Phương pháp tính lãi hiện nay tại các ngân hàng

Lee Sung Jin

Thành viên
Các anh chị cho e hỏi cho lãi tính theo dư nợ giảm dần và lãi tính theo pp hiện giá (trả đều vốn gốc + lãi hằng tháng) thì cái nào hay đk ngân hàng áp dụng hơn? Cái nào lãi suất thực sẽ cao hơn ? và các cách tính lãi này sẽ áp dụng với doanh nghiệp và khoản vay có đặc điểm như thế nào>? Thanks mọi người nhiều ạ!!!!!!!!!!!!!! Em đang làm tiểu luận về thực trạng tại các ngân hàng , lí thuyết thì áp dụng cả 3pp nhưng thực tế các ngân hàng dành cách tính khác nhau cho các đối tg và khoản vay khác nhau đúng k ạ
 
Các anh chị cho e hỏi cho lãi tính theo dư nợ giảm dần và lãi tính theo pp hiện giá (trả đều vốn gốc + lãi hằng tháng) thì cái nào hay đk ngân hàng áp dụng hơn? Cái nào lãi suất thực sẽ cao hơn ? và các cách tính lãi này sẽ áp dụng với doanh nghiệp và khoản vay có đặc điểm như thế nào>? Thanks mọi người nhiều ạ!!!!!!!!!!!!!! Em đang làm tiểu luận về thực trạng tại các ngân hàng , lí thuyết thì áp dụng cả 3pp nhưng thực tế các ngân hàng dành cách tính khác nhau cho các đối tg và khoản vay khác nhau đúng k ạ
bạn đang làm tiểu luận thì chắc cũng nắm vững về vấn đề này rồi, học thế nào thì ngoài làm như thế: vay từng lần và dự án thì tính theo dự nợ giảm dần, còn vay trả góp thì tính theo niên kim cố định ( không tính theo chia gốc đều từng kỳ) - vietinbank là như thế
 
Cái nào cũng áp dụng hết, tùy theo loại hình vay mà áp dụng. Phổ biến là trả lãi theo dư nợ còn lại, còn hình thức trả gốc+lãi đều hàng tháng là hình thức trả góp, thường áp dụng đối với các món vay tín chấp có giá trị rất nhỏ.

Còn lãi suất thực cái nào cao hơn thì tất nhiên là trả góp sẽ cao hơn rồi, cứ làm một phép tính rất đơn giản là thấy ngay thôi. Nhưng do các khoản vay giá trị rất nhỏ thì chênh lệch lãi suất là gần như không đáng kể, nếu tính lãi theo dư nợ giảm dần thì số rất lẻ, lằng nhằng và khó thu nên áp dụng lãi suất trên dư nợ cố định sẽ dễ hơn nhiều.
 
Không hẳn là thế ạ, e chỉ học đơn giản 3 cách : Lãi tính trên dư nợ giảm dần, lãi tính trên vốn gốc hoàn trả và theo pp hiện giá, nhưng e nghĩ là còn tùy vào khách hàng.Nếu theo những gì e học thì bài tiểu luận của em đk nửa trang :9 Em không biết thêm kiểu gì để nói lên cơ chế xđ số tiền trả định kì, e nghĩ pp tính lãi giống nhau thì số tiền trả nợ khác nhau do thời gian phân bổ nợ và thời gian trả lãi khác nhau , còn kì hạn trả nợ và lãi là tùy vào chính sách tín dụng à NH dành cho KH (tiềm năng, thân quen...),chinh sách tín dụng (ưu đãi nghành nghề nào), dòng tiền khách hàng , vòng quay vốn lưu động, chu kì sxkd....nhưng k biết áp dụng cái này để đưa ra kì hạn trả nợ và lãi, v thế nào ;9 ví dụ như chu kì sản xuất kinh doanh là 2 tháng thì có phải là nên áp dụng kì trả nợ là theo quý (3 tháng/ lần) không :) ĐÓ là cách suy diến của em chứ e chưa hỏi đk ai về vấn đề này cả
 
Chẳng có đến mức phức tạp như vậy, em phải hiểu là cách tính toán mà trong quá trình giảng dạy là để ngân hàng tối ưu hóa được lợi nhuận đạt được chứ không phải là để đưa cho khách hàng tính. NH sẽ dựa trên việc tính toán cân đối nguồn vốn của mình để tạo ra từng nhóm sản phẩm riêng biệt với cách tính làm sao cho KH dễ hiểu nhất mà vẫn đảm bảo là có lợi cho NH.

Bao giờ các ngân hàng cũng đưa ra từng sản phẩm cụ thể cho khách hàng lựa chọn tùy theo từng nhóm đối tượng KH cụ thể và mỗi sản phẩm đều có nhiều lựa chọn về kỳ hạn, thời gian, thậm chí là nhóm lãi suất. Nói chung là cái gì cũng có thỏa thuận giữa NH & KH hết, miễn là trong khuôn khổ chương trình vay mà NH đưa ra cho KH lựa chọn, cái đó người ta gọi là "Hợp đồng tín dụng" đó.

Em đừng có tính toán máy móc theo sách vở quá, sẽ tự làm khó bản thân. Tốt nhất là nên mượn 1 số sản phẩm cho vay cụ thể của từng ngân hàng kèm theo các điều kiện cho vay và cách tính toán cụ thể để tham khảo, có như vậy thì mới hiểu được. Bởi vì: Giữa NH & KH bao giờ cũng có thỏa thuận. :))
 
Thế này thì cô giáo em là khó sinh viên quá rồi, vì có đời nào ngân hàng share HĐ tín dụng :)) a Thảo có nick FB or gmail không, trao đổi vs em đk k ạ ;))
 
Thế này thì cô giáo em là khó sinh viên quá rồi, vì có đời nào ngân hàng share HĐ tín dụng :)) a Thảo có nick FB or gmail không, trao đổi vs em đk k ạ ;))

Để a chỉ cho e cách này, e cứ lân la hỏi mấy người có nick màu cam trên diễn đàn là thế nào cũng có người gửi cho, a thì yêu công việc hiện tại lắm cho nên hok dám share, thông cảm. ;))
 
e có yêu cầu shaRE cái gì đâu anh :)))) , e chỉ hỏi những gì trong phạm vi cho phép, nếu a ngại cũng đk, k sao chứ e lân la hỏi nhiều rồi, bây h cái e cần là năng lực chém gió siêu cấp để lừa cô giáo là GĐ doanh nghiệp đã từng đi vay vốn nhiều ngân hàng lớn, hi hi b-(
 
Về vấn đề này, mình cũng xin trao đổi một số ý kiến:
- Việc thiết kế các sản phẩm trong đó có cách thức tính lãi phụ thuộc nhiều vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
- Bên cạnh đó đưa ra nhiều hình thức tính lãi chủ yếu để thể hiện với nhu cầu như thế nào, ngân hàng cũng có thể đáp ứng được.
- Còn hình thức nào, thì lãi suất thực tế nhiều hơn, còn phụ thuộc vào mức lãi suất đưa ra và bình quân lãi suất áp dụng trên thị trường và mức merzin ngân hàng dự tính ở mỗi hình thức(Có thể liên quan tới cân đối vốn và sử dụng vốn, chính sách tín dụng mà ngân hàng đưa ra trong từng thời kỳ,,.,..)
Một ví dụ đơn giản: Hiện tại mình đang công tác bên Lào, đối với người Lào đưa ra sản phẩm càng đơn giản càng tốt và không cần tính toàn giảm lãi hay tăng lãi như thế nào. nhưng cứ mỗi tháng tôi trả 1 mức cố định là tôi thích. Vì thế, sản phẩm cho vay mua ô tô bọn a phát triển bằng hình thức trả gốc và lãi với một mức cố định, dù tính thực tế, lãi của nó có thể rất cao. Còn ở Vn, trình độ dân trí cũng cao hơn, nên việc tính toán lãi thực tốt hơn, nên việc sử dụng hình thức tính lãi nào chủ yếu là dựa vào nhu cầu khách hàng muốn trả gốc kiểu gì và dòng tiền khách hàng về như thế nào để áp dụng cho phù hợp thôi
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,533
Thành viên mới nhất
dongthunggo
Back
Bên trên