Phát biểu gây sốc của thuyền trưởng ngân hàng Việt Nam- Dân gửi Tiền tiết kiệm để làm gì?

viecthat

Verified Banker
Dân gửi tiền tiết kiệm để làm gì? (Phapluattp.vn): Trả lời báo chí, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình có một phát biểu gây “sốc” khi khẳng định sẽ “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương” bởi ông cho rằng đó là điều “vô lý”. Theo lý lẽ của người đứng đầu cơ quan quản lý tiền tệ thì “ở các nước người dân mở tài khoản, ngân hàng giữ hộ tiền, (chứ) ngân hàng không phải là kênh đầu tư… Nếu người dân muốn kinh doanh vốn, phải đầu tư ở thị trường chứng khoán”. (Bằng Lĩnh)

%%-
Tôi thì hoàn toàn đồng ý với chính sách lãi suất không cần phải thực dương.
 
Điều này thì có gì sai mà phải đặt cái tiêu đề giật gân vậy?
 
Gửi tiết kiệm là để tiết kiệm tiền chứ phải để đầu tư đâu.

Lựa chọn bỏ lợn với lãi suất 0% tính ra còn lỗ hơn nhiều so với gửi Ngân hàng.
 
điều này là đúng chứ giật gân cái gì nữa ,
bên chứng khoán cũng đang bắt đầu được chú ý vì nhà nước đã có một vài sự ưu đãi đặc bệt về thuế để thúc đẩy thj trừong chứng khoán đi lên.
 
bên nước ngoài ngân hàng chủ yếu giữ hộ tiền nên ng ta hay gọi là nhà băng. Nhưng nước mình thì khác,vừa kết hợp tiết kiệm vừa đầu tư cũng đc,chả sao cả,nước mình khác nước ngoài khác,miễn sao có lợi cho người dân-có lợi cho nền kinh tế là được. Ai cũng ôm tiền ở nhà thì có phải lãng phí ko?
 
Mình thì nghĩ nước mình đâu giống nước họ, mức độ am hiểu về thị trường chứng khoán của số đông người dân còn hạn chế, thị trường chứng khoán của mình cũng ko như họ, áp dụng thế có ổn không nhỉ? Mình thấy khá nhiều các bác về hưu có thói quen gửi tiền tiết kiệm, giờ mà thay đổi, các bác ý chơi chứng khoán thì sao nhỉ, hihi, :) :) :) khéo mà các bác ý sẽ lựa chọn giải pháp là rót vốn vào vàng, thế thì khoản tiền này nằm im lìm trong tủ, lãng phí ghê
 
ngon rồi , sếp trưởng ngành ngân hàng phát biểu như thế này thì không biết mấy năm nữa VN nó thành ra cái quái gì nhỉ
 
theo tớ nhớ thì lãi suất thực được tính gần đúng như sau:
LS thực = LS tiền gửi – Lạm phát
Nếu theo ông Bình, LS thực không cần pải dương thế hóa ra LS tiền gửi < tỉ lệ lạm phát . mà như thế thì người dân gửi tiền sẽ bị lỗ theo thời gian chứ đừng nói đến hòa vốn hay lãi.
Mặt khác, ng dân VN ko pải ai cũng đủ kiến thức để tham gia thị trường CK 1 cách chuyên nghiệp. Đại bộ phận gửi tiền vào ngân hàng là để tiết kiệm, đồng thời cũng là 1 kênh đầu tư an toàn để tránh “ mất giá nội tệ”.
Vậy trong tương lại, ng dân ko mún gửi tiền vào NH nữa thì:
- Tất cả sẽ chuyển sang đầu tư CK, vàng, ngoại tệ, BĐS …liệu có hiệu quả?
- Ko có tiền gửi , NH sẽ mất đi 1 phần lớn tiền để kinh doanh và thực hiện chức năng thanh toán ?
- …..
 
Thống Đốc đã cải chính thông tin

http://vneconomy.vn/20110824093410484p0c6/lai-suat-thuc-duong-khi-thong-doc-cai-chinh.htm


Lãi suất thực dương: Khi Thống đốc cải chính


Tuần trước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu trên một tờ báo, “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương”, và “trong điều kiện bình thường, không nhất thiết lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát”.

Cho rằng “do diễn đạt chưa chuẩn”, nên nhà báo đã đăng tải sai ý trong vấn đề “lãi suất thực dương”, tại cuộc giao ban báo chí ngày 23/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcđã cải chính lại nội dung trên.

Cải chính hay phân bua thật cần thiết khi bị hiểu nhầm hoặc lỡ lời, nhưng điều nhiều doanh nghiệp cần hơn lúc này là tính khả thi của lời tuyên bố của Thống đốc: lãi suất giảm xuống 17 - 19%/năm vào tháng 9 tới. Và, thị trường đang nín thở chờ đợi.

Tại sao lãi suất phải thực dương?

Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh (hiện công tác tại Bộ Tài chính) nói: “Khi tôi đọc thấy tuyên bố: không thể có nguyên tắc lãi suất thực dương, tôi rất sốc. Ngân hàng là trung gian tài chính mà ở đó, họ thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, sau đó cho vay những ai cần; thực hiện chức năng phân phối nguồn vốn từ tiết kiệm đến đầu tư. Không thể lập luận, “người dân gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng giữ hộ thôi, còn muốn tốt hơn thì đi kinh doanh”.

Tại sao lãi suất phải thực dương? Trao đổi với người viết, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nói: “Tôi hy vọng đến tháng 9/2011 lãi suất sẽ giảm. Vài tuần qua, lãi vay đã giảm vài phần trăm, nhất là ở các ngân hàng lớn. Cơ sở ở đây là lạm phát tính theo tháng đang có xu hướng giảm dần”. Điều này cho thấy, muốn giảm lãi suất thì phải kéo lạm phát xuống. Khi đó, lãi suất tiền gửi hạ theo, nhờ đó có thể giảm lãi suất tiền vay. Như vậy, giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ rất chặt chẽ.

Cùng quan điểm với ông Nghĩa, ông Ánh cho rằng, nếu không đảm bảo lãi suất thực dương hoặc để thực âm quá cao thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa, họ sẽ xoay sang làm việc khác.

Lúc đó, sẽ xảy ra hai câu chuyện: đầu tiên là không chống được lạm phát do tiền nằm ngoài hệ thống ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước không thể điều hòa, kiểm soát được dòng tiền để thực thi các mục tiêu của mình. Thứ hai, tổ chức tín dụng sẽ không thực hiện được chức năng đưa dòng tiền từ tiết kiệm đến đầu tư, không thể cấp tín dụng ra nền kinh tế.


Thách thức hạ lãi suất

Cùng với câu chuyện “diễn đạt chưa chuẩn” trong vấn đề lãi suất thực dương, Thống đốc cũng nêu quyết tâm: bằng cả gói chính sách, từ tháng 9/2011, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa lãi suất tiền vay trở về 17% - 19%/năm.

Trong bối cảnh ròng rã hơn nửa năm thực hiện Nghị quyết 11, nền kinh tế phải chịu đựng chính sách tiền tệ khắc khổ, doanh nghiệp và người dân phải vay sản xuất lãi suất tới 22% - 23,5%/năm, thậm chí hơn; vay tiêu dùng từ 27% - 28%/năm, nên khi nghe tin người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp “lãi vay giảm còn 17% - 19%”, đã khiến doanh nghiệp nô nức đón nhận và đếm từng ngày.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây, là liệu lãi suất có thể giảm xuống mức 17% - 19% như mong muốn của Thống đốc?

Theo ông Ánh, muốn giảm lãi suất thì phải giải quyết xong bài toán kiềm chế lạm phát. Ông Lê Xuân Nghĩa cũng nhận định: “Lạm phát tính theo năm vẫn còn cao, ở mức trên 20%”.

Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, mặc dù lạm phát có tháng tăng, tháng giảm nhưng nhìn vào biểu đồ, diễn biến CPI vẫn theo xu hướng rất phức tạp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, so sánh tháng sau với tháng trước, từ tháng 1 đến tháng 7, CPI tăng lần lượt: 1,74% - 2,09% - 2,17% - 3,32% - 2,21% - 1,09% - 1,17%. Còn so tháng 7 với tháng 12/2010 thì CPI tăng 14,61%; so với cùng kỳ năm trước tăng 22,16%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân bảy tháng năm nay so với bình quân cùng kỳ năm 2010 tăng 16,89%.

Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Nghị quyết 11 là kiềm chế lạm phát và hai công cụ để thực hiện mục tiêu này là thắt chặt tiền tệ và thu hẹp quy mô tài khóa. Theo phân tích của ông Ánh, việc thắt chặt tiền tệ từ đầu năm đến nay nếu nhìn từ tốc độ tăng huy động vốn và cho vay thì đang có vấn đề. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng huy động vốn chưa đến 4% nhưng tốc độ tăng tín dụng lên tới 7,5%.

Như vậy, xét theo số tương đối thì dòng tiền ra đang lớn hơn dòng tiền vào. Điều này rất đáng lưu ý vì để chống lạm phát thì phải đẩy lãi suất cao để hạn chế cung tín dụng và hút tiền về nhưng xem ra, mục tiêu này không đạt.

Trong khi đó, để thu hẹp quy mô kênh tài khóa, các bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm, giãn đầu tư, không ứng trước vốn ngân sách năm sau vào năm nay ước 80 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này được nhiều chuyên gia cho là “không thấm vào đâu” so với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Thứ hai, một mâu thuẫn khác mà nếu nhìn qua rất khó thấy, đó là việc Ngân hàng Nhà nước “phấn đấu” tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt mục tiêu dưới 20% với việc kiềm chế lạm phát.

Tính đến hết tháng 7/2011, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 7,5%, dư địa còn ít nhất trên 12%. Vì thế, từ nay đến hết năm, để mức tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu dưới 20%, Ngân hàng Nhà nước tiến hành bằng nhiều cách khác nhau như “tăng dự trữ bắt buộc”, “phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước” với lãi suất phù hợp cho tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước mua vốn; sau đó dùng nguồn vốn này tái cấp vốn cho các ngân hàng thiếu vốn nhưng thừa dư địa tăng tín dụng. Biện pháp trung hòa này nhằm đảm bảo vốn cho nền kinh tế theo mục tiêu đặt ra; đồng thời góp phần kéo lãi suất tiền vay xuống, bởi lẽ, cung tín dụng càng nhỏ, cầu tín dụng càng lớn thì lãi suất vay càng cao.

Vấn đề ở đây là: với mức tăng tín dụng 7,5% mà lạm phát vẫn tiếp tục phi mã, vậy nếu mức tăng này tới 20% thì tác động tới lạm phát ở mức nào? Khi lạm phát vẫn cao thì Ngân hàng Nhà nước có thể hạ được lãi suất không?

Hơn nữa, những đơn vị trong diện phải tăng tín dụng cho đủ chỉ tiêu chính là 5 ngân hàng thương mại nhà nước, vốn chiếm tới 55% thị phần. Hiện tại, mức tăng của 5 đơn vị này rất èo uột, có đơn vị tăng trưởng âm. Vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ mua bao nhiêu vốn ở các tổ chức tín dụng dư thừa vốn để “tái cấp vốn” cho 5 ông lớn này? Lãi suất là bao nhiêu để bên bán không cảm thấy hơn thiệt và so bì với lạm phát?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,473
Thành viên mới nhất
ngoctraisonglon
Back
Bên trên