ quá hạn, và do đó dư nợ quá hạn chỉ là số nợ gốc quá hạn. số lãi chưa thu được sẽ theo dõi ngoại bảng (theo nguyên tắc thận trọng)
Nếu KH mới chỉ quá hạn trả lãi thì mình không biết đã chuyển nhóm nợ chưa???????
2. Dư nợ quá hạn là nợ gốc thôi (không lãi)
3. Nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5 vẫn được hạch toán nội bảng. chỉ khi xử lý TSĐB và dùng dự phòng thì nợ quá hạn mới phải theo dõi ngoại bàng, TK 971 (lúc này xóa nợ gốc đang được theo dõi nội bảng, phần lãi vẫn tiếp tục theo dõi ngoại bảng)
mình nghĩ câu hỏi chưa chưa rõ ràng về khái niệm nợ quá hạn và chuyển nhóm nợ
 
1. Lãi hay vốn trễ 1 ngày thì cũng quá hạn, nhưng đến ngày thứ 10 kể từ ngày trể nếu khách hàng không đến thanh toán thì mới chuyển sang nhóm 2 (tất cả các hồ sơ vay vốn của khách hàng) theo quy định 493 và quy định 18 sửa đổi bổ sung cho 493.
2. Dư nợ là nợ gốc
3. Nợ xấu theo bạn hỏi là nợ thế nào? Câu hỏi này hơi chung chung. NHNN phân nợ ra thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn (thời gian trễ vốn, lãi dưới 10 ngày)
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (trễ từ 10 - 90 ngày)
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (trễ từ 90 - 180 ngày)
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (trễ từ 180 - 360 ngày)
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (trên 360 ngày)
Tùy tình hình thực tế tiếp xúc với khách hàng mà đơn vị kinh doanh sẽ đề nghị xuất ngoại bảng hay đề xuất phương án xử lý tài sản cho hợp đồng quá hạn. Nợ còn nằm trong nhóm 1 - 5 thì vẫn nằm trong bảng Cân đối kế toán. Nợ ngoại bảng thì được hạch toán vào chi phí khi nào thu được thì sẽ được tính vào thu nhập.
 
1. Lãi hay vốn trễ 1 ngày thì cũng quá hạn, nhưng đến ngày thứ 10 kể từ ngày trể nếu khách hàng không đến thanh toán thì mới chuyển sang nhóm 2 (tất cả các hồ sơ vay vốn của khách hàng) theo quy định 493 và quy định 18 sửa đổi bổ sung cho 493.
2. Dư nợ là nợ gốc
3. Nợ xấu theo bạn hỏi là nợ thế nào? Câu hỏi này hơi chung chung. NHNN phân nợ ra thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn (thời gian trễ vốn, lãi dưới 10 ngày)
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (trễ từ 10 - 90 ngày)
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (trễ từ 90 - 180 ngày)
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (trễ từ 180 - 360 ngày)
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (trên 360 ngày)
Tùy tình hình thực tế tiếp xúc với khách hàng mà đơn vị kinh doanh sẽ đề nghị xuất ngoại bảng hay đề xuất phương án xử lý tài sản cho hợp đồng quá hạn. Nợ còn nằm trong nhóm 1 - 5 thì vẫn nằm trong bảng Cân đối kế toán. Nợ ngoại bảng thì được hạch toán vào chi phí khi nào thu được thì sẽ được tính vào thu nhập.
thông tin của bạn này đưa ra về phân loại nhóm nợ chuẩn. Tất cả đều dựa trên quyết định 493 của ngân hàng nhà nc , mình sẽ gửi file cho bạn chủ top tham khảo. tuy nhiên khi đã chuyển nhóm vs món vay thì tất cả các khoản nợ đều bị hạch toán ngoại bảng hết, điều này ảnh hưởng đến doanh thu. do đó việc phân loại nhóm nợ ở nhiều ngân hàng chỉ mang tính tương đối vì 1 số điều khó nói. hehe
 
Phân loại nợ theo 493 hiện nay theo hai cách: định tính và định lượng tương ứng điều 6 và điều 7 của QĐ 493. ĐỊnh tính sẽ dựa vào hệ thống xếp hạng td nội bộ của mỗi NH, định lượng theo điều 6 dựa vào trạng thái nợ của khoản vay
Theo 1627 thì quá hạn nào cũng là quá hạn (gốc lãi). Nếu chỉ nói quá hạn gốc là sai
 
t tưởng quy định mới nhất về phân loại nợ làthong tư15/2010/TT-NHNN chứ nhỉ?
sao mọi người cứ dụng theo 493 vậy
 
Back
Bên trên