Phương pháp quản lý các nhân viên "có vấn đề" không tập trung vào công việc.

  • Bắt đầu Bắt đầu ttvt
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

ttvt

Thành viên tích cực
[FONT=&amp]Ngày nào anh ta cũng đi làm muộn, tán chuyện với đồng nghiệp liên tục trong giờ làm việc. Rõ ràng, anh ta điển hình cho kiểu nhân viên "có vấn đề", luôn khiến các sếp đau đầu. [/FONT]
[FONT=&amp]Bước đầu tiên để đối phó với một nhân viên “có vấn đề” là nhận ra các rắc rối của anh ta. Những nhân viên này có thể thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc, cũng có thể anh ta đang có sự xung khắc, bất đồng với các nhân viên khác hay với ban lãnh đạo. Cũng có thể anh ta coi thường các chính sách của công ty…[/FONT]
[FONT=&amp]Một cuộc nói chuyện thân mật và đơn giản với nhân viên sẽ giúp bạn hoá giải các vấn đề phát sinh, chẳng hạn như việc nhân viên thỉnh thoảng đi làm muộn, hay có một hành vi không thích hợp…. [/FONT]
[FONT=&amp]Có hai cách hành động mà bạn có thể áp dụng đối với một nhân viên “có vấn đề”. Cách đầu tiên và cũng là cách thức hiển nhiên nhất là đưa nhân viên đó đi vào nề nếp, kỷ luật. Có thể đưa ra những cảnh báo bằng văn bản, phân công nhiệm vụ khác, hay điều động sang bộ phận khác. Hành động này thích hợp với những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. [/FONT]
[FONT=&amp]Sự lựa chọn thứ hai đó là huấn luyện và giáo dục. Phương pháp này thường là sự lựa chọn tối ưu đối với những vi phạm lần đầu, khi hiệu quả công việc không như mong muốn, hay các nhân viên thực thi nhiệm vụ thiếu tính chuyên nghiệp.[/FONT]
[FONT=&amp]Việc huấn luyện đòi hỏi nhà quản lý làm việc trực tiếp với các nhân viên đó, hoặc phân công một nhân viên khác giúp họ khắc phục những khiếm khuyết. Còn giáo dục là đưa ra cho nhân viên những ý kiến phản hồi và giải pháp giúp cải thiện công việc của họ. Nhìn chung, cả huấn luyện lẫn giáo dục đều đòi hỏi tính kiên nhẫn và thời gian của nhà quản lý, nhưng kết quả mà nó mang lại là giúp giải quyết các vấn đề, khúc mắc đang tồn tại.[/FONT]
[FONT=&amp]"Tuỳ cơ mà ứng biến" với từng trường hợp cụ thể sau đây:[/FONT]
[FONT=&amp]1. Làm việc thiếu hiệu quả.[/FONT][FONT=&amp] Nguyên nhân thực sự của việc hoạt động thiếu hiệu quả không phải lúc nào cũng là do nhân viên không có đủ kỹ năng cần thiết. Sự thiếu tổ chức một cách khoa học, hay tính cách tuỳ tiện cũng có thể là lí do. Thông thường, những thói quen này có thể được chỉnh sửa bằng sự hướng dẫn, chỉ bảo thích hợp. Nếu khó khăn của nhân viên bắt nguồn từ việc họ thiếu các kỹ năng chuyên môn cần thiết, thì bạn cần quan tâm đến việc đào tạo và huấn luyện.[/FONT]
[FONT=&amp]2. Không tương thích với công việc. [/FONT][FONT=&amp]Trong một số trường hợp, vấn đề của nhân viên có thể phát sinh do các kỹ năng của họ không phù hợp với nhiệm vụ được phân công hay các công việc thường nhật. Lúc này, bạn nên tổ chức những khoá học bổ sung. Bạn cũng có thể phân công nhiệm vụ khác cho nhân viên, và đây xem ra là sự lựa chọn thích hợp nhất. [/FONT]
[FONT=&amp]3. Tuỳ tiện trong công việc. [/FONT][FONT=&amp]Khi bạn để ý thấy một nhân viên phạm phải sai lầm, hãy chỉ ra các lỗi đó và giám sát công việc của họ kỹ lưỡng hơn. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục lặp lại, bạn hãy nói chuyện với nhân viên và chỉ ra các sai sót điển hình và nghiêm trọng nhất trong công việc của họ. Tuy nhiên, bạn cần phải luôn biểu lộ một thái độ thiện chí. Chắc hẳn bạn không muốn mắng mỏ nhân viên, mà bạn muốn đưa ra những phê bình mang tính xây dựng.[/FONT]
[FONT=&amp]4. Hành vi và thái độ phá quấy.[/FONT][FONT=&amp] Hãy cố gắng để nhân viên đứng về phía bạn. Đưa nhân viên ra ngoài dùng bữa trưa hay uống một tách cà phê, nhân đó tạo cho nhân viên này cơ hội để bộc lộ hết suy nghĩ và lo lắng của mình về những điều đang gây rắc rối cho họ, làm cho họ không thể thực thi công việc theo yêu cầu. Lí do có thể là vấn đề cá nhân hay cảm giác tự ti vì nhân viên này cho rằng mình không được coi trọng trong công ty. [/FONT]
[FONT=&amp]Nếu vấn đề thực sự nghiêm trọng, bạn hãy tổ chức một cuộc họp kín với nhân viên và cho họ thấy những bằng chứng về thái độ, hành vi sai trái của họ. Sau đó, thảo luận về những hệ quả mà họ có thể phải đối mặt như chịu trách nhiệm hành chính, giáng cấp hay sa thải, nếu anh ta không chịu thay đổi và mọi việc vẫn tiếp diễn như trước. [/FONT]
[FONT=&amp]Nhân viên thường quan tâm đến các cảnh báo bằng văn bản với thái độ nghiêm túc hơn là những khiển trách bằng lời nói. Việc xây dựng một hệ thống văn bản giấy tờ lưu giữ các vấn đề và sự kiện, vì thế, vô cùng thiết yếu, đặc biệt khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng được thêm và quyết định… sa thải nhân viên. [/FONT]
[FONT=&amp]Theo [FONT=&amp]Bwportal[/FONT][/FONT]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên